Thông tin về rau diếp cá có thể bạn chưa biết?!

Tác giả: huyenngoc Đăng ngày: 16/01/2022 Lần cập nhập cuối: 26/01/2022

Cũng giống như các loại rau ngải cứu, lá lốt,… rau diếp cá cũng là một loại rau mọc dại trên khắp các làng quê Việt Nam, và còn có công dụng tuyệt vời như một loại thuốc và cũng là một loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa cơm gia đình, ăn như một loại rau sống. Vậy uống nước rau diếp cá có tác dụng gì? Uống mỗi ngày loại nước uống ấy có tốt không? Hãy cùng nuocdiengiai.com tìm hiểu nhé!

1.Thông tin về rau diếp cá có thể bạn chưa biết

Rau diếp cá là gì?

Cây diếp cá có tên khoa học là Houttuynia cordata, và cây diếp cá được phân bổ khắp các lục địa châu Á, có nguồn gốc từ các nước thuộc khu vực miền Nam Trung Quốc, Đông Nam Á, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Ngoài ra, diếp cá cũng được biết đến với tên gọi khác là dấp cá, lá giấp, rau giấp, ngải cá, lá tim, đuôi thằn lằn hoặc cây tắc kè hoa và bạch tật lê.

Đặc tính của diếp cá là cây thân thảo, mọc quanh năm với chiều cao phát triển từ 0.5 – 1m đồng thời có thân màu lục hoặc tím đỏ. Cây thường sống ở những nơi ẩm ướt, dễ trồng và lan ra rất nhanh. Phần lá có hình trái tim, dài khoảng 65mm. Khi vò hoặc nhai thử sẽ ngửi thấy mùi tanh như mùi cá. Hoa diếp cá nhỏ, màu trắng, mọc thành chùm và nhụy hoa có màu vàng lục. Vị bùi bùi, chua chua tạo nên hương vi khó quên khi lần đầu thưởng thức.

Trong loại rau này có chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể, có nhiều giá trị y học như: vitamin A, vitamin B, sắt, protein, canxi và các hoạt chất có lợi cho sức khỏe: reynountrin, hoạt chất methyl-n-Nonykelton, isoquercitrin, hoạt chất canxi sulfat, thành phần acid oleic và canxi clorid. Cùng với thành phần hóa học: quercetin, limonene, hyperin, myrcene, rutin, acid capric,…

Tại Việt Nam, rau diếp cá là một loại rau phổ biến, thường được ăn kèm như một loại rau sống với các món ăn khác. Ngoài ra, cây còn dùng để giã lấy nước uống để thanh lọc cơ thể.

2.Nước uống rau diếp cá có tác dụng gì?

Uống nước rau diếp cá có tác dụng gì?

Nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh, bên trong diếp cá còn chứa hàm lượng lớn tinh dầu có khả năng sát khuẩn và tiêu viêm, rất thích hợp sử dụng để điều trị các bệnh như tiểu đường, bệnh viêm nhiễm, táo bón,… Với lượng chất xơ nhiều bên trong loại rau này còn có khả năng làm mềm phân, hỗ trợ đẩy lùi chứng táo bón và nhiễm khuẩn đường ruột.

Xem thêm: lá đinh lăng, nước gạo rangnhững thực phẩm tốt cho sức khỏe

Chữa táo bón hiệu quả

Táo bón khiến người bệnh cảm thấy khó khăn trong việc đi đại tiện, phân tích tụ trong trực tràng lâu ngày dễ khiến cơ thể nhiễm độc và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày. Tận dụng các loại “thần dược” quen thuộc, vừa rẻ vừa dễ kiếm để cải thiện triệu chứng của bệnh sẽ giúp việc đi tiêu diễn ra dễ dàng hơn, đây là phương pháp an toàn được ông cha ta bao đời nay dùng và truyền lại cho các thế hệ au này,

Uống nước diếp cá tươi là phương thuốc chữa táo bón mang lại hiệu quả cao và được nhiều người áp dụng thành công tại nhà. Nếu có thời gian rảnh bạn nên chuẩn bị nước ép diếp cá tươi để uống thay cho nước lọc mỗi ngày,  bạn cũng có thể dùng rau diếp cá khô sắc lấy nước để uống trọng trường hợp bận rộn không có thời gian chuẩn bị. Dưới đây là cách làm loại nước đơn giản tại nhà:

Cách làm:

Rửa sạch rau diếp cá tươi, sau đó ngâm nước muối, làm cho ráo nước.

Cho rau vào máy xay sinh tố, lọc kĩ lấy nước cốt.

Dùng loại nước này mỗi ngày từ 1 – 2 lần tùy tình trạng táo bón sẽ giúp nhuận tràng khá hiệu quả. Tuy nhiên, diếp cá có mùi tanh nồng khá khó ăn nên bạn có thể kết hợp nước uống này với một loại nước uống khác hay ăn kèm một loại trái cây nào đó, sẽ giúp dê uống hơn.

Làm đẹp da

Tinh dầu từ loại rau này có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất hiệu quả, có công dụng hữu hiệu trong điều trị các nốt mụn sưng viêm. Quercitrin và Isoquercitrin có trong thành phần của rau má có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cân bằng nhiệt độ trong cơ thể. Những chất độc, cặn bã dưa thừa bên trong cơ thể sẽ được thải ra ngoài, thanh lọc từ bên trong giúp da bạn trở nên sáng đẹp, mịn màng và khỏe mạnh hơn.

Diếp cá tươi còn chứa 1 lượng lớn vitamin A và dưỡng chất beta-carotene có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn mạnh nên hỗ trợ giảm sưng mụn nhanh chóng, còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng, đàn hồi và duy trì khả năng chống lại các tác nhân gây hại cho làn da; giúp da săn chắc, điều tiết da nhờn;làm mịn da; dưỡng trắng da.

Sử dụng rau diếp cá hàng ngày quả thực là phương pháp lành tính, an toàn nhất dành cho da mặt, hiện nay trên thị trường làm đẹp xuất hiện không ít sản phẩm lành tính từ loại rau này với mức giá cao. Vậy tại sao chúng ta không tận dụng loại rau thần dược ngay trong vườn nhà?

Có lợi cho phụ nữ

Chị em phụ nữ trong những ngày đến kỳ kinh nguyệt nên sử dụng rau diếp cá thường xuyên, bởi chất sắt có trong loại rau này sẽ giúp cơ thể được bổ sung lượng sắt cần thiết do mất máu, giúp thông máu kinh và điều kinh hiệu quả.

Thêm nữa, kali có trong lá diếp cá còn giúp giảm các triệu chứng đau bụng kinh, nhức mỏi,…

Như vậy, tiêu thụ sản phẩm từ rau diếp cá trong những ngày “đèn đỏ”, sẽ hỗ trợ làm giảm các triệu chứng kinh nguyệt và hạn chế sử dụng các loại thuốc Tây có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của phụ nữ.

Xem thêm: trà sữa chân trâu

3.Uống rau diếp cá mỗi ngày có tốt không?

Bên cạnh những tác dụng hiệu quả  của rau diếp cá có thể giúp cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe xấu. Vậy uống rau diếp cá hàng ngày có tốt không? Hiện chưa có bằng chứng khoa học nào để trả lời cho vấn đề ăn nhiều rau diếp cá có tốt không?

Tuy nhiên, rau diếp cá là loại thực phẩm có tính hàn. Trong bữa ăn hàng ngày, rau diếp cá thường được sử dụng cùng với các loại rau thơm khác… Đây là thói quen có lợi cho sức khỏe và các tác dụng phụ của loại rau này rất hiếm gặp.

Nhưng cũng giống với các loại rau thơm được sử dụng hàng ngày khác, người dùng nên sử dụng rau diếp cá mỗi ngày nhưng ở mức vừa phải, không nên sử dụng quá nhiều rau diếp cá. Trong trường hợp muốn bổ sung rau diếp cá hàng ngày, phải tham khảo ý kiến của bác sĩ nhằm sử dụng cho phù hợp, tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Bạn có đang tìm kiếm một loại máy lọc nước ion kiềm, bấm vào để xem thêm nhé!