Ngày Trái Đất? Bạn biết gì về nó?
Bảo vệ môi trường là một vấn đề được mọi người quan tâm và cấp bách hàng đầu hiện nay. Cùng với đó là việc xây dựng nâng cao ý thức về môi trường, từ đó môi trường trái đất được chung tay gìn giữ xanh sạch đẹp. Trong việc xây dựng giá trị môi trường tự nhiên ngày Trái Đất chính là sợi dây bền chặt liên kết giữa các nước với nhau . 22 tháng 4 hằng năm thực sự là một ngày mang ý nghĩa cực kỳ to lớn với cả nhân loại.
Ngày Trái Đất là gì?
Có thể không một ai mà chưa nghe qua về ngày Trái Đất. Tuy nhiên để định nghĩa một cách chính xácnhất được ngày này thì rất hiếm người biết được. Cho những người vẫn đang thắc mắc, ngày Trái Đất chính là ngày tất cả mọi công dân trên Trái đất nâng cao về nhận thức của mình và môi trường tự nhiên của Trái Đất nhằm tôn vinh những giá trị thiết thực. Thượng sĩ Gaylord Nelson – người Hoa Kỳ là người tài trợ cho Ngày Trái Đất.
Nhà lãnh đạo được coi là đi đầu trong phong trào xu hướng bảo vệ môi trường trên thế giới là Nelson. Chưa bao giờ bị ảnh hưởng bởi những hào nhoáng dù đang nắm giữ cương vị cao. Được đánh giá là người hài hước, khiêm tốn, và cực quan tâm đến môi trường Trái Đất. Ông đã có những đóng góp cực kỳ to lớn trong việc tạo ra một ngày mà toàn nhân loại cùng nhau hướng về hành tinh xinh đẹp của chúng ta. Đó là một giá trị to lớn mà không phải ai cũng đứng ra thực hiện mà thành công như ông.
Nelson – nhà lãnh đạo đi đầu trong chiến dịch bảo vệ môi trường trên thế giới
Ngày 22 tháng 4 năm 1970 là ngày Trái Đất do ông sáng lập như một hội thảo về môi trường. Từ đó cho đến nay nó đã được duy trì gần 50 năm. Ngày Trái Đất chỉ gây chú ý tại Hoa Kỳ khi nó mới ra đời. Sau đó, nhờ tổ chức điều phối viên quốc tế được thành lập năm 1970. Nhờ đó mà đến năm 1990, đã trở thành một sự kiện phủ sóng khắp 114 quốc gia trên thế giới.
Hơn cả ngày Trái Đất, nhiều nơi còn mở rộng tổ chức tuần Trái Đất, với mong muốn xây dựng các hoạt động xoay quanh việc bảo vệ môi trường kéo dài 7 ngày. Năm 2009, ngày 22 tháng 4 đã được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chính thức công nhận và tuyên bố chính là Ngày Quốc tế Mẹ Trái Đất. Giờ đây, hơn 175 nước khác nhau trong đó có Việt Nam đã tổ chức hằng năm ngày Trái Đất.
Trích theo lời cựu Tổng thống Bill Clincon từng dõng dạc tuyên bố, thì Nelson là cha đẻ của Ngày Trái Đất, đồng thời chính là đã thúc đẩy để ra đời các sự kiện tiếp nối của ngày này. Phải kể đến là Luật Không khí sạch, Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Nước sạch và Luật nước uống an toàn.
Ý nghĩa của ngày Trái Đất
Với những thông tin ở trên, thì chắc hẳn rằng bạn đã có cho mình câu trả lời cho câu hỏi: ngày Trái Đất là gì và là ngày nào? Tiếp theo, một vấn đề cũng khong kém phần quan trọng và cũng là một thông điệp mà người thành lập nên ngày này muốn gửi gắm. Đó là ý nghĩa của ngày Trái Đát.
Nhằm nâng cao và vận động nhận thức của mọi người trong vấn đề bảo vệ môi trường, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến vấn đề n sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu, đồng thời vì một trái đất xanh sạch đẹp hơn mà khuyến khích các hoạt động tình nguyện.
Ý nghĩa cũng cự kỳ đơn giản như chính cái tên của nó. Là ngày vì môi trường tự nhiên của hành tinh này, là vì Trái Đất và cũng chính vì tất cả nhân loại trên khắp thế giới chúng ta. Bởi con người sẽ bị hủy diệt nếu môi trường Trái Đất bị hủy hoại. Giữa bối cảnh ấm lên toàn cầu cũng như biến đôi khí hậu đang được các chuyện gia khoa học cũng như các nhà chức trách. Ngày Trái Đất được ra đời như một hồi chuông cảnh tỉnh con người. Tự vận động bản thân biết nâng cao nhận thức và các giá trị của môi trường tự nhiên Trái Đất. Từ đó, bảo vê và trân trọng những gì mà hành tinh này đã ban cho chúng ta.
Nội dung chủ yếu của ngày này xoay quanh trong việc đẩy mạnh các hoạt động nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên và thông điệp nâng cao nhận thức. Ngày 22 tháng 4 đã đem lại những giá trị hết sức quý giá cho loài người
Nguồn gốc của ngày Trái Đất
Ngày Quốc tế Trái Đất cùng người sáng lập nó đã phải đi một chặng đường rất dài để đạt được sự hưởng ứng nồng nhiệt như ngày hôm nay. Và người đó không ai khác chính là John MCconnel ,đã chủ trương vận động cử hành nhằm tôn vinh Trái Đất vào ngày 21 tháng 3 năm 1970.
San Francisco của Mỹ chính là thành phố hưởng ứng khởi xướng đầu tiên của ông . Sau đó họ công bố ngày 21 tháng 3 năm 1970 được thư ký Liên Hiệp quốc công nhận và chính là ngày Trái Đất . Ngày này là ngày cây cối đâm chồi nảy lộc giữa sự chuyển giao mùa đông sang mùa xuân.
Tuy nhiên, ngày 22 tháng 4 lại được sự tin tưởng hơn từ đông đảo các tổ chức và nhóm người hưởng ứng ,tức sau ngày lễ Phục Sinh. Nên để bảo vệ trái đất họ lại chuyển sang ngày này
Sau đó, thượng nghị sĩ của đảng dân chủ Bang Wisconsin của Mỹ đã đánh dấu phát động Ngày Trái Đất mang quy mô lớn hơn. Với hơn 20 triệu người tham gia, lần này nó được tổ chức như một hội thảo về môi trường. Và ngày 22 tháng 4 chính thức được hội đồng Liên Hiệp Quốc tuyên bố và công nhận là Ngày Quốc tế Mẹ Trái Đất.
Đó là ngày mọi người cùng nhau để suy nghĩ về môi trường, thiên nhiên, gác lại những phiên muộn âu lo trong cuộc sống. Cụ thể hơn cùng tuyên truyền để nâng cao ý thức và bằng những hành động thiết thực của toàn thể cộng đồng để bảo vệ môi trường. Cho đến nay, ngày Trái Đất vẫn đã và đang được hưởng ứng vô cùng mạnh mẽ với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng.
Những hoạt động của ngày Trái Đất
Ngày Quốc tế Trái Đất là một ngày không mang ý nghĩa cho riêng một dân tộc, một quốc gia nào. Mà nó trở thành một hiện tượng xảy ra toàn cầu .Bên cạnh đó, tuần Trái Đất đang dần để thay thế cho ngày Trái Đất. Khi mà nhiều thời gian hơn được dành để nhân loại có thể thực hiện những hành động ý nghĩa nhằm mục đích bảo vệ môi trường.
Trong Ngày Trái đất , nhiều hoạt động và hội thảo được tổ chức với mục đích kêu gọi tuyên truyền tất cả mọi người cùng nhau chung tay góp sức bảo vệ môi trường sống. Cùng nhau có những hành động thiết thực để tri ân những gì mà thiên nhiên đã mang lại cho chúng ta.
Các hoạt động có thể là:
- Kêu gọi mọi người cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường sống.
- Tổ chức trồng nhiều cây xanh đa dậng nhiều nơi, đặc biệt là đồi trọc.
- Thay vì bao nilon sử dụng một lần thì sử dụng túi giấy và túi sử dụng nhiều lần
- Thu gom, phân loại và xử lý rác thải.
- Tổ chức ngừng sử dụng điện 1h trên toàn quốc tế, hoạt động Giờ Trái Đất.
- Để tuyên truyền và gây sức ảnh hưởng,tổ chức các chương trình chào đón ngày Trái Đất
Trên đây là những thông tin bổ ích cho những ai đang còn thắc mắc về Ngày Trái Đất. Hy vọng bạn đọc đã có những trải nghiệm thú vị cũng như có cho mình một số kiến thức để tham gia và bảo vệ Môi trường. Thông qua các hoạt động Ngày Trái Đất, mỗi một cá nhân hãy tự động xây dựng cho mình nhằm nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu. Góp một phần không nhỏ vào việc tuyên truyền và xây dựng ý thức toàn nhân loại. Hãy cùng chung tay góp sức đưa hành tinh của chúng ta ngày một xanh- sạch – đẹp.