Bể lắng sinh học được phân loại như thế nào?

Tác giả: hadmin Đăng ngày: 31/12/2021 Lần cập nhập cuối: 04/01/2022

Để lọc nước và có một nguồn nước sạch thì những bể lắng sinh học đã được áp dụng nhiều hơn trong cuộc sống hiện nay. Có nhiều loại bể lọc khác nhau trong cuộc sống. Chúng được phân loại như thế nào? Có tác dụng gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin ấy nhé!

Phương pháp lọc mà nước thải sẽ được chảy qua lớp vật liệu lọc rắn, được bao bọc bởi vi sinh vật đã được sinh trưởng và phát triển trên bề mặt vật liệu lọc, đó được gọi là bể lọc sinh học. Bể lọc sinh học là một trong những công trình mang thành tựu to lớn đến nền sinh học vật lý hiện nay.

 

Cũng như các phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học khác. Quá trình xử lý nước thải cũng được thực hiện qua quá trình cơ chất làm thức ăn và quá trình phát triển sinh khối, quá trình xử lý của nước thải có hiệu quả hay không sẽ được quyết định bởi quá trình này.

Cấu tạo của bể lọc sinh học thường được cấu tạo chủ yếu bằng chất liệu thép không gỉ hoặc bê tông cốt thép có hình chữ nhật hoặc hình trụ tròn. Và chúng được liên kết như sau:

+ Phần chứa vật liệu lọc, khi đó vật liệu lọc có thể là đá cuội, giá thể, đá cục, đá ong hoặc các vật liệu PVC có sẵn. Trước đây, vật liệu lọc thường là các hạt đá ít hay nhiều có độ rỗng. Chừng sau, vật liệu lọc được thay bằng các vật liệu có dạng viên đá rời nhỏ hoặc vật liệu nhựa, trong bể lắng sinh học chúng tạo thành dưới dạng cụm (kiểu tổ ong) hoặc tạo thành lớp. Các vật liệu nhựa có chức năng hỗ trợ khả năng xử lý của các bể lọc sinh học, tuy vậy, vật liệu này lại bị tác động do sự chuyển đổi Oxy và sự biến đổi nhiệt độ vào phía bên trong lớp lọc.

+ Hệ thống phân phối nước bảo đảm tưới đều nước trên toàn bộ bề mặt của bể. Chủ yếu được làm bằng dàn ống tự quay.

+ Hệ thống thu và dẫn nước sau khi lọc xong.

+ Hệ thống dẫn và phân phối khí cho bể lọc.

Phương pháp lắng của bể lắng sinh học

Phương pháp lắng được thực hiện dựa trên quá trình tách những chất lơ lửng ra khỏi nước. Một phần quá trình lắng được diễn ra thuận lợi cùng nhờ tác dụng của trọng lực Trái Đất. Sau đây là các quá trình lắng được áp dụng rộng rãi trong cuộc sống hiện nay:

  • Lắng cát.
  • Ngăn chặn cặn hữu cơ trong lắng đợt 1.
  • Ngăn chặn cặn sinh học ở bể lắng 2.
  • Ngăn chặn các bông cặn hóa học.
  • Nén bùn trọng lực.

Phân loại bể lắng sinh học

Bể lắng sinh học phụ thuộc vào chế độ làm việc và công dụng của chúng nên chúng được phân chia thành các bể lắng sinh học khác nhau:

  • Theo công dụng: bể lắng đợt I và bể lắng đợt II.
  • Theo chế độ làm việc: bể lắng hoạt động liên tục và bể lắng hoạt động gián đoạn.
  • Theo chiều nước chảy: bể lắng sinh học ngang, bể lắng sinh học đứng, bể lắng sinh học ly tâm.

Hiện nay, để mang lại hiệu quả cao nhất, tốt nhất cho khách hàng tiêu dùng người ta đã sử dụng những loại bể được thiết kế theo chiều nước chảy. Các bể lắng sinh học theo chiều nước chảy:

Bể lắng ngang

Hình chữ nhật là kiểu dáng thiết kế của bể lắng sinh học ngang. Tùy vào quy mô của bể mà nó có thể có 2 hoặc nhiều ngăn để hoạt động đồng thời cùng nhau. Cơ chế hoạt động: nước sẽ chảy từ đầu này sang đầu kia của bể. Là loại được ứng dụng một cách phổ biến và hiệu quả nhất

Kích thước của bể lắng ngang:

  • Chiều sâu H=1,5-4m.
  • Chiều dài L= (8-12)xH.
  • Chiều rộng B=3-6m.

Kích thước như trên thông thường có thể chứa được khoảng 15000 mét khối nước mỗi ngày. Bể lắng có thể có hiệu quả lên đến 60%. Vận tốc nước khi chuyển động trong bể lắng sẽ không lớn hơn 0,01m/s. Tương ứng với thời gian hoạt động xong là từ 1-3 giờ.

Bể lắng đứng

Bể lắng sinh học đứng được thiết kế dựa trên hình vuông hoặc hình tròn, đáy thì dạng nón hay chop cụt cùng với chiều cao khoảng 4-5m. Nguyên lý hoạt động: nước chảy trên cao xuống sau đó chảy vào các rãnh được thiết kế từ hệ thống theo ống trung tâm. Vì vậy, quá trình lắng đọng nước sẽ được tiến hành với vận tốc khoảng 0,5-0,6m/s.

Trường hợp v>w hạt nước bị cuốn lên trên khi v>w và v<w hạt nước bị cuốn xuống dưới. Trong đó:

  • V: vận tốc của hạt chuyển động theo dòng nước.
  • W: vận tốc của hạt chịu ảnh hưởng của trọng lực.

Người ta xử lý và làm sạch các hạt cặn ở dưới đáy bể bằng hệ thống hút bùn. Có điều, với thiết kế của bể lắng đứng và tốc độ chuyển động thì hiệu quả của bể lắng đứng sẽ thấp hơn bể lắng ngang khoảng 10-20%.

Bể lắng ly tâm

Thiết kế theo kiểu dạng tròn là đặc trưng của bể lắng ly tâm, vì thế dòng nước cũng được chuyển động từ trong ra 2 bên. Theo một số nghiên cứu chứng thực thì tâm bể là nơi vận tốc vận hành lớn nhất và vành đai là nơi vận tốc vận hành nhỏ nhất. Loại bể lắng ly tâm này  thường được sử dụng để lắng lượng nước nước thải công nghiệp lớn. Nó chứa được dung tích lên đến 20.000 mét khối mỗi ngày.

  • Chiều sâu thường thấy của bể lắng ly tâm là từ 1,5-5m tùy thuộc theo quy mô của bể.
  • Tỷ lệ đường kính:chiều sâu là 6:30.
  • Đường kính thông thường là 16-60 m.

Để bể lắng ly tâm được nâng cao hiệu quả người ta tiến hành bằng cách giảm độ nhớt của nước hoặc tăng vận tốc nước, đun nóng nước lên hoặc sử dụng những chất đông tụ nước. Bên cạnh đó, việc tăng diện tích của bể cũng có thể làm tăng hiệu suất làm việc lên khoảng 60%.

Những bể lắng có chiều sâu nhỏ thì quá trình lắng sẽ diễn ra nhanh chóng và sẽ hoàn thành việc lắng nước trong khoảng từ 4-10 phút.

Bạn có thể dùng những đường ống có đường kính từ 25-50mm, đặt nghiêng 1 góc nhỏ từ 5-45 độ. Để giúp việc lắng động diễn ra một cách thuận lợi hơn. Để việc phân phối nước đều qua các tầng một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn bạn cần thường xuyên rửa cặn và vệ sinh trong ống.

Bể lắng vách nghiêng

Bể lắng sinh học sử dụng vách nghiêng sẽ có những tấm màn lọc mỏng được đặt song song với nhau và tạo thành 1 góc nghiêng so với mặt đất. Những cặn trong nước sẽ bị chặn lại và bị đẩy xuống đáy bình khi đi vào bể này.

Bể lắng vách ngăn phổ biến hiện nay đó là kiểu có thiết kế ngược chiều. Nghĩa là chiều hoạt động của cặn và chiều hoạt động của nước ngược nhau.

Ưu điểm của bể lắng sinh học

Những ưu điểm của bể lắng sinh học bạn có thể xem xét:

  • Quá trình oxy hóa nhanh, làm rút ngắn thời gian xử lý nước. Bên cạnh đó, có thể tự điều chỉnh được tốc độ dòng chảy, thời gian lưu nước…
  • Không tốn nhiều chi phí đầu tư, không cần tốn quá nhiều chi phí để lắp đặt.
  • Các chất hữu cơ được giữ lại đồng thời cặn bẩn và nước thải sẽ được giữ lại nhờ lớp lọc và những vách ngăn.
  • Không chiếm diện tích nhiều.
  • Quy trình vận hành nhanh chóng, đơn giản
  • Mang lại hiệu quả cao.
  • Vẫn đảm bảo sự phát triển và duy trì của vi khuẩn có lợi trong nước.

Những thông tin trên là về phương pháp lắng của bể lắng sinh học, phân loại bể lắng sinh học cũng như những ưu điểm của bể lắng sinh học, đúc kết lại là những tiện ích khi bạn ứng dụng bể lắng sinh học trong cuộc sống ngày này. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích cho bạn trong việc sử dụng bể lắng sinh học  . Bạn có thể cân nhắc những điều trên để ứng dụng bể lắng sinh học cho cuộc sống hiện nay . Nếu có những thắc mắc, hay những vấn đề nan giải nào, xin hãy để lại bình luận ngay dưới đây để chúng tôi kịp thời giải đáp cho bạn !