Lợi ích của việc ăn gạo huyết rồng và giải đáp thắc mắc về gạo huyết rồng

Tác giả: ThuLan Đăng ngày: 21/03/2022 Lần cập nhập cuối: 21/03/2022

Khi bạn đến cửa hàng gạo, bạn luôn nhìn thấy một loại gạo rất đặc biệt, nhìn không giống với các loại gạo khác. Và khi nhìn thấy loại gạo đó, bạn hỏi người bán hàng rằng đó là loại gạo gì và được họ trả lời rằng là gạo huyết rồng. Bạn thấy mới lạ và cũng muốn mua để sử dụng một lần xem loại gạo này có gì khác biệt. Tuy nhiên bạn lại không hiểu biết gì về loại gạo này cũng không biết nó có lợi ích gì nên không dám thử. Hiểu được băn khoan này của bạn, bài viết sau đây của nước uống điện giải chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn lợi ích của việc ăn gạo huyết rồng và giải đáp các thắc mắc về loại gạo này.

Gạo huyết rồng
Gạo huyết rồng

Gạo huyết rồng là gì?

Gạo huyết rồng là một loai gạo mới, nó chỉ xuất hiện ở Việt Nam từ khoảng năm 2014. Ở nước ta, chỉ có vừng Nam Bộ, đặc biệt là vừng đồng bằng song Cửu Long mới trồng nhiều giống lúa để cho ra loại gạo này. Đây được coi là một giống lứa truyền thống ở vùng Nam Bộ với đặc tính nổi trội là tính dẻo dai, khả năng chống chọi tốt với sâu bệnh cũng như điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Do đó, giống lúa này thường được trồng nhiều vào mùa lũ để tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân. Giống lúa đặc biệt ày cũng có thời gian thu hoạch khác với các giống lúa thông thường khác. Theo đó, nếu các giống lúa thông thường thường được thu hoạch vào tháng 4 thì giống lúa này được thu hoạch vào tháng 6, túc là chậm hơn bình thường 2 tháng và chỉ được trộng 1 vụ/ 1 năm.

Gạo huyết rồng
Lúa huyết rồng

Sau khi thu hoạch giống lúa này, chúng ta sẽ thu hoạch được gạo huyết rồng. Và ngay từ tên của gạo, phần nào ta có thể hình dung được loại gạo này sẽ có màu đỏ bởi từ “huyết” có trong tên của nó. Và qua thật, gạo huyết rồng sau khi thu hoạch sẽ có một màu đỏ khác lạ và đẹp mắt, màu đỏ này không chỉ là ở lớp bên ngoài của gạo mà ngay cả bên trong khi ta bẻ đôi hạt gạo ra thì cũng sẽ thấy được sắc đỏ đó.

Cái tên gạo huyết rồng cũng là bắt nguồn từ đó. Theo đó, chứ huyết trong tên là do sắc đỏ đặc trưng của gạo cả ở bên trong và bên ngoài. Còn chữ long là bởi loại gạo này được trồng chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, tích tụ tinh hoa của đất trời nên được gọi là long (rồng).

Gạo huyết rồng có phải gạo lứt không?

Để trả lời cho câu hỏi gạo huyết rồng có phải gạo lứt khôn thì đầu tiên chúng ta cần trả lời câu hỏi gạo lứt là gì? Theo đó, gạo lứt là loại gạo có lớp vỏ màu nâu vàng hoặc tím tùy vào từng loại gạo khác nhau sẽ có màu sắc khác nhau. Gạo lứt được hình thành từ những loại gạo thông thường và sở dĩ nó có màu sắc khác gạo thông thường chỉ là bởi xay sát loại gạo này, người ta chỉ loại bỏ lớp trấu bên ngoài cùng mà vẫn để lại lớp vỏ lụa của gạo bên trong hay còn gọi là lớp cám của gạo còn gạo thông thường chúng ta ăn đã được sát kỹ loại bỏ lớp vỏ lụa/lớp cám này nên mới có màu trắng thường thấy. Do đó, gạo lứt cũng chỉ là gạo thông thường nhưng có thêm lớp vỏ cám bên ngoài nên khi bẻ đôi hạt gạo ra ta vẫn sẽ thấy sắc trắng vốn có của nó.

Còn như đã giới thiệu ở trên thì gạo huyết rồng có một sắc đỏ toàn diện cả ở lớp vỏ bên ngoài cũng như bên trong ruột của hạt khi ta bẻ đôi hạt gạo.

Gạo huyết rồng
Gạo huyết rồng và gạo lứt

Từ khái niêm trên, có thể dễ dàn nhận thấy rằng, gao huyết rồng và gạo lứt là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau và cũng có xuất phát điểm từ những loại giống lúa oàn toàn khác nhau. Do đó bạn đừng nên chỉ nhìn màu sắc của gạo huyết rồng mà cho rằng đó là gạo lứt. Tuy nhiên, gạo huyết rồng cũng có thể biến thành gạo lứt huyết rồng khi ta chỉ xay sát lớp vỏ trấu bên ngoài của hạt thóc và giữ nguyên lớp vỏ cám/lóp vỏ lụa của hạt.

Ngoài ra để tìm hiểu thêm về gạo lứt cũng như gạo lứt huyết rồng, bạn có thể tham khảo các bài viết sau:

Giá trị dinh dưỡng của gạo huyết rồng

Do tính chất đặc trưng của giống lúa tạo thành gạo huyết rồng mà đây được coi là hạt gạo trời ban nên có thể thấy giá trị dinh dưỡng của loại gạo này là rất cao. Loại gạo này cũng có các chất như chất sơ, các vitamin B1, B3, B12,… như các loại gạo khác. Tuy nhiên, không phải tự nhiên người ta gọi loại gạo này là loại gạo dinh dưỡng bậc nhất bởi các thành phần có trong gạo bình thường khi xuất hiện trong gạo huyết rồng thì đều có hàm lượng cao hơn bình thương. Cụ thể, hàm lượng chất sơ trong loại gạo này gấp 02 lần bình thường, chỉ số đường huyết là 75,1 – một chỉ số rất cao mà không phải loại thực phẩm nào cũng đạt được chỉ số này. Ngoài ra, gạo huyết rồng còn chứa các thành phần khác có được nhờ sắc đỏ của nó như: hợp chất anthocyanins (hợp chất có trong các loại rau củ quả màu đỏ), các nguyên tố vi lượng tốt cho xương như: can-xi, sắt, magie, selen, glutathione, kali và natri.

Các cách sử dụng gạo huyết rồng

Với thành phần dinh dưỡng phong phú nên gạo huyết rồng có những lợi ích rất tốt mà không phải loại thực phẩm nào cũng mang lại được. Do đó, có nhiều người tìm mua và sử dụng gạo huyết rồng trong cuộc sống hàng này. Theo đó, có nhiều cách chế biến để bổ sung nguồn dinh dưỡng từ loại gạo này vào cơ thể chúng ta. Cụ thể có một số cách sử dụng như sau:

  • Nấu cơm: Đây được coi là cách chế biến phổ biến nhất của mọi loại gạo nói chung cũng như gạo huyết rồng nói riêng. Theo đó bạn chỉ cần nấu loại gạo này giống như việc nấu cơm thường ngày để ăn.
  • Sử dụng kèm với sữa chua: Nếu không muốn ăn như cơm bình thường thì sau khi nấu xong bạn có thể kết hợp ăn cùng với sữa chua để tạo ra hương vị khác biệt riêng.
  • Pha trà: Bằng cách này bạn sẽ uống nước tà được pha từ gạo huyết rồng. Theo đó, bạn chỏ cần rang chín loại gạo này rồi bỏ vào hũ đựng đậy kín. Khi cần sử dụng bạn chỉ cần cho một lượng vừa đủ rót nước sôi để pha như trà bình thường rồi thưởng

Ngoài ra để đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, bạn có thể sử dụng thêm máy lọc nước hoặc máy lọc không khí để nâng cao chất lượng tốt hơn.

Bài viết mới