Bạn nên biết: Suy tim có chữa được không và nguy hiểm ra sao

Tác giả: Bùi Hoài Thương Đăng ngày: 17/12/2021 Lần cập nhập cuối: 18/12/2021

Ngoài bệnh nhồi máu cơ tim, suy tim cũng là một trong những căn bệnh tim nguy hiểm và thường gặp ở nước ta, theo ước tính, có tới 1.6 triệu người bị bệnh. Vậy bệnh suy tim là bệnh gì ? Suy tim có chữa được không và nguy hiểm ra sao ?

Bạn nên biết:Suy tim có chữa được không và nguy hiểm ra sao

Suy tim là gì ?

Suy tim là một hội chứng lâm sàng vô cùng phức tạp, là tình trạng tim bị suy yếu do các thực thể bị tổn thương cũng như rối loạn các chức năng tim khiến cho tim không đủ khả năng nhận máu (tổn thương tâm thu) hay không đủ khả năng tống máu (tổn thương tâm trương) để đảm bảo cho các hoạt động của cơ thể.

Người bị bệnh suy tim sẽ bị giảm khả năng hoạt động cũng như chất lượng sống, người bệnh hay mệt mỏi, khó thở, thậm chí bị ho. Những hoạt động thường ngày đơn giản như lao cầu thang, chạy bộ hay mang vác vật nặng cũng khiến người bệnh vô cùng chật vật, nhọc nhằn. Nếu người bệnh quá sức có thể bị ứ dịch dẫn đến sung huyết phổi và phù ngoại vi. người bị bệnh suy tim sẽ đứng trước nguy cơ tử vong rất cao.

Suy tim có nhiều cấp độ, có từ suy tim độ 0, suy tim độ 1, …, suy tim độ 6.

Suy tim có nguy hiểm không?

Suy tim thực sự rất nguy hiểm. Nó không chỉ dẫn đến những biến chứng vô cùng nghiêm trọng mà còn có thể dẫn đến tử vong ở người bệnh. Khi phát hiện những triệu chứng của suy tim, hãy đến cơ sở y tế uy tín trong thời gian sớm nhất để được hỗ trợ khám chữa và điều trị kịp thời, tránh bỏ lỡ “thời gian vàng” chữa bệnh dẫn đến những kết quả không mong muốn.

Suy tim ở trẻ sơ sinh

Suy tim không thể làm ảnh hưởng đến cả hai bên, chỉ có thể ảnh hưởng đến bên phải hoặc bên trái nhưng cũng có thể làm suy yếu cả hai bên.

Khi bị suy tim phải, máu không được bơm đến phổi và bị ứ đọng ở buồng tim này, chảy ngược lại tâm nhĩ phải và đi xuống phần dưới cơ thể, làm cho bàn chân, mắt cá chân hay bụng bị phù nề vì ứ dịch.

Khi bị suy tim trái, máu không được bơm qua động mạch chủ đến các cơ quan khác trong cơ thể, ứ đọng lại buồng tim trái và chảy ngược lại động mạch phổi, gây phổi , dẫn đến các biểu hiện như khó thở và thở gấp.

Ngoài ra, suy tim làm tình tình trạng lưu thông máu kém hiệu quả, dẫn đến cơ thể trẻ mệt mỏi, kém tăng trưởng.

Suy tim ở trẻ sơ sinh, có thể nhận thấy thông qua các triệu chứng liên quan đến hô hấp, không chịu bú mẹ, tăng trưởng kém, huyết áp thấp hay đổ mồ hôi quá mức. Trong một vài trường hợp, bệnh suy tim có thế gây ra các triệu chứng giống như các bệnh lý khác như đau bụng, nhiếm trùng đường hô hấp hay viêm phổi.

Suy tim ở người cao tuổi

Suy tim là biến chứng nguy hiểm của một số bệnh lý ở người cao tuổi như bệnh mạch vành, tăng huyết áp, bệnh tim bẩm sinh, van tim hẹp, rối loạn nhịp tim, tiểu đường , tuyến giáp, hở van tim, …. Những ca bệnh ở người trên 65 tuổi chiểm 20% tổng số ca nhập viện và chiếm khoảng 85% số ca tử vong.

Ở những giai đoạn đầu của bệnh, triệu chứng của bệnh thường ít được biểu hiện nên người bệnh khó phát hiện ra bệnh trạng của mình. Một số triệu chứng biểu hiện rõ rệt khi bệnh bước sang giai đoạn 3 hoặc giai đoạn 4 : khó thở, hụt hơi khi gắng sức, nặng ngực, đau thắt lồng ngực, rối loạn nhịp tim, ho khan hoặc ho ra dịch dính máu, mệt mỏi, mất ngủ, hoa mắt chóng mặt, phù chân , trướng bụng, tăng cân đột ngột, trầm cảm,…

Suy tim bẩm sinh

Bệnh tim bẩm sinh là những dị tật của cơ tim, van tim, buồng tim có ngay khi còn trong bào thai và sau khi sinh vẫn còn. Những dị tật làm ảnh hưởng đến chức năng của tim, ảnh hưởng đến khả năng tuần hoàn máu của tim, dẫn đến suy tim, một bệnh lý phổ biến là suy tim sung huyết.

Có hai nguyên nhân dẫn đến suy tim bẩm sinh :

  • Do yếu tố di truyền trong gia đình
  • Do môi trường sống cũng như cách sinh hoạt hằng ngày.

Suy tim toàn bộ

Suy tim toàn bộ có thể gây ra hai triệu chứng là triệu chứng suy tim cấp tính hawojc suy tim mạn tính. Trong trường hợp bị suy tim cấp, những triệu chứng về tim sẽ xuất hiện một cách đột ngột và biến mất một cách nhanh chóng, những người sống xót sau cơn nhồi máu cơ tim sẽ thường là đối tượng của tình trạng này. Trong trường hợp bị suy tim mạn tính (đa phần suy tim toàn bộ đều là suy tim mạn tính) , các triệu chứng thường xảy ra liên tục và kéo dài.

Suy tim nguy hiểm như thế nào?

Bạn nên biết:Suy tim có chữa được không và nguy hiểm ra sao

Suy tim vốn không chỉ là một bệnh lý về tim mà nó là một hội chứng với rất nhiều triệu chứng nghiêm trọng liên quan đến tim mạch. Nếu không phát hiện và điều trị suy tim kịp thời, bệnh lý này có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Sau đây là một số những biến chứng phổ biến của bệnh suy tim :

  • Đột quỵ và nhồi máu cơ tim: Suy tim khiến quá trình lưu thông máu không được hiệu quả, dẫn đến xuất hiện những cục máu đông gây tắc nghẽn trong lòng các động mạch vành, dẫn đến biến chứng nhồi máu cơ tim và đột quỵ não, nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong ngay tức khắc.
  • Tổn thương gan: Lưu thông máu kém hiệu quả khiến cho việc bơm máu đi nuôi các bộ phận khác trong cơ thể bị suy giảm, máu không được bơm đi khắp cơ thể mà bị ứ động lại tại tim, gây áp lực lên gan, gây tổn thương cho gan, khiến chức năng gan suy giảm.
  • Suy thận: Lưu thông máu kém hiệu quả cũng khiến cho các cơ quan nội tạng khác ở xa tim, trong đó có thận chịu ảnh hưởng nặng nề. Không nhận đủ lượng oxy cũng như lượng dưỡng chất cần thiết khiến cho thận bị suy yếu. Người bị bệnh suy thận sẽ đứng trước nguy cơ phải lọc máu, cùng các biện pháp điều trị kết hợp khác, khiến sức khỏe người bệnh sụt giảm nghiêm trọng.
  • Ảnh hưởng đến van tim: Máu tích tụ trong tim, lâu dần làm giảm chức năng của van tim – một bộ phận có nhiệm vụ đóng mở để dòng máu chảy theo chiều nhất định.
  • Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim bị rối loạn do suy tim khiến cho buồng tim 2 bên trái – phải không thể cùng co bóp.
  • Phù phổi cấp – Giảm chức năng hô hấp: Lượng máu lớn bị ứ đọng tại phổi, gây cản trở cho quá trình trao đổi khí, khiến cho người bệnh gặp tình trạng khó thở, ho, ho ra bọt khí. Tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến phù phối cấp với những triệu chứng như khó thở đột ngột , dữ dội, ho ra bọt khí hồng tại miệng, mũi,….gây ra trọng thái “chết đuối trên cạn” – Suy hô hấp.

Suy tim có chữa được không?

Do sự biến đổi về cấu trúc cơ tim không thể phục hồi lại như cũ nên trên thực tế, suy tim không thể được chữa khỏi hoàn toàn. Nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực theo phương pháp chính xác và điều kiện diều trị tốt, thì những trường hợp bệnh không chữa khỏi hoàn toàn vẫn có thể kiểm soat bệnh trong nhiều năm.

Nếu nguyên nhân suy tim ở người bệnh là do bị hẹp hoặc hở van tim, có thể thay van tim sinh học hoặc van tim nhân tạo, trong trường hợp này , nếu thay van ở trạng thái tim còn bù, người bệnh có cơ hội được chữa khỏi hoàn toàn. Nếu trong trường trường bệnh mạch vành gây ra suy tim ở người bệnh, ta có thể kết hợp uống thuốc cùng phẫu thuật để điều trị bệnh mạch vành cũng như bệnh tim.

Nhưng như đã đề cập ở phần trên, đa số các trường hợp bị suy tim là do các bệnh lý khác dẫn đến, lúc này, cấu trúc tim bị biến dạng không thể chữa khỏi.

Điều trị suy tim

Để có thể điều trị suy tim hiệu quả, bệnh nhân cần đến các cơ sở uy tín uy tín để được thăm khám và điều trị bằng những phương pháp phù hợp nhất với tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, kết hợp với việc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, chăm sóc tại nhà cũng là một yếu tố rất quan trọng quyết định hiệu quả của việc chữa bệnh.

– Thay đổi chế độ ăn uống : chế độ ăn uống rất quan trọng với người bệnh, người bệnh cần có một chế độ ăn uống riêng biệt để tăng cường sức khỏe và giảm các triệu chứng của tim.

  • Ưu tiên các loại trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại thức phẩm ít béo từ sữa, thịt nạc, trứng, dầu thực vật,…
  • Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều muối, chất béo xấu, thực phẩm tinh chế sanx, thực phẩm đóng hộp.
  • Hạn chế các loại đồ uống kích thích như rượu bia, cà phê,…
  • Nên uống nước điện giải mỗi ngày để bổ sung khoáng chất cũng như tăng cường sức đề kháng.

– Thay đổi cách sinh hoạt:

  • Kiểm soát stress, tập thể dục, bỏ thuốc lá.
  • Thay đổi môi trường sống, sử dụng máy lọc nước cũng như máy không khí để không gian sống cũng như nguồn nước được đảm bảo hơn.

 

Bài viết mới