Khẩu phần ăn là gì và cách để có một khẩu phần ăn hợp lý tốt cho sức khỏe
Bạn có biết? Ăn uống điều độ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và vóc dáng của mọi người. Vì vậy, bắt đầu từ hôm nay, hãy bắt đầu tập thói quen ăn uống theo khẩu phần ăn khoa học mỗi ngày. Hãy cùng điểm qua một số lợi ích của việc ăn uống điều độ để quyết tâm duy trì thói quen lành mạnh này. Lợi ích đầu tiên của chế độ ăn uống hàng ngày khoa học, hợp lý sẽ giúp bạn giảm thiểu một số bệnh thường gặp như bệnh tim, béo phì, đau dạ dày, tiểu đường, cao huyết áp… Chế độ ăn uống không lành mạnh sẽ làm tăng nguy cơ phát triển tế bào ung thư. Cùng tìm hiểu khẩu phần ăn là gì bạn nhé!
Khẩu phần ăn là gì?
Khẩu phần thức ăn là khẩu phần ăn của một người trong một ngày để đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng của cơ thể (protein, lipit, vitamin, khoáng chất, chất bột đường …). Đủ dinh dưỡng (theo thành phần và giá trị dinh dưỡng). thức ăn) để đảm bảo sinh trưởng, phát triển và hoạt động bình thường của sinh vật. Nguyên tắc chuẩn bị khẩu phần: Đảm bảo nhu cầu của người xét nghiệm Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng và vitamin Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Chế độ dinh dưỡng là nó phải cung cấp cho cơ thể đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết. Quá nhiều sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ lượng dư thừa. Ăn nhiều rau lá xanh và rau củ quả, đồng thời không nên ăn quá béo, đạm và đồ ăn đóng gói, uống nước ngọt có ga… Nên chia khẩu phần ăn chính thành 3 bữa sáng, tối và trưa. Nên nhớ, bữa sáng rất quan trọng cho một ngày mới, vì vậy không có trường hợp nào bạn bỏ bữa sáng, bữa trưa nên ăn những món giàu chất đạm. Bữa tối phải ăn. Thức ăn dễ tiêu hóa, không nên ăn quá no. Nếu ăn đêm nhiều, thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ chuyển hóa thành năng lượng dẫn đến tình trạng thừa mỡ, béo phì.
Lợi ích của việc ăn theo khẩu phần ăn là gì chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Việc ăn đúng khẩu phần sẽ giúp chúng ta tránh được nhiều loại bệnh tật liên quan đến ăn uống như: tim mạch, béo phì, gan nhiễm mỡ, đau bao tử, tiểu đường…những bệnh này điều gây ra ít nhiều nguy hại đến sức khỏe của bạn, ảnh hưởng không nhỏ đến bản thân, cuộc sống và công việc. Bên cạnh đó là việc chi phí nhiều cho quá trình khám chữa bệnh.
Giúp cơ thể của bạn luôn trong trạng thái khỏe mạnh và tràn đầy sức sống. Đây là thể trạng mà chắc chắc ai trong chúng ta cũng muốn đạt được, nó sẽ giúp bạn đạt hiểu quả tốt nhất trong mọi việc.
Giúp cơ thể giữ được vóc dáng như mong muốn, chắc chắn đây là điều mà ai cũng thích vì có 1 vóc dáng đẹp sẽ giúp bản thân tự tin rất nhiều.
Giúp bạn có 1 tâm trạng thoải mái nhất. Có khi nào bạn cảm thấy bồn chồn ở bụng khi phải ăn quá nhiều, hay mệt mỏi khi ăn quá nhiều đồ ngọt chưa? chắc chắn là có. Vậy thì việc ăn uống đúng khẩu phần sẽ giúp chúng ta có tâm trạng tốt cho 1 ngày mới hay 1 giấc ngủ ngon khi kết thúc buổi làm việc.
Bạn đọc có thể tham khảo bài viết: Những lợi ích tuyệt vời mà bạn nên chuyển sang sử dụng rau củ organic
Những điều bạn cần để xây dựng khẩu phần ăn phù hợp
Đầu tiên là xác định nhu cầu của cơ thể. Đối với 1 người lớn nhu cầu calo cao, người già thì nhu cầu phù hợp và trẻ nhỏ thì chỉ cần đủ, ngoài ra còn đối với thể trạng của bạn hiện tại là gầy, mập, hay thừa cân, hoặc nếu là nam thì nhu cầu khác, nữ cũng sẽ có nhu cầu khác hẳn. Ta có thể lấy ví dụ như nếu bạn là 1 người gầy và muốn có 1 khẩu phần ăn phù hợp để giúp cải thiện cân nặng thì lựa chọn khẩu phần có nhiều đạm, tinh bột, cùng với 1 ít chất vitamin phù hợp là điều cần thiết.
Tiếp theo là kế hoạch bạn cần chuẩn bị để xây dựng khẩu phần ăn theo thời gian ít nhất là từ 7 đến 10 ngày để bản thân có thể thay đổi món ăn mà vẫn đảm bảo không gây nhàm chán, mất đi dinh dưỡng mà khẩu phần mình đã xây dựng.
Đảm bảo xây dựng mỗi bữa ăn và năng lượng cho từng bữa ăn phải nhất quán và đầy đủ. Tùy theo độ tuổi, giới tính, công việc hay mức sống… để có thể lựa chọn 1 bữa ăn luôn đầy đủ các giá trị dinh dưỡng cần thiết theo kế hoạch khẩu phần mà mình đã đề ra. Cụ thể như: trẻ em dưới 3 tuổi nên ăn 5, 6 bữa 1 ngày; người lớn nên ăn 3 bữa 1 ngày; người lao động nặng nên chia 5 bữa 1 ngày. Việc xác định rõ sẽ giúp ích cho việc chia bữa ăn 1 cách hợp lí nhất, đồng thời sẽ phù hợp với hoàn cảnh của mỗi người.
Luôn chuẩn bị sẵn cho mình 1 bản đong đếm giá trị dinh dưỡng cho từng bữa ăn để đảm bảo việc thực hiện đúng khẩu phần dinh dưỡng mà mình đã đề ra, bên cạnh đó sẽ giúp chúng ta tránh được những sai sót trong quá trình xây dựng và thực hiện ăn theo khẩu phần.
Cuối cùng là việc chuẩn bị đẩy đủ cho khẩu phần ăn của mình về giá trị dinh dưỡng, khi thay đổi món nó sẽ không mất đi những thành phần dinh dưỡng cần thiết mà bữa ăn vẫn ngon và đảm bảo. Việc sắp xếp món ăn cần phải hợp lí, mỗi bữa ăn không chỉ cần đảm bảo đa dạng về các nhóm thực phẩm mà cần có thêm việc lựa chọn nguyên liệu, kết hợp với chế biến và gia vị để giúp cho bữa ăn thật hoàn hảo và bổ dưỡng.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết của nước điện giải để cập nhật thêm tin tức mới nhất.
Gợi ý cho bạn về khẩu phần ăn trong 1 ngày
Từ tình trạng dinh dưỡng ta có thể đánh giá khẩu phần ăn đủ hay thiếu, nếu đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể thì tình trạng dinh dưỡng của cơ thể sẽ đạt mức ổn định hay là tốt, nếu đáp ứng thiếu nhu cầu của cơ thể thì sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy bệnh hay tình trạng cơ thể không tốt và nếu đáp ứng dư cũng vậy. Cơ thể sẽ phải tăng cường trao đổi và thải ra ngoài các chất dư thừa hay tích tụ dưới dạng mỡ, điều này cũng dẫn đến nhiều tình trạng không tốt cho cơ thể bạn. Vì thế bạn có thể tham khảo 1 số khẩu phần ăn theo bữa mà chúng tối đề cập dưới đây.
Khẩu phần bữa sáng🙁 bữa ăn chính) Năng lượng trung bình dành cho nó nên đạt 1/3 năng lượng trong cả ngày. Bữa ăn sáng cũng cần có đầy đủ các chất dinh dưỡng với tỷ lệ cân đối, gồm các nhóm: chất bột (cơm, bún, bánh mì, bánh cuốn, phở), chất đạm (thịt, trứng, sữa, cá, đậu đỗ…), chất béo (dầu, mỡ, để rán, xào, hay cho vào nước dùng, bơ để phết vào bánh mì), vitamin và muối khoáng (rau và trái cây).
Nhiều người nghĩ bữa sáng là bữa phụ nên ít ăn chất đạm như thịt, cá, trứng, đậu đỗ vào bữa ăn này. Thực ra, chất đạm cung cấp các axit amin cần thiết cho mọi cơ quan, tổ chức, đặc biệt là não, giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, trí óc minh mẫn, sáng suốt. Chất đạm rất cần có mặt trong bữa ăn sáng để giúp chúng ta làm việc, học tập có hiệu quả.
Khẩu phần bữa trưa: là bữa cung cấp năng lượng cho cơ thể nhiều nhất. Bữa ăn trưa nhẹ cũng có thể được nếu bữa sáng đã ăn nhiều, cung cấp trên 700 kcalo cho cơ thể. Nhưng dù ăn sáng có no bao nhiêu, cũng hoàn toàn không nên bỏ bữa ăn trưa. Có thể kể đến các nhóm thực phẩm cần thiết cho bữa trưa của bạn như tinh bột (cơm, bánh mì, bún), chất đạm ( thịt, trứng, sữa..) và vitamin cùng chất khoáng như trái cây, nước ép, hay rau xanh.
Nhiều gia đình Việt thường xem bữa trưa là bữa quan trọng, nhưng thật sự việc ăn trưa và sáng chỉ cách nhau 1 khoảng thời gian ngắn mà thôi nên chúng ta có thể ăn với lượng vừa phải. Ăn nhiều có thể khiến bạn có cảm giác buồn ngủ khi làm việc, khi bạn đã có bữa sáng đầy đủ và ngon lành thì việc ăn trưa nên được giảm nhẹ hơn chút ít.
Khẩu phần ăn bữa tối: Đây bữa ăn chuyển tiếp trong ngày nên việc lựa chọn thực phẩm cũng như thưởng thức bữa ăn cần được xem nhẹ hơn so với 2 bữa ăn kia trong ngày, đa số người Việt vẫn có thái quen ăn khuya, ăn tối khá nhiều. Việc này đôi khi dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe, tâm trạng khi ngủ và thức dậy. Vì thế để đảm bảo cho bữa ăn tối thật ngon lành và hợp lí thì bạn cần lựa chọn các nhóm thực phẩm đầy đủ tinh bột, đạm, vitamin nhưng với số lượng ít hơn để đảm bảo cơ thể luôn trong trạng thái tốt nhất.
Để đảm bảo cho sức khỏe khi nấu ăn bạn nên sử dụng thêm cả máy lọc nước và máy lọc không khí để có thể cải thiện được chất lượng cuộc sống của mình.