Bệnh lao xương có thể tự điều trị ở nhà không?

Tác giả: Bùi Hoài Thương Đăng ngày: 13/12/2021 Lần cập nhập cuối: 17/12/2021

Những cụm từ như “bệnh lao“, “vi khuẩn lao” đã quá quen thuộc với chúng ta. Vi khuẩn lao có thể xâm nhập vào cơ thể sâu tới tận xương, gây ra bệnh lao xương. Nếu bệnh lao xương không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng dẫn đến liệt, tàn phế. Vậy bệnh lao xương là gì ? Biểu hiện và các điều trị ra sao? Mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin xung quanh căn bệnh này.

bệnh lao xương có thể tự điều trị ở nhà không?

Bệnh lao xương là gì ?

Theo thống kê, bệnh lao xương là bệnh lao ngoài phổi phổ biến nhất mà chúng ta thường gặp, đứng thứ 3 chỉ sau bệnh lao màng phổi và bệnh lao hạch.

Trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis làm nhiễm khuẩn hệ thống xương khớp gây nên bệnh lao xương. Người bị bệnh lao xương không bị ngay từ đầu mà lao xương thường thứ phát sau lao phổi, trực khuẩn theo đường máu hoặc bạch huyết di chuyển đến một bộ phận xương nào đó, lưu trú và gây ra bệnh lao xương. Những vị trí xương xốp trên cơ thể thường là những nơi lý tưởng cho trực khuẩn như : đĩa đệm thắt lưng, thân đốt sống, hông, đầu gối. Ngoài ra những vị trí khác cũng có thể xuất hiện lao xương như đốt sống cổ, xương cùng, xương chậu, xương sườn, xương ức, xương các đốt bàn tay, bàn chân, xương dài, …..

Ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể bị lao xương, đặc biệt là trong khoảng 20 đến 40 tuổi. Lao xương thường xuất hiện ở một vị trí, nhưng trong nhiều trường hợp, nó có thể xuất hiện ở nhiều vị trí xương khác nhau, gọi là lao xương đa ổ. Thống kê cho thấy, có tới 60%-70% người bị bệnh lao cột sống, 10% – 15% người bệnh bị lao khớp khối, 5%-10% người bệnh bị lao khớp cổ chân, và 5 % người bệnh bị lao khớp bàn chân.

Có hai loại vi thể lao xương :

  • Hoại tử tiết dịch, áp xe lạnh.
  • Vi thể tăng trưởng nhanh chống với mức độ hoại tử tối thiểu.

Đọc thêm: bệnh lao có chữa được không

Biểu hiện bệnh lao xương

Ở giai đoạn đầu khi bị bệnh, lao xương không có biểu hiện gì hay biểu hiện không rõ ràng. Ta chỉ nhận thấy một số biểu hiện lâm sàng khi bệnh đã tiến triển. Một số triệu chứng lâm sàng của bệnh :

Triệu chứng toàn thân: mệt mỏi, về chiều hay bị sốt, về đêm hay tiết ra nhiều mồ hôi, ăn uống kém dẫn đến sụt cân nhanh chóng, da xanh xaom tiều tụy.

Triệu chứng tại khớp xương nhiễm bệnh:

  • Triệu chứng đau : Tùy thuộc vào mức độ tổn thương mà bệnh nhân sẽ cảm nhận được mức độ đau tại vị trí xương nhiễm bệnh. Điển hình là bệnh lao cột sống, bệnh nhân sẽ bị đau lưng nghiêm trọng về phấn phía sau cột sống, đau liên tục, tăng lên về đêm.
  • Triệu chứng vị trí xương nhiễm bệnh bị sưng, cứng nhưng không viêm : Vị trí xương bị tổn thương sưng to nhưng lại không nóng, không đỏ như các bệnh viêm thông thường.
  • Triệu chứng áp xe lạnh : Đây là dấu hiệu cho thấy vi khuẩn đã gây ra những tổn thương. Bên trong ổ áp xe là mủ, thậm chí có mảnh xương chết, hoại tử bã đậu, nếu ổ bị vỡ ra sẽ để lại lỗ dò.

Bệnh lao xương lây qua đường nào

Về lý thuyết lao xương không lây, nhưng bệnh lao phổi có thể lây. Vậy thực tế thứ gì đã bị lây truyền ở đây ? Thứ bị lây truyền ở đây chính là trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis. Thực khuẩn lao có thể lây theo 3 đường chính :

  • Đường hô hấp ( nói chuyện, giao tiếp gần, hắt hơi, ho,…)
  • Đường máu ( tiếp xúc với vết thương hở của người bị nhiễm bệnh, sử dụng chung một kim tiêm…)
  • Đường từ mẹ sang con : Người mẹ bị bệnh trong thời gian mang thai có thể lây truyền qua cho em bé trong bụng.

Đọc thêm: bệnh lao phổi là gì

Bệnh lao xương cột sống

bệnh lao xương có thể tự điều trị ở nhà không?

Lao cột sống, hay còn gọi là mục xương sống là điển hình phổ biến nhất của lao xương. Với sự phát triển của y học ngày nay, lao xương cột sống, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ có thể được chữa khỏi. Lao cột sống xảy ra khi bị viêm đốt sống, đĩa đệm do lao.

Lao cột sống sẽ phá hủy các đốt sống một cách âm thầm nên thường các triệu chứng xảy ra rất chậm:

  • Ban đầu, đau âm ỉ tại vị trí các đốt sống bị tổn thương, sau tăng nhiều về chiều và đêm.
  • Chân tay teo nhỏ, đặc biệt là vùng cẳng chân và bắp chuối, có những dẫu hiệu như liệt vận động hai chân do bị chèn ép tủy sống.
  • Ổ bụng dưỡi bị phồng lên , áp xe bể dẫn đễn dò mủ dưới da.

Điều trị bệnh lao xương

Mục đích của việc điều trị lao xương là giúp người bệnh giảm đau, phục hồi chức năng xương khớp, phòng ngừa các biến chứng, điều trị nhiễm trùng và tiêu diệt trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis.

Một số phương pháp điều trị lao xương hiệu quả nhất :

  • Hóa trị(hay chính là dùng thuốc điều trị) : Đây là phương pháp điều trị cơ bản, điều trị từ nguyên nhân, gốc rễ. Bệnh nhân sẽ thường được điều trị trong vòng từ 6 – 18 tháng, phác đồ điều trị phối hợp các loại thuốc. Thời gian đầu sử dụng hóa trị, bệnh nhân sẽ ở tại bệnh việm để đảm bảo việc tuân thủ các quy định cũng như thực hiện phác đồ điều trị, sau đó, bệnh nhân có thể điều trị tại nhà. Đây là phương pháp được nhiều bệnh nhân áp dụng, có một số trường hợp bị kháng thuốc thì cần những phác đồ điều trị thay thế.
  • Thời gian nghỉ ngơi : khi điều trị , bệnh nhân thường phải nghĩa ngơi tương đối từ 4 – 5 tuần và sử dụng giường cứng thay vì đệm mềm.
  • Vận động từ từ: Sau 4 – 5 tuần nằm bất động hay chính là sau quãng thời gian nghỉ ngơi tương đối, người bệnh cần tập vận động vời cường độ nhẹ để tránh việc bị cứng khớp.
  • Phẫu thuật: áp dụng trong các trường hợp nghiêm trọng, khi người bệnh không đáp ứng được điều trị nội khoa và phục hồi chức năng, và các triệu chứng đã xảy ra ở mức độ nặng.
  • Không gian sống: không gian sống nên được thông thoáng, nên sử dụng máy lọc không khí để không khí được sạch khuẩn, sử dụng máy lọc nước để đảm bảo nguồn nước, bổ sung thêm nước điện giải để tăng cường hệ miễn dịch,

Đọc thêm: hậu quả của bệnh lao phổi

Bài viết mới