Bạn cần biết gì về điện giải đồ
Cơ thể chúng ta có chứa các chất điện giải (Natri, Kali, Clo) nó có vai trò hết sức quan trọng duy trì điện áp trên các tế bào. Khi mất cân bằng điện giải cơ thể chúng ta sẽ có dấu hiệu mệt mỏi. Lượng chất điện giải bị thiếu hay thừa chính là nguyên nhân gây nên rối loạn chất điện giải. Vậy làm sao chúng ta biết được số lượng chất điện giải ở trong cơ thể. Xét nghiệm điện giải đồ giúp xác định được lượng nồng độ các chất điện giải trong cơ thể
Tham khảo các thông tin hưu ích liên quan đến nước điện giải
Xét nghiệm điện giải đồ là gì
Xét nghiệm điện giải đồ: Là xét nghiệm nồng đồ định lượng các ion điện giải của cơ thể, xem nồng độ các ion này nó ở mức cao, thấp bất thường hay ở mức bình thường và ảnh hưởng của nồng độ của nó đến các cơ quan nội tạng xem xét chúng toàn cơ thể hoặc riêng biệt.
Mất cân bằng điện giải hay rối loạn điện giải là bất thường trong nồng độ các chất điện giải ở trong cơ thể. Rối loạn điện giải có thể bị phát triển bởi các cơ chế như: giảm lượng điện giải, ăn nhiều, loại bỏ quá nhiều chất điện phân và giảm uống. Việc định hướng nồng độ ion bằng cách xét nghiệm điện giải đồ là rất quan trọng cho việc xác được cách điều trị phù hợp với mỗi bệnh nhân bị mất cân bằng điện giải
Xảy ra rối loạn, mất cân bằng điện giải sẽ làm xảy ra các tác động trực tiếp đến cơ thể, gây ra các triệu chứng như: yếu cơ, mỏi mệt, tim đập bất thường, co giật, hôn mê, mê sảng
Do vậy nên xét nghiệm điện giải đồ sẽ giúp xác định được các nồng độ trong các chất điện giải ở mức độ nào để ta có thể điều chỉnh sao cho phù hợp
Tìm hiểu thêm nước điện giải là gì được nhiều người tin dùng
Ý nghĩa các chỉ số điện giải đồ khi xét nghiệm
Ý nghĩa của các chỉ số điện giải đồ khi xét nghiệm được thể hiện qua các chỉ số trong bảng xét nghiệm, định lượng của các chất:
-
Nồng độ Natri
Trong cơ thể bình thường, lượng natri trong máu là 135 đến 145 mmol/L, ion tồn tại cùng với Cl-, Hco3- chủ yếu là ở dịch bào, vai trò duy trì áp suất thẩm thấm cho dịch ở ngoại bòa và có vai trò cân bằng
Natri trong máu tăng làm mất nước, đái tháo nhạt, viêm khí phế quản, có thể hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, cường aldosteron tiên phát và chế độ ăn quá nhiều muối,…
Khi mà natri ở trong máu tăng sẽ khiến cơ thể xuất hiện một số biểu hiện như: tim đập nhanh, sút cân, da nhão,… để nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện hôn mê, mê sảng,..Nguyên nhân làm cho nồng độ natri trong máu tăng là vì: Khi điều trị bằng thuốc corticoid, đái tháo nhạt, mất nước,
Nếu natri trong máu giảm khi mà cơ thể bị mất natri quá mức, biểu hiện ở các triệu chứng như ỉa chảy, bỏng, nôn,.. Còn gặp ở các trường hợp có bệnh lý về xơ gan, suy tim mất bù, suy thận, tình trạng này khi truyền vào cơ thể quá nhiều dịch mà không chứa điện giải. Nguyên nhân là cho lượng natri trong máu bị giảm là do: mất muối nhiều qua đường mồ hôi, tiêu hóa, tổn thương ống thận nặng, suy thận mãn,…
Một số triệu chứng: hoa mắt, huyết áp đột ngột giảm, nhịp tim đập nhanh, niêm mạc khô, suy thận, co giật,… xảy ra khi natri trong máu giảm
-
Nồng độ Kali trong máu
Bình thường, Kali trong máu sẽ có nồng độ là 3,5 đến 4,5 mmol/L, chính là ion chính ở trong tế bào, sẽ cùng với một số các ion khác có vai trò tạo áp suất thẩm thấu vào trong nội bào. Do đó Kali có vai trò cực kì quan trọng trong chức năng co cơ, hoạt động của ác enzym.
Ion K+ nồng độ của nó có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các cơ tim, sự truyền dẫn, nhịp đập của tim
Nếu kali trong máu quá nhiều tăng lên xảy ra trong các bệnh nhân có bệnh lý suy thận, bệnh Addison, đái tháo đường, phản ứng với truyền máu,…Các triệu chứng của người bệnh: tiêu chảy, mệt mỏi, nhịp chậm nguy hiểm hơn là ngừng tim. Nguyên mà lượng kali trong máu tăng: suy thận nặng, nhiễm toan chuyển hóa, suy thượng thận, tan máu trong và ngoài cơ thể,…
Nếu kali trong máu giảm xảy ra ở các bệnh nhân có bệnh lý thận, mất K+, hội chứng Cushing,.. Sẽ làm cho bệnh nhân cảm thấy mỏi mệt, yếu cơ, phản xạ dần mất, liệt cơ. Nguyên nhân làm cho kali trong máu giảm vì: hấp thu kém, giảm ăn, nhịn ăn, nôn mửa tiêu chảy, nghiện rượu, khi điều trị bằng corticol,…
-
Nồng độ clo trong máu
Trong cơ thể chúng ta, clo duy trì ở mức 90 đến 110 mmol/L. Nó tồn tại nhiều nhất ở dihjc ngoại bào, cùng với Natri sẽ trung hòa về điện tích của tế bào được
Nếu nồng độ clo trong máu mà giảm xảy ra các triệu chứng như nôn, mất nhiều mồ hôi, hút dịch dạ dày, đái tháo đường,..Nguyên nhân làm cho clo trong máu giảm: do ăn nhạt, mất máu,…
Nếu nồng độ clo trong máu tăng xảy ra ở các triệu chứng như bệnh lý ống thận, suy tim, suy thận cấp, đái tháo đường, ỉa chảy,….Nguyên nhân nồng độ clo tăng: mất nước nặng, suy thận cấp,…
Trên đây là ba chỉ số về natri ,kali, clo chính là ba chỉ số chủ yếu trong xét nghiệm điện giải đồ, bên cạnh đó là chỉ số về nồng độ HCO3- và tổng lượng CO2
Khi nào xét nghiệm điện giải đồ
Nên xét nghiệm điện giải đồ khi cơ thể bạn có những dấu hiệu sau: phù nề, buồn nôn, nhịp tim yếu hoặc rối loạn
- Thường được xét nghiệm điện giải đồ khi có chỉ định của bệnh nhân có các dấu hiệu của sự rối loạn điện giải trong cơ thể đi kèm với các triệu chứng như: tim đập nhanh bất ngờ, tim bất thường,…
- Trường hợp những bệnh nhân đã biết bệnh lý của mình từ trước thì việc xét nghiệm điện giải đồ nhằm đánh giá bệnh cấp hay mãn tính hay có ảnh hưởng đến thuốc điều trị không
- Tác dụng của xét nghiệm điện giải đồ nằm đưa ra chỉ số định lượng về các chất điện giải, giúp các bác sĩ có thể xác định được bệnh tình của bệnh nhân, để có thể đưa ra pháp đồ điều trị bệnh nhân phù hợp
- Một số trong theo dõi các bệnh lý ví dụ như: tăng huyết áp, bệnh về gan, thân, suy tim cũng sẽ được xét nghiệm điện giải đồ
- Trong trường hợp như người bệnh có những bệnh lý về huyết áp, tim mạnh, gan, thận thì xét nghiệm điện giải đồ cũng sẽ giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng cấp tính hay là mãn tính, để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với người bệnh nhất
- Những trường hợp ở trên thực sự rất cần thiết để xét nghiệm điện giải đồ để có thể nắm bắt được tình trạng điện giải trong cơ thể chúng ta. Thực hiện xét nghiệp trên máu của bệnh nhân. Khi tiến hành xét nghiệm bạn cần cung cấp các thông tin chính xác tới bác sĩ để có sự vấn vấn chính xác nhất dành cho bạn
- Để dẫn đến tình trạng mất cân bằng điện giải trên thì có thể do giảm hoặc tăng quá nhiều chất điện giải trong một khoảng thời gian nhất định, bằng các cách khác nhau như qua đường ăn uống, hay là do sự đào thải nhiều quá các chất điện giải khỏi cơ thể trong một khoảng thời gian mà chưa kịp bổ sung kịp thời các chất điện giải. Khi các vận động viên, người lao động tay chân, hoạt động nặng, hoạt động thể dục thể lực nặng quá sức, đổ nhiều mồ hôi,.. sẽ làm cho cơ thể bị mất đi các chất điện giải quan trọng. Bên cạnh đó mất các chất điện giải còn ở các bệnh lý thận, tim,.. cũng sẽ làm mất đi sự cân bằng của các chất gây nên sự rối loạn điên giải
Xem thêm lợi ích của máy điện giải ion kiềm, nước điện giải ion kiềm
Trên đây là một số thông tin liên quan đến điện đồ giải. Trong cơ thể con người chất điện giải có vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe. Chúng ta nên xét nghiệm điện giải đồ để giúp xác định được số lượng nồng độ của các chất điện giải này trong cơ thể nhé.