Ung thư tuyến tụy phá hủy sức khỏe bạn như thế nào
Ung thư tuyến tụy là một bệnh lý phổ biến ở nước ta, là bệnh ung thư gây tử vong cao thứ 5. Ung thư tuyến tụy có tiên lượng rất xấu do các triệu chứng của bệnh thường rất mơ hồ, người bệnh khó phát hiện ở những giai đoạn đầu. Theo thống kê, tại Mỹ mỗi năm chỉ có 10% số bệnh nhân phát hiện ở những giai đoạn đầu, 53% số bệnh nhân phát hiện bệnh khi bệnh đã tiến vào tình trạng nặng. Vậy ung thư tụy nguy hiểm như thế nào ? Các giai đoạn của ung thư tuyến tụy?
Các giai đoạn phát triển bệnh của ung thư tuyến tụy
Mọi người thường rất lo sợ khi nghe tin bản thân hoặc người thân mắc phải những căn bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tụy, một trong những căn bệnh ung thư có khả năng gây tử vong rất cao . Để có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về các giai đoạn phát triển của bệnh để hiểu rõ hơn về từng mức độ nguy hiểm thao các giai đoạn bệnh.
Các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư tuyến tụy được chia làm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Tế bào ung thư mới xuất hiện và chỉ tồn tại trong tuyến tụy.
- Giai đoạn 2: Tế bào ung thư tấn công các mô, cơ quan khác trong ổ bụng hoặc các hạch bạch huyết xung quanh.
- Giai đoạn 3: Tế bào ung thư lan ra các mạch máu chính, gây tắc nghẽn, và lan ra các hạch bạch huyết gần đó.
- Giai đoạn4: Tế bào ung thư đã xâm lược đến những cơ quan ở xa trong cơ thể như gan, phổi,…
Bệnh ung thư tuyến tụy có nguy hiểm không
Bệnh ung thư tuyến tụy là một bệnh lý hết sức nguy hiểm. Theo thống kê, hằng năm có tới 95% số người không may gặp phải căn bệnh này đã tử vong và đa số các trường hợp phát hiện bệnh khi bệnh tình đã bước sang những giai bệnh nặng. Do việc phát hiện tình trạng bệnh muộn khiến cho đa số bệnh nhân đã bỏ qua “thời gian vàng” trong điều trị, khiến cho tỉ lệ chữa trị thành công giảm thấp và tỉ lệ tử vong nâng cao.
Theo như báo cáo trong thống kê của Tổ chức y tế thế giới, hằng năm có tới 458918 ca mắc /một năm và có tới 432242 người không thể qua khỏi. Bệnh ung thư tụy có tiên lượng rất xấu, trung bình, tỉ lệ người sống trên 5 năm chỉ chiếm 9.2%. Tại Mỹ, những người phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm chỉ chiếm 10%, trong khi đó, những người phát hiện bệnh khi bệnh đã bước sang giai đoạn 4 là 53% mà thời gian sống của những bệnh nhân đã bước sang giai đoạn 4 chỉ kéo dài từ 2 đến 6 tháng. Ở giai đoạn này, mục đích của việc điều trị không còn là chữa khỏi cho người bệnh nữa mà là làm giảm bớt những tổn thương về thân thể của người bệnh do bệnh tật gây ra và cố gắng kéo dài thời gian sống.
Tại sao phát hiện bệnh sớm lại tốt
Thông thường, phần lớn các bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao, nguyên nhân chủ yếu do không phát hiện bệnh kịp thời để bệnh chuyển biến sang những giai đoạn nghiêm trọng. Phát hiện bệnh sớm không những tăng khả năng điều trị khỏi bệnh cao hơn, ngoài ra, quá trình điều trị cũng đơn giảm hơn, ảnh hưởng của bệnh đối với cơ thể cũng sẽ phần nào thuyên giảm. Phát hiện bệnh sớm khi khối u còn nhỏ, thao tác can thiệt của các y bác sĩ cũng sẽ dễ dàng hơn, không ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Vì vậy, mọi người trong chúng ta biến việc khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần trở thành việc thường niên để có thể sớm phát hiện ra các mầm bệnh trong cơ thể, không chỉ là mầm bệnh ung thư tuyến tụy mà còn là các mầm bệnh nguy hiểm khác. Người bệnh một khi phát hiện được những dấu hiệu đáng nghi về tình trạng sức khỏe của mình, nên tìm đến những trung tâm uy tín về phương diện y tế để được hỗ trợ khám và chữa trị nếu như không may mắn mắc phải bệnh này. Những trung tâm y tế lớn thường có đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao để phụ trách hỗ trợ vấn đề của người bệnh.
Lưu ý gì với bệnh nhân ung thư tuyến tụy
– Đối với những bệnh nhân mắc phải ung thư tuyến tụy, chế độ dinh dưỡng là một điều rất đáng được lưu tâm:
- Nên ăn nhiều trái cây và rau quả, ít nhất 5 phần rau và trái cây không chữa tinh bột trong mỗi khẩu phần ăn. Rau đã qua chế biến sẽ dễ ăn hơn so với rau sống. Đặc biệt quan tâm đến những loại trái cây họ cam quýt, rau cải và rau lá xanh, có nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa, và phytochemical.
- Bổ sung các thực phẩm giàu protein như trứng, bơ đậu phộng, thịt gia cầm, đậu hũ, cá, … có tác dụng sửa chữa các tế bào mô và cơ, thúc đẩy hệ miễn dịch.
- Carbonhydrate phức tạp không làm lượng đường trong máu tăng nhanh như carbonhydrate đơn giản. Các thực phẩm bổ sung tinh bột nhiều chất xơ như khoai tây, đậu lăng, cháo bột yến mạch, gạo lứt,…. sẽ bổ sung cho cơ thể thật nhiều năng lượng.
- Chất béo lành mạnh (bao gồm chất béo không bão hòa đơn và đa) rất cần thiết cho cơ thể, rất tốt đối với sức khỏe chung, cung cấp năng lượng, duy trì nhiệt độ cho cơ thể. Một số những thực phẩm chứa chất béo lành mạnh nên có trong khẩu phần ăn của người bệnh như: quả bơ, các loại quả hạt, dầu ooliu,…
- Nên tránh các loại thịt đỏ và các thịt chế biến. Trong những nghiên cứu của các nhà khoa học của trường đại học California của Mỹ đã chỉ ra rằng có một loại đường trong những loại thịt đỏ có tác dụng làm tăng kích thước khối u, làm tăng nguy cơ ung thư.
- Hạn chế các món chế biến bằng cách chiên, xào có nhiều dầu mỡ. Những thức ăn này không chỉ làm tăng nguy cơ béo phì mà còn có thể gây ra các bệnh lý như tiêu chảy, đầy hơi.
- Nghiêm cấm sử dụng các loại rượu, một trong những nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ ung thư, vừa làm tăng các triệu chứng của ung thư.
- Mỗi ngày, uống thêm một lượng nước điện giải phù hợp với tình trạng sức khỏe. Nước điện giải có rất nhiều những công dụng hữu ích đối với sức khỏe như tăng cường sức đề kháng, bổ sung khoáng chất cần thiết cho cơ thể, trung hòa axit trong dạ dày, góp phần đưa độ pH trong dạ dày trở lại mức bình thường.
– Ngoài chế độ dinh dưỡng, môi trường sống của người bệnh cũng rất quan trọng.
- Sử dụng máy lọc không khí để tiêu diệt sạch những ô nhiễm trong không gian sống. Ô nhiễm không khí cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đối với bệnh ung thư tuyết tụy. Sử dụng máy lọc không khí trong gia đình, không chỉ có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn trong không khí, còn có thể loại bỏ sạch những bụi bẩn, các loại bụi mịn, những chất gây dị ứng trong không khí, loại bỏ mùi hôi khó chịu, hút ẩm, cấp ẩm cho da và tóc, bắt muỗi,…
- Sử dụng máy lọc nước để đảm bảo bản thân và gia đình sử dụng nguồn nước đã sạch khuẩn. Bằng những công nghệ lọc tiên tiến, hiện đại, máy lọc nước có thể lọc sạch những loại vi khuẩn, tạp chất mà mắt thường không thể nhìn thấy, cung cấp cho gia đình nguồn nước trong lành nhất. Sử dụng máy nước không những tiện lợi khi ta có thể dùng trực tiếp nguồn nước mà không phải đun, vừa tiết kiệm ga và điện đun nước, vừa đảm bảo nguồn nước sạch sẽ, an toàn cho hệ tiêu hóa và đường ruột.
– Ngoài 2 yếu tố trên, thói quen sinh hoạt của người bệnh cũng là một vấn đề lớn.
- Từ bỏ ngay thói quen hút thuốc, khói thuốc vô cùng độc hại, tỉ lệ mắc bệnh của một người không hút thuốc những sống trong môi trường có khói thuốc so với tỉ lệ mắc bệnh của người bình thường cao gấp 2 lần.
- Kiên trì rèn luyện thể dục thể thao đều đặn, tập luyện với cường độ phù hợp với sức khỏe của bản thân, tập thiền, tập yoga, không những có thể giúp cơ thể khỏe mạnh, còn giúp tinh thần người bệnh vui khỏe.
- Chăm sóc về mặt tinh thần cho người bệnh, động viên, khuyến khích người bệnh tích cực điều trị bệnh tình, không được để người bệnh lo âu, stress, chán nản, tiêu cực, có ý muốn buông xuôi, đầu hàng bệnh tật. Thực tế đã chứng minh được rằng, một người luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, tích cực có thể sống lâu hơn so với chuẩn đoán ban đầu mà bác sĩ đưa ra.