Có nên ăn gạo thường xuyên không và những giá trị dinh dưỡng có trong gạo

Tác giả: CatTien Đăng ngày: 20/03/2022 Lần cập nhập cuối: 27/03/2022

Cơm là món ăn chính không thể thiếu trong bữa ăn gia đình của người Việt. Chính vì vậy mà gạo là thứ rất quen thuộc với chúng ta từ bé. Tuy nhiên, ít ai lại để ý tới thành phần chất dinh dưỡng trong gạo bao gồm những gì. Và bạn đã bao giờ đặt câu hỏi tại sao gạo lại được sử dụng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày mà chúng ta không chán như vậy không? Và liệu có những lưu ý gì khi sử dụng gạo để đạt giá trị dinh dưỡng cao nhất? Hãy cùng nước uống điện giải trả lời câu hỏi này trong bài viết dưới đây ngay nào!

Những giá trị dinh dưỡng có trong gạo

Gạo là nguyên liệu dùng để nấu thành cơm, là một món ăn truyền thống của nước ta. Vậy trong gạo có những thành phần dinh dưỡng nào mà lại được ưa chuộng, gắn bó với người dân Việt Nam qua bao đời như vậy? Thực chất giá trị dinh dưỡng trong gạo phụ thuộc phần lớn vào loại gạo và phương pháp bảo quan, chế biến.

Protein

Tùy theo giống gạo và điều kiện bảo quản khác nhau mà hàm lượng protein gạo sẽ khác nhau, dao động khoảng từ 7 – 8,5% . Protein trong gạo có glutelin, anbumin và globulin nhưng không có prolamin nên bột gạo không mềm dẻo như bột mì. Protein trong gạo nghèo lysin nên sẽ là yếu tố hạn chế trong số các acid amin của gạo. Đây chính là lý do tại sao khi ăn cơm, bạn nên kết hợp ăn cùng với thức ăn động vật và đậu đỗ để đảm bảo tính cân đối giữa các acid amin trong khẩu phần, đồng thời đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể phát triển toàn diện.

Glucid trong gạo

Có nên ăn gạo thường xuyên không và những giá trị dinh dưỡng có trong gạo
Có nên ăn gạo thường xuyên không và những giá trị dinh dưỡng có trong gạo

Hàm lượng glucid gạo gồm có tinh bột và xenluloza, chiếm đến 70 – 80%. Thành phần của các hạt tinh bột gồm aminopectin và aminoza. Các phân tử aminopectin do bản chất cấu trúc nên tiêu hoá chậm hơn aminoza. Hơn nữa, trong quá trình chín sau thu hoạch thì một phần aminopectin sẽ chuyển thành aminoza. Do đó nên ăn cơm gạo mới bao giờ bạn cũng cảm nhận được nó dẻo và thơm ngon hơn cơm gạo cũ. Thành phần xenluloza trong gạo có tác dụng kích thích tiêu hoá, không cản trở thuỷ phân tinh bột.

Vitamin và khoáng chất khác

Gạo là nguồn dinh dưỡng chứa rất ít vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, trong gạo vẫn có một lượng vitamin cũng như khoáng chất đáng kể tập trung trong cám gạo và mầm gạo. Tuy nhiên những thành phần này chủ yếu là của gạo nâu, chứ không phải gạo trắng. Đây chính là một trong những Lý giải vì sao gạo lứt được nhiều người dùng yêu thích và lựa chọn hiện nay.

– Mangan: là chất cần thiết cho sự trao đổi chất, tăng trưởng, phát triển và hệ thống chống oxy hóa của cơ thể.

– Selen: là thành phần của selenoproteins – một chất có nhiều chức năng quan trọng khác nhau trong cơ thể

– Vitamin B1: là chất cần thiết cho sự trao đổi chất và chức năng của tim, cơ bắp và hệ thần kinh.

 – Vitamin B3: chủ yếu dưới dạng axit nicotinic. Ngâm gạo trong nước trước khi nấu ăn có thể làm tăng khả năng hấp thu chất này

– Magie: nồng độ magiê thấp có thể dẫn đến một số bệnh mãn tính do đó, đây là dưỡng chất cần được cung cấp đầy đủ cho cơ thể.

– Đồng: thiếu đồng có thể có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch

Các hợp chất thực vật quý

Có nên ăn gạo thường xuyên không và những giá trị dinh dưỡng có trong gạo
Có nên ăn gạo thường xuyên không và những giá trị dinh dưỡng có trong gạo

Gạo trắng có chứa khá ít chất chống oxy hóa và các hợp chất thực vật. Tuy nhiên, cám gạo nâu có thể là một nguồn giàu axit ferulic, lignans, và axit phytic.

Một số thói quen ăn gạo không tốt

Ăn gạo sống

Không ít người có thói quen ăn gạo sống mà không hề biết rằng những hậu quả có thể xảy ra do thói quen xấu này. Các rủi ro có thể kể đến như gây ngộ độc thực phẩm, gặp các vấn đề về tiêu hoá, mắc hội chứng rối loạn ăn uống, chỉ thèm ăn thực phẩm không có dinh dưỡng. Ngoài ra nếu ăn gạo sống trong thời gian dài có thể gây các triệu chứng mệt mỏi, rụng tóc, thiếu máu, suy dinh dưỡng, đau bụng, hư răng,…

Ăn cơm nguội quá nhiều

Cơm nguội sẽ rất tốt nếu bạn biết cách bảo quản chúng một cách hợp lý. Tuy nhiên nếu ăn cơm nguội quá nhiều có thể gây ra một số nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ như tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, buồn nôn,…

Không nhai kỹ khi ăn

Đây thực sự là một thói quen không tốt. Bạn nên luyện tập việc nhai kỹ bất kỳ loại thức ăn nào đưa vào cơ thể kể cả cơm gạo. Đặc biệt nếu bạn không nhai kỹ có thể gây rối loạn tiêu hoá, hạn chế sự hấp thu các chất dinh dưỡng, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm, dễ tăng cân, tạo căng thẳng,…

Tóm lại, bạn nên cố gắng thay đổi những thói quen sử dụng gạo không tốt để hạn chế tối đa những rủi ro có thể gặp phải bạn nhé!

Những lưu ý khi sử dụng gạo

1. Không ăn gạo đã để trong thời gian dài (gạo cũ) dù chúng đã có hiện tượng ẩm mốc hay chưa.

2. Lựa chọn loại gạo sạch, không chứa chất bảo quản.

3. Không nên ngâm gạo quá lâu và vo gạo quá kỹ sẽ làm thay đổi hoặc giảm đáng kể các chất dinh dưỡng của gạo

4. Tuỳ vào nhu cầu cơ thể để cung cấp đầy đủ lượng gạo (cơm) đưa vào cơ thể. Tránh việc ăn quá nhiều và nhanh khi bạn muốn giảm cân chẳng hạn,…

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về gạo và công dụng của gạo mang lại cho sức khỏe con người. Hy vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích với bạn, giúp bạn dễ dàng lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng hơn.

Ngoài việc ăn uống hợp lý, bạn cũng nên chăm sóc sức khoẻ gia đình mình bằng việc sắm một máy lọc nước và máy lọc không khí giúp cải thiện môi trường sống của gia đình bạn nhé! Chúc bạn thành công!

Bài viết liên quan: Gạo lứt đen có gì đặc biệt và lượng giá trị dinh dưỡng có trong gạo lứt đen

Bài viết mới