Bị bệnh hắc lào ở mặt có sao không? Có ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?
Hắc lào là bệnh vô cùng phổ biến ở các quốc gia ở vùng nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam. Đây được xem là căn bệnh da liễu phổ biến nhưng vô cùng nguy hiểm, khó trị, ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống và tâm lý của người bệnh. Hắc lào có thể xuất hiện ở khắp bộ phận trên cơ thể người. Đặc biệt hắc lào ở vùng mặt thường là tình trạng dễ gặp và khó tránh khỏi đối với một số người. Hắc lào ở mặt gây nhiều biểu hiện khó chịu, ngứa ngáy, nóng rát cho vùng da mặt và đặt biệt ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, khiến cho người bệnh cảm thấy mất tự tin, bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày rất nhiều. Hãy cùng tìm hiểu bệnh hắc lào ở mặt để hiểu hơn về căn bệnh này nhé!
Hắc lào ở mặt là gì?
Bệnh hắc lào ở mặt (Tinea faciei hoặc Facial ringworm) còn được biết qua tên gọi dân gian: bệnh lác đồng tiền ở mặt hoặc nấm da ở mặt. Bệnh hắc lào ở vùng mặt được xem là một dạng biến thể của bệnh hắc lào gốc, thường xuất hiện ở các vùng da trên mặt như má, mũi, cằm, trán và quanh mắt và quanh miệng.
Bệnh gây ngứa, khó chịu cho vùng da bị tổn thương, ngoài ra còn mất vẻ thẩm mỹ khiến cho người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm. Vùng mặt được xem là vùng dễ phát bệnh và bị ảnh hưởng nhiều nhất do khả năng tiếp xúc với nấm gây bệnh rất cao nếu như không đảm bảo vệ sinh môi trường sống hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh hắc lào khác.
Biểu hiện có thể dễ dàng nhận thấy khi bị bệnh hắc lào ở vùng mặt là xuất hiện trên mặt những đốm đỏ có hình tròn như đồng tiền xu, kích thước đa dạng lớn nhỏ, có viền xung quanh làm ranh giới với những vùng da chưa bị nhiễm bệnh. Các đốm có thể lan sang những vùng da khác nếu như không biết cách chữa trị, vệ sinh vết thương nhiễm hắc lào đúng cách, ngoài ra hắc lào ở vùng mặt nếu không biết cách điều trị kịp thời và phù hợp có thể dẫn đến hậu quả để lại sẹo trên mặt cho người bệnh.
Bệnh có thể tái phát nếu như không được điều trị dứt điểm.
Nguyên nhân bị hắc lào ở mặt
Nguyên nhân đến từ các loại vi nấm như: Microsporum, Trichnophyton, Epidermophyton.
Các loại vi nấm này bắt nguồn từ lông động vật, gia súc, gia cầm, các loài gặm nhấm và từ đó lây sang người.
Bệnh hắc lào ở mặt có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi lứa tuổi: từ trẻ em đến người trưởng thành đến người già. Nhưng đặc biệt nhóm trẻ em từ 02 đến 10 tuổi sẽ dễ mắc nhất do một vài lý do đặc biệt về thể chất như: sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch kém không đủ chống chọi với các loại vi khuẩn, nấm gây bệnh; làn da của trẻ nhỏ vô cùng mỏng và yếu chính vì vậy là nguyên nhân để các loại nấm hắc lào ở mặt tấn công và gây bệnh dễ dàng hơn. Ngoài ra, một thói quen thường gặp ở trẻ nhỏ đó là sử dụng chung đồ chơi, da kề da thân mật với người lớn như: hôn, nựng má,… có thể tăng khả năng tiếp xúc với nguồn bệnh lên khá cao.
Ngoài ra, khí hậu nóng ẩm cũng tăng khả năng mắc bệnh hắc lào ở mặt cao hơn những vùng khí hậu hanh khô, vì đây là điều kiện thuận lợi để các loại nấm có thể sinh sôi và phát triển.
Không vệ sinh thân thể, da mặt thường xuyên cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh hắc lào ở mặt. Việc rửa mặt, vệ sinh hằng ngày giúp loại bỏ những bụi bẩn, ổ vi khuẩn ở trong nang lông sau một ngày dài, giúp cho làn da luôn thông thoáng, không tiết ra quá nhiều dầu nhờn sinh ra mụn, vi khuẩn và nấm mặt.
Sử dụng chung dụng cụ cá nhân là một thói quen cần loại bỏ ngay để tránh bị nhiễm bệnh hắc lào ở vùng mặt như: dùng chung khăn tắm, khăn mặt, bao gối, mền,… Đây là thói quen thường thấy trong một số gia đình, đặc biệt là một số cặp vợ chồng, cha-mẹ-con cái, tuy nhiên, về lâu dài có thể lây lan rất nhiều loại bệnh về da nói chung và nấm hắc lào nói riêng
Bị hắc lào ở mặt có nguy hiểm không?
Tùy vào thời gian ủ bệnh thì mức độ nguy hiểm của bệnh cũng sẽ khác nhau. Sau đây là thời gian và mức độ bệnh phổ biến ở các bệnh nhân mắc bệnh hắc lào ở các vị trí khác nhau trên cơ thể:
Dưới 01 tháng: giai đoạn này bệnh còn khá nhẹ, việc chữa đơn giản, dễ dàng hơn những giai đoạn sau. Có thể tham khảo và sử dụng những dòng thuốc tây y, đông y để điều trị và đặc biệt phải điều trị tận gốc, không để bệnh tái phát sẽ rất khó điều trị về sau.
Dưới 01 năm: bệnh đã bước vào giai đoạn diễn biến. Ở vùng da tổn thương lan rộng và sâu, khả năng để lại sẹo tương đối cao.
Trên 01 năm: vi khuẩn hắc lào đã có nguy cơ cao ăn vào trong máu, sẽ thường xuyên tái bệnh cũng như bệnh nhân cần chấp nhận sống chung cả đời với hắc lào.
So với những vị trí nhiễm hắc lào khác như: tay, chân, mông, lưng,…, thì bệnh hắc lào ở mặt có tính nguy hiểm cao hơn. Một phần là do vùng da mặt tương đối nhạy cảm và dễ bị nhiễm trùng, khi bị nhiễm trùng có thể dẫn đến tình trạng nổi nhọt, mưng mủ. Vùng da mặt cũng thường chịu tác động vật lý nhiều hơn những vùng da khác.
Nhiễm khuẩn nặng có thể khiến vùng da đó bị hoại tử nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
Hậu quả của bệnh hắc lào ở mặt
Di chứng của bệnh hắc lào ở mặt có thể thấy là nếu không điều trị đúng cách và kịp thời sẽ để lại sẹo vĩnh viễn ở mặt. Sẹo là mối e ngại và đáng sợ với mỗi người vì khiến ta mất tự tin và bất lợi trong giao tiếp hằng ngày, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống rất nhiều.
Ngoài ra bệnh hắc lào ở mặt khi không được điều trị dứt điểm sẽ tái phát thường xuyên , ảnh hưởng đến những vùng da khác trên mặt hoặc trên cơ thể. Vì da bị khuẩn nên sẽ trở nên yếu và nhạy cảm hơn, khiến cho người bệnh dễ dị ứng, mẫn cảm với các loại nước sinh hoạt hoặc các loại mỹ phẩm.
Để giảm thiểu khả năng bị bệnh hắc lào ở mặt cần trang bị những thiết bị lọc không khí, lọc nước thông minh và đặc biệt quan tâm nguồn nước điện giải nạp vào cơ thể hằng ngày phải đủ và sạch.