Bệnh đau mắt hột không nên chủ quan. Bệnh đau mắt hột nguy hiểm như thế nào?
Bệnh đau mắt hột là một bệnh lý phổ biến về mắt, có khả năng làm giảm thị lực của người bệnh. Bệnh đau mắt hột có thể bắt gặp ở bất kì ai, bất kì độ tuổi nào, và có thể lây nhiễm từ người này sang người khác. Vậy bệnh đau mắt hột là gì? Bệnh đau mắt hột có thể tự khỏi không? Bệnh đau mắt hột nguy hiểm như thế nào?
Bệnh đau mắt hột là gì?
Bệnh đau mắt hột là một bệnh viêm giác mạc và kết mạc. Nguyên nhân gây ra bệnh này là do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây ra. Do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của mắt hay tiếp xúc qua dùng chung đồ vật với người mắc bệnh mà bệnh đã bước vào thời kì mạn tính thì bệnh rất dễ lây lan trở thành một dịch bệnh.
Xuất hiện các hột ở mắt là tổn thương cơ bản của bệnh này. Các hột to lên và nổi trên bề mặt khi mà bệnh bước sang những giai đoạn nặng hơn, các hột này có thể sẽ bị vỡ và tạo thành sẹo kết mạc. Sụn mi ngắn lại và bờ bị mi lộn vào trong gây phát triển các lông quặm khi mà các sẹo kết mạc ở mức độ nặng.
Những tình trạng như loét giác mạc, thủng giác mạc, viêm nội nhãn có thể sẽ bị xảy ra khi lông quặm không điều trị, gây ảnh hưởng tới thị lực, thậm chí là khiến cho người bệnh có thể bị mù vĩnh viễn. Ngoài ra, thị lực của bệnh nhân cũng có thể bị ảnh hưởng do một số các biến chứng của bệnh như khô mắt, viêm bờ mi…
Bệnh đau mắt hột có tự khỏi không?
Tùy vào từng tình trạng bệnh khi phát hiện và cách xử lí của từng người mà bệnh đau mắt hột có thể tự khỏi hay không. Nếu như bệnh được phát hiện sớm, tình trạng bệnh còn nhẹ, môi trường sống có điều kiện vệ sinh tốt, người bệnh biết cách xử lí cũng như giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung thì bệnh đau mắt hột có thể tự khỏi và không có biến chứng dẫn đến làm mù lòa người bệnh. Ngược lại, trong trường hợp bệnh đã nặng hơn, hoặc vệ sinh môi trường sống không có điều kiện tốt, người bệnh có nhiều thói quen xấu, không giữ được vệ sinh cho bản thân và cộng đồng, không biết xử lí đúng cách, bệnh sẽ không thể tự khỏi. Trong trường hợp, người bệnh nên đến những cơ sở y tế gần nhất để được sự thăm khám của bác sĩ có chuyên môn để sớm chữa triệt để bệnh và không để lưu lại những biến chứng. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể để lại những biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh và có thể dẫn đến mù lòa.
Đau mắt hột nguy hiểm như thế nào?
Đau mắt hột tuy không phải là một căn bệnh nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh nhưng bệnh có thể để lại những biến chứng lamg ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực của người bệnh. Nếu không chữa trị kịp thời, những biến chứng ấy còn có thể dẫn đến việc bệnh nhân bị mù lòa. Bệnh đau mắt hột là bệnh lý bị gây ra bởi vi khuẩn nên có khả năng lây lan từ người sang người rất nhanh. Một người bệnh không điều trị kịp thời có thể lây sang những người xung quanh, những người xung quanh tiếp tiếp lây nhiễm và dẫn đến tạo thành dịch bệnh cả một vùng. Bệnh đã từng trở thành dịch bệnh ở một số tỉnh ở Việt Nam. Có nhiều yếu tố làm cho dịch bệnh trở nên khó trị dứt và trở thành dịch bệnh như điều kiện vệ sinh của môi trường không được tốt, thường xuyên tiếp xúc với những nguồn ô nhiễm, tạo môi trường cho ruồi – vật lây truyền trung gian – phát triển mạnh mẽ, làm dịch bệnh lây lan càng rộng, càng xa hơn.
Ngoài ra, bệnh đau mắt hột có thể dẫn đến một số những biến chứng liên quan đến mắt như:
- Viêm kết mạc mạn tính: do bị đỏ mắt, ngứa, cộm gây nên.
- Lông quặm, lông xiêu: lông mi bị xiêu vẹo, biến dạng, quặm vào bên trong do tổn thương kết mạc bờ mi. Những chiếc lông mi ấy cọ xát liên tục vào giác mạc, gây trầy xước, tổn thương, loét giác mạc, làm giác mạc bị mờ đục.
- Loét giác mạc: làm cho người bệnh sợ ánh sáng, nhức mắt, đau mắt, hậu quả là làm cho giác mạc bị biến dạng dẫn đến loạn thị, đục giác mạc.
- Loạn thị: giác mạc lởm chởm, sai lệch đường đi của ánh sáng, gây loạn thị, giảm thị lực do sạn vôi và các sẹo mắt hột cọ sát lâu ngày trên giác mạc;
- Bội nhiễm: giác mạc bị tổn thương dễ bị nhiễm virut, nhiễm khuẩn và vi nấm, dẫn đến viêm loét giác mạc do mắt hột .
Để có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh đau mắt hột cũng như giúp cho bệnh nhân trong những giai đoạn nhẹ có thể tự khỏi bệnh, chúng ta phải đặt vấn đề vệ sinh lên hằng đầu, cả vệ sinh công cộng lẫn vệ sinh cá nhân. Giữ cho môi trường sống sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp, tiêu diệt triệt để những thuận lợi cho ruồi và những loài côn trùng có hại khác phát triển. Quan tâm đến vệ sinh nguồn nước sử dụng trong nấu nướng, ăn uống và sinh hoạt. Sử dụng trong gia đình những chiếc máy lọc nước để đảm bảo nguồn nước sử dụng hằng ngày đáp ứng đủ yêu cầu vệ sinh, tiêu diệt sạch các loại vi khuẩn và loại bỏ các tạp chất có hại trong nước. Giữ vệ sinh thân thể, nhất là những bộ phận như mắt và tay. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, hợp lí khoa học để duy trì một cư thể khỏe mạnh. Bên cạnh đó, sử dụng thêm nước điện giải mỗi ngày. Nước điện giải là một sản phẩm có thể bổ sung những khoáng chất cần thiết cho cơ thể, góp phần nâng cao khả năng tự miễn dịch của cơ thể.