Bệnh hắc lào có tự khỏi được không? Nên kiêng gì để nhanh khỏi bệnh hắc lào

Tác giả: Lê Thị Ngọc Đăng ngày: 15/01/2022 Lần cập nhập cuối: 15/01/2022

Bệnh hắc lào (tên gọi khác là lác đồng tiền) là tình tạng bệnh bị nhiễm nấm ở da. Bệnh này tương đối phổ biến và hay gặp ở các quốc gia và vùng có điều kiện nhiệt đới nóng ẩm, điều kiện vệ sinh còn kém. Để hiểu rõ hơn về bệnh hắc lào cũng như các cách chữa trị khi bị bệnh hắc lào, cùng đọc bài viết sau đây.

1. Bệnh hắc lào có tự khỏi không?

1.1 Khái niệm

Trước hết cần tìm hiểu bệnh hắc lào là gì? Đây là một bệnh lý về da và ở móng do bị nhiễm nấm gây ra. Tình trạng bệnh này còn được gọi là nấm da. Theo các nghiên cứu, có khoảng hơn 40 tỷ loài nấm khác nhau có thể gây nên tình trạng về da liễu này, nhưng thường gặp nhất là:

– Trichophyton

– Microsporum

– Epidermophyton

bệnh hắc lào có tự khỏi không?
Bệnh hắc lào gây ra những vùng da dạng vòng tròn, đóng vảy

Phụ thuộc vào các vùng da bị nhiễm nấm mà chúng có các tên gọi khác nhau, ví dụ một số vị trí thường bị nấm da như:

– Bàn chân: nấm bàn chân

– Nấm bẹn: bị nấm ở háng, mặt trong của đùi, mông

– Bàn tay

– Da đầu

– Nấm móng: ở móng tay

– Các vị trí khác như chân, cánh tay…

Đây là một bệnh da liễu phổ biến, bất kể đối tượng nào cũng có thể mắc, đặc biệt là có nguy cơ cao đối với những đối tượng có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ.

1.2 Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh

Các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng nhiễm nấm da thường xuất hiện chủ yếu trên bề mặt da như

– Xuất hiện vùng da đóng vảy, dạng vòng tròn, thường gặp ở các vùng cánh tay, chân, mông, thân mình, có thể ngứa.

– Vùng da ở bên trong vòng tròn khác biệt so với da bình thường, có những lớp vảy mỏng, có khi có vết sưng đỏ.

– Các vòng da này lan rộng dần, chồng chéo lên nhau; các mảng ngứa trơn láng.

Khi tình trạng trên da có mẩn đỏ, đóng vảy thì lúc này bệnh có thể lây truyền sang cho người xung quanh. Nếu gãi ngứa hoặc cào có thể khiến vết ngứa sưng, chảy nước và tạo điều kiện cho bệnh lan rộng và nhiễm trùng nặng hơn.

1.3 Nguyên nhân của bệnh hắc lào

Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh nấm da là do một loại nấm (có tên gọi là dermatophytes) sống ký sinh trên các tế bào ở lớp da ngoài cùng của cơ thể. Bệnh hắc lào có thể bị lây truyền theo cách thức sau:

– Tiếp xúc giữa người với nhau: loại nấm da này thường lây qua bằng việc tiếp xúc trực tiếp với da của người bị mắc bệnh.

– Tiếp xúc với các động vật bị nhiễm bệnh: Nấm có thể có trên các loại động vật như chó, mèo, bò… Khi chúng mang mầm bệnh có thể lây nhiễm sang cho người trong lúc vuốt ve lông, chải chuốt, ôm ấp.

– Tiếp xúc với vật dụng hoặc bề mặt mà con người hay động vật mắc bệnh chạm vào, ví dụ như quần áo, chăn, gối, khăn, lược…

Một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm nấm:

– Do bị lây từ người khác: đây là nhân tố quan trọng nhất giúp chẩn đoán khả năng chữa trị khỏi bệnh. Những tổn thương trên da kích hoạt và khu trú ở mức độ nhẹ hoặc vừa thì dễ chữa trị hơn. Có khả năng giảm nhanh sau vài ngày chăm sóc và tự điều trị tại nhà. Lây từ người qua người có thể bằng cách tiếp xúc gần, sử dung chung đồ dùng, quần áo với người bệnh; tham gia thể thao có va chạm da trực tiếp với người bệnh…

– Sinh sống trong khu vực, vùng khí hậu nóng ẩm

– Do yếu tố cơ địa: tức là sức đề kháng cũng như tình trạng ổn định cơ thể của người mắc bệnh. Đối với những đối tượng có cơ địa khỏe mạnh, làn da lành tính, sức đề kháng tốt thì việc điều trị sẽ nhanh chóng và thuận lợi hơn, sau khoảng thời gian ngắn thì da có thể tái tạo, phục hồi.

Tuy nhiên đối với người có cơ địa nhạy cảm với thuốc hay môi trường; sức khỏe yếu thì việc chữa trị dứt điểm cũng sẽ khó khăn hơn, đặc biệt là những mẹ bầu có sức đề kháng không tốt.

1.4 Người bệnh bị hắc lào có tự khỏi không?

Theo nghiên cứu cũng như trên thực tế cho thấy, bệnh hắc lào là một bệnh khó chữa khỏi dứt điểm được. Tuy chỉ là một bệnh ngoài da nhưng bệnh không thể tự khỏi được. Mặc dù căn bệnh này không có nguy hại đến tính mạng của người bệnh nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ cũng như đời sống sinh hoạt của bệnh nhân hắc lào. Nếu bệnh không được điều trị sớm và đúng phương pháp có thể dễ lây lan sang các vị trí da khác và cũng có thể lây nhiễm sang cho người khác.

Khi bị nấm da không nên chủ quan, bởi chủ quan nghĩ bệnh không nghiêm trọng, không chữa trị sẽ khiến cho tình trạng các vùng da bị bệnh trên cơ thể càng ngày càng phức tạp hơn, tăng khả năng gây ra những biến chứng khác như mầm bệnh lấn sâu vào da, bám rễ trong da. Nguy hiểm hơn là các vi nấm ăn sâu vào trong máu, khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn và thành bệnh mãn tính, gây nhiều khó khăn cho việc điều trị bệnh. Hơn nữa, khi đó còn có nguy cơ lây sang cho mọi người xung quanh, bị mọi người xa lánh, ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh.
Khi phát hiện mình bị hắc lào nhẹ, mới chỉ xuất hiện các chấm đốm nhỏ, người bệnh cần tiến hành điều trị ngay lập tức và triệt để nhằm giúp bệnh không lan rộng và ăn sâu vào da cũng như các bộ phận khác trên cơ thể. Việc điều trị bệnh cũng không quá khó khăn nếu người bệnh chăm sóc kĩ càng và có biện pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất.

2. Bệnh hắc lào kiêng gì?

Khi bị bệnh, cần tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, cần tránh một số hoạt động sinh hoạt hàng ngày như:

– Kiêng tắm các loại xà phòng thông thường, do chúng chứa nhiều hương liệu và chất tẩy rửa sẽ làm cho tình trạng nhiễm bệnh trở nên nặng hơn; không nên tắm ở các bể bơi công cộng bởi trong nước đó có các chất tẩy rửa.

– Kiêng các hoạt động thể chất phải cọ xát với người khác như ngủ chung, chơi thể thao để tránh lây lan bệnh.

– Hạn chế mặc những đồ bó sát với cơ thể khiến vết thương trầy xước, có khả năng gây nhiễm trùng.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần kiêng các loại thực phẩm như:

– Thịt gà: đây là loại thực phẩm khiến những tổn thương lâu lành lặn, có nguy cơ sưng mủ ở những vùng da bệnh; là thực phẩm chứa nhiều chất đạm nên dễ gây dị ứng, làm vùng da ngứa ngáy càng khó chịu hơn.

– Các loại hải sản như tôm, cua, hàu, mực… nên loại bỏ khỏi bữa ăn của bạn khi bị mắc bệnh vì chúng có khả năng gây ra tình trạng ngứa cũng như sưng đau.

Bệnh hắc lào có tự khỏi không?
Hải sản là một trong những thực phẩm nên tránh khi đang bị hắc lào

– Rau muống: có thể khiến vùng da bị bệnh bị sẹo lồi, mất thẩm mỹ do trong rau muống có chưa hoạt chất madecassol – chất thúc đẩy phát triển xơ.

– Đồ nếp như xôi, bánh chưng, các đồ ăn được làm từ gạo nếp đều có tính nóng, khi ăn vào sẽ kích thích quá trình mọc mụn nước ở vùng da bệnh và khó lành hơn.

– Đồ ăn chứa nhiều đường như bánh ngọt, kẹo: những thực phầm này có khả năng làm tăng phản ứng viêm, khiến quá trình tái tạo da mới chậm lại và làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

– Đồ ăn cay, nóng, đồ uống kích thích như bia, rượu, nước có gas; sữa, các sản phẩm từ sữa…

Thay vào đó người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, lành mạnh góp phần hỗ trợ cho việc điều trị bệnh và giúp nấm nhanh chóng bị loại bỏ. Một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm việc ăn nhiều các loại rau xanh, thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, ớt chuông, rau bina…; thực phẩm giàu vitamin E như cá hồi, quả bơ, dầu oliu; các thực phẩm giàu vitamin C như các loại quả họ cam, dứa; bổ sung khoáng chất bằng việc uống nước ép trái cây, nước điện giải… sẽ giúp tình trạng sức khỏe của người bệnh được nâng cao và vết thương nhanh lành hơn.

3. Bệnh hắc lào bao lâu thì hết hẳn?

Bệnh hắc lào có tự khỏi không?
Thời gian khỏi hẳn bệnh tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng và vết thương của bệnh

Khi bị nhiễm nấm toàn thân, các vùng da trên cơ thể nhưng chưa bị bội nhiễm hay nhiễm trùng thì thời gian khỏi bệnh là khoảng từ 7 đến 18 tuần. Nhưng khi tình trạng bệnh nặng hơn và đã xuất hiện tình trạng nhiễm trùng thì có thể kéo dài đến 24 tuần để chữa trị khỏi bệnh.

Bài viết mới