Bình áp của máy lọc nước RO là gì? Nguyên lý hoạt động, cấu tạo bình áp của máy lọc nước RO

Tác giả: hadmin Đăng ngày: 30/12/2021 Lần cập nhập cuối: 04/01/2022

Bình áp của máy lọc nước là bộ phận quan trọng trong hệ thống máy lọc nước RO. Vậy bình áp máy lọc nước là gì? Các bạn hãy cùng tìm hiểu về bình áp và nguyên lý hoạt động cũng như cấu tạo của bộ phận này nhé!

1. Bình áp của máy lọc nước RO là gì? Dùng để làm gì?

Bình áp là một bộ phận rất quan trọng đối với hệ thống của thiết bị. Bộ phận trên thông thường có hình dáng trụ, được sơn hai tone màu trắng hoặc xanh với dung tích dao động từ 10 đến 15 lít. Bình thường, bình áp này được cấu thành từ nhựa cao cấp hoặc kim loại, đặc biệt không chứa chất độc hại đảm bảo an toàn cho người dùng.

Với cấu tạo cao cấp và đặc biệt, bình áp này còn có khả năng vượt trội là tạo ra áp suất trong bình để luôn có áp lực đẩy nước ra ngoài.

Về cấu tạo, bình áp là một chiếc bình rỗng, bên trong có bộ phận bóng cao su chứa khí. Phía trên bóng cao su chứa khí sẽ là khu vực để phần bóng chứa nước tinh khiết. Còn phía trên đỉnh của bình áp sẽ được tạo một lỗ để dẫn nước khi thực hiện quá trình ra và vào bình. Phía thân của bình áp được cấu tạo và thiết kế chốt, đây là khu vực van khí để bơm khí vào bình áp.

 

Công dụng của bình áp được thể hiện để chứa nước và duy trì áp lực nước. Nước lọc thực hiện quá trình chảy trực tiếp từ màng lọ để vào khu vực dự trữ, khi bộ phận này hoạt động không bình thường thì nước từ máy lọc sẽ chảy yếu hoặc không có nước.

Bình áp của thiết bị lọc nước RO

Nước đi qua các bộ lọc và tiếp theo sẽ được đưa vào bình áp. Khi bình ở trạng thái rỗng, bình áp thường có áp suất ở khoảng từ 5 đến 10 psi. Khi trong bình có nước, áp suất trong bình sẽ tăng lên. Và đến thời điểm áp suất trong bình đạt khoảng 2/3 áp suất của dòng chảy nước máy, van ngắt thủy lực của hệ thống sẽ hoạt động để làm ngưng quá trình đưa nước qua hệ thống.

Khi chúng ta mở vòi, nước trong bình sẽ được đẩy ra khỏi bình áp nhờ áp suất không khí. Và lúc đó, nước lại tiếp tục vòng tuần hoàn được đưa từ hệ thống lọc vào bình áp để đổ đầy bình và bù lại áp suất hao hụt từ phần nước bạn đã lấy đi. Lúc mà nước được cho vào bình áp đủ làm cho áp suất đạt mức cần thiết, vòi thủy lực tiếp tục ngắt nước vào hệ thống. Cứ tuần tự như vậy, bình áp điều chỉnh áp suất của hệ thống và điều phối việc nước vào – ra.

Một sai lầm người dùng hay mắc phải là dung tích bình áp này bằng dung tích nước được chứa. Một phần nhất định của bình áp cần cung cấp dành cho bóng khí, do vậy lượng nước chứa sẵn chỉ bằng 60 – 70% dung tích bình.

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động bình áp của máy lọc nước RO

Cấu tạo

Bình áp máy lọc nước gồm hai bộ phận một bình rỗng và bên trong có bóng cao su chứa khí. Phía trên bộ phận bóng cao su là bộ phận bóng chưa nước được làm bằng butyl. Và ở khu vực đỉnh bình có một lỗ dẫn nước vào và ra khỏi bình. Thân bình sẽ có một cái chốt màu xanh, đây là thiết bị van khí, nơi mà khí sẽ được bơm vào bình khi cần.

Cấu tạo bình áp của máy lọc nước RO
Cấu tạo bình áp của máy lọc nước RO

Nguyên lý hoạt động

Nguồn nước nguồn sẽ đi qua hệ thống lọc thô (lõi lọc số 1,2,3) và khu vực màng RO sẽ được thiết bị phân thành 2 dòng. Tiếp theo dòng nước qua màng RO, quá trình này sẽ được lọc sạch (nước tinh khiết) và đi vào bình chứa tiếp theo nước sẽ qua các lõi lọc chức năng đến vòi lấy nước tinh khiết. Một phần nước thừa còn lại sẽ theo đường nước thải chảy và tuần tự ra ngoài.

nguyên lý hoạt động bình áp của máy lọc nước RO
nguyên lý hoạt động bình áp của máy lọc nước RO

Vậy còn nguyên lý hoạt động của máy lọc nước RO thì diễn ra như nào? Nước đi qua các bộ lọc và sẽ đến bộ phận bình áp. Khi bình rỗng, áp suất của bình áp ở mức độ thấp chỉ khoảng từ 5 đến 10 psi. Áp suất này sẽ tăng lên khi nước được đưa vào bình. Và khi áp suất trong bình lên cao và đạt 2/3 áp suất của dòng chảy nước máy thì van ngắt thủy lực của sẽ hoạt động để ngừng đưa nước vào bình.

Đặc biệt khi chúng mở vòi nước, nhờ áp suất không khí nước trong bình sẽ được đẩy ra, tiếp đó hệ thống lọc tuần tự lại thực hiện đưa nước vào bình áp để bù lại áp suất hao hụt từ phần nước mà bạn lấy. Cứ theo tuần tự như vậy, bình áp thực hiện sẽ điều chỉnh áp suất của hệ thống và điều phối nước ra, vào.

3. Ưu và nhược điểm của bình áp máy lọc nước RO

Ưu điểm:

  • Ưu điểm đầu tiên là điều chỉnh áp suất của nước. Đảm bảo cho áp suất của nước đầu ra được ổn định.
  • Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho máy có thể hoạt động linh hoạt nhất và ngắt nghỉ đúng lúc.
  • Có khả năng tích trữ tốt từ 6- 10 lít, có khả năng tích trữ đủ nước cho máy ngay cả khi mất điện.

Nhược điểm:

  • Thiết kế cồng kềnh, tốn diện tích vì lượng nước chứa trong bình chỉ chiếm khoảng 60 – 70% dung tích bình.
  • Dễ bị han gỉ đối với bình áp làm từ kim loại
  • Máy bắt buộc phải có linh kiện (cùng với bơm máy lọc nước), máy lọc nước có giá thành cao.
  • Gây ra sự gián đoạn hoạt động của máy khi bình gặp sự cố.

4. Cách bơm bình áp máy lọc nước RO

Bước thứ nhất: Đầu tiên, chúng ta cần khóa đầu vào của nước và tắt nguồn điện.

Cách bơm bình áp máy lọc nước RO

Bước thứ 2: Tiếp theo, chúng ta khóa van bình áp, sau đó rút dây cấp nước khỏi bình áp và mang bình áp ra ngoài.

Bước thứ 3: Mở khóa van bình áp nhằm mục đích cho nước chảy đến khi nước ngừng chảy thì kiểm tra bình áp:

  • Nếu lượng nước chảy ra hết chứng tỏ là bình áp hoạt động bình thường.
  • Nếu nước trong bình còn nhiều thì chúng ta cần bơm bình áp đến khi nào nước chảy hết. Sau đó hãy lắp vào máy lọc nước rồi kiểm tra lại. Nếu mà nước trong bình vẫn không chảy hết thì chứng tỏ có chục trặc, có thể bình áp đã bị rò khí hoặc bị thủng, lúc này bạn cần thay bình áp mới để sử dụng.

Bước thứ 4: Chúng ta hãy bình áp vào lại máy lọc nước.

Cách bơm bình áp máy lọc nước RO
Cách bơm bình áp máy lọc nước RO

5. Một số lưu ý khi sử dụng bình áp máy lọc nước RO

– Bạn hãy kiểm tra quả bóng khí bên trong bình áp sau khoảng 18 – 24 tháng sử dụng vì sau một thời gian, quả bóng khí này sẽ giảm khí và xẹp dần làm nước chảy ra từ vòi chậm.

– Bạn nên bơm khí vào bình áp khi bình nặng dưới 20kg.

– Hãy thực hiện bơm lượng nhỏ từ 2 – 3 lần, tránh bơm quá nhiều dễ làm nổ bóng.

– Khi gặp trường hợp màng lọc RO hỏng, tắc thì nước tinh khiết sẽ không thể nào đi qua để dự trữ tại bình áp máy lọc nước. Để kiểm tra quá trình này, chúng ta hãy đóng van bình áp và quan sát. Nếu nước tinh khiết không còn xuất hiện nhỏ giọt, nước thải nhiều thì là do màng RO hỏng. Khi đó, hãy gọi thợ sửa thay màng lọc RO mới.

– Tránh làm cho bộ lõi bẩn, bị tắc, nước vì lúc đó nước không thể hoặc chảy ít qua bình áp máy lọc nước. Do đó, bình áp sẽ không mất nước. Lúc này, điều bạn cần làm là vệ sinh lõi lọc hoặc thay lõi lọc nước định kỳ.

– Nếu bạn gặp trường hợp bình áp thủng, cần nhanh chóng thay thế để tránh ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống. Nếu nguyên nhân là do dò khí, bạn cần tiến hành bơm bóng khí và tiếp tục hoạt động của máy.

Trên đây là bài viết của chúng tôi cùng các thông tin về  bình áp nguyên lý hoạt động và cấu tạo bình áp thiết bị lọc nước RO. Mong rằng qua bài viết trên bạn sẽ có thêm những thông tin mới hữu ích cho cuộc sống!