Bệnh lý ung thư tuyến tụy sống được bao lâu?
Bệnh lý ung thư tuyến tụy có thể sống được bao lâu là mối quan tâm lớn nhất của những bệnh nhân và gia đình của họ. Đây là bệnh có diễn biến rất thầm lặng, tỷ lệ tử vong cao nhất trong các loại ung thư.
1. Ung thư tuyến tụy sống được bao lâu?
Đây là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các loại bệnh ung thư hiện nay, một khi đã mắc phải căn bệnh nguy hiểm này thì tỷ lệ sống rất thấp. Câu trả lời cho ung thư tuyến tụy sống được bao lâu? Số người sống sau 5 năm được chẩn đoán chỉ có khoảng từ 4 – 7%. Đây là căn bệnh không thường gặp nhưng người bệnh tử vong là rất cao nếu mắc phải. Tại thời điểm phẫu thuật khi mắc bệnh, chỉ khoảng từ 25 – 30% số bệnh nhân không bị di căn đến các hạch bạch huyết và có thể sống được trên 5 năm sau đó. Đối với các trường hợp đã các tế bào ung thư đã di chuyển đến các hạch bạch huyết tại thời điểm phẫu thuật thì tỷ lệ này chỉ còn 10% số bệnh nhân sống được sau 5 năm thực hiện phẫu thuật.
Nhiều trường hợp bệnh nhân đã vào giai đoạn tiến triển, không thể áp dụng phương pháp phẫu thuật được nữa thì thời gian sống trung bình lúc này chỉ khoảng từ 8-12 tháng. Nếu đã bị di căn rộng xa hơn thì tỉ lệ sống càng thấp, có thể chỉ kéo dài sự sống khoảng 3-6 tháng.
Lúc này việc giảm nhẹ bệnh được ưu tiên hơn cả, khi bệnh nhân ở giai đoạn lúc khối u phát triển quá lớn, gây chèn ép đường ruột, gây ra nôn ói và mắc thêm các bệnh vàng ở da. Lúc này, bác sĩ thường đề xuất việc phẫu thuật để có thể làm giảm nhẹ những triệu chứng, thực hiện nối ống dẫn mật với đường ruột, hỗ trợ người bệnh ăn uống dễ dàng và nhằm kéo dài thời gian sống.
2. Di căn gan ung thư tụy sống được bao lâu?
Một điều đáng buồn là khi mắc phải ung thư tuyến tụy tỷ lệ sống của bệnh nhân thật sự rất thấp, khi đã di căn thì càng thấp hơn nữa. Bệnh nhân phát hiện ra bệnh ở giai đoạn ung thư tụy đã di căn tới cơ quan khác của cơ thể thì càng khó khăn trong việc chữa trị hơn.
Lúc này, hầu như không thể điều trị bệnh bằng phương pháp phẫu thuật được. Bởi lẽ, sức khỏe người bệnh thường rất yếu, không thể đáp ứng được. Biện pháp được ưu tiên hàng đầu là giảm nhẹ bằng cách hóa trị và xạ trị.
Người bệnh ung thư tụy di căn thường phải chịu những cơn đau kéo dài, tần suất đau thì càng nhiều hơn, cường độ ngày càng cao. Việc sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc gây ức chế thần kinh giúp cho bệnh nhân giảm bớt cơ đau sẽ được bác sĩ lựa chọn.
Khi các tế bào ung thư đã di căn, người bệnh chỉ có thể sống thêm từ 8 tháng đến 1 năm sau khi được chẩn đoán. Trường hợp các tế bào di căn này đã lan xa ra nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể thì thời gian rút ngắn đi chỉ còn từ 3 tháng đến 6 tháng mà thôi.
3. Giai đoạn cuối ung thư tuyến tụy sống được bao lâu?
Khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn cuối bệnh nhân mắc ung thư tuyến tụy sống được bao lâu, việc tiên lượng bệnh còn phụ thuộc vào độ tuổi khi mắc bệnh của bệnh nhân, việc điều trị được đáp ứng như thế nào, tâm lý của bệnh nhân,…
Ung thư tuyến tụy là căn bệnh hết sức nguy hiểm nếu mắc phải. Ngay từ giai đoạn đầu thì tỷ lệ sống sót của bệnh nhân đã rất thấp (chỉ 14%), mặc dù giai đoạn này chưa có sự di căn, khối u chỉ vừa mới phát triển. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối, thật đáng buồn là tỷ lệ chỉ còn khoảng 1%. Thường những bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn này thời gian sống của họ thường là dưới 1 năm. Tuy nhiên, ngày nay nền y học đang ngày càng tiến bộ, cơ hội kéo dài sự sống của bệnh nhân vẫn còn nếu được tiếp nhận điều trị với phát đồ tích cực.
4. Chăm sóc bệnh nhân ung thư tuyến tụy
Đối với bệnh nhân mắc ung thư tuyến tụy, luôn giữ một tinh thần tốt, luôn lạc quan sẽ giúp cho việc điều trị bệnh có hiệu quả hơn rất nhiều. Kéo dài sự sống cho bệnh nhân mắc ung thư tuyến tụy sống được bao lâu. Do đó, trong quá trình chăm sóc sức khỏe bệnh nhân, nên nhẹ nhàng, gần gũi, tâm sự và chia sẻ với họ để có thể giải tỏa được những tâm lý tiêu cực, bi quan,…
Chăm sóc về thể chất nên được chú trọng mỗi ngày: Khi mắc bệnh, sức khỏe của bệnh nhân thường rất yếu, họ không thể tự mình làm các việc sinh hoạt hàng ngày mà cần phải có sự giúp đỡ của người chăm sóc. Các công việc như tắm rửa, xoa bóp cơ thể, trở mình hay cả khi giúp người bệnh đi vệ sinh thì người chăm sóc cũng cần phải từ từ, phải giữ cho cơ thể người bệnh sạch sẽ, thông thoáng để hạn chế việc bị viêm nhiễm. Sử dụng các loại máy lọc không khí giữ cho môi trường xung quanh người bệnh luôn sạch sẽ và thông thoáng.
Tham khảo các ý kiến của bác sĩ để có thể xây dựng một thực đơn ăn uống khoa học. Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể là một biện pháp hữu ích để nâng cao sức đề kháng cũng như tăng cường thể lực giúp bệnh nhân có thể chống chọi được với căn bệnh nguy hiểm này. Sử dụng máy lọc nước để người bệnh có thể sử dụng nguồn nước sạch sẽ và an toàn nhất.
Khi người bệnh bị sốt và chăm sóc sau giải phẫu: Những bệnh nhân mắc ung thư tuyến tụy dễ bị sốt cao, cần lưu ý rằng không nên tự ý cho họ sử dụng các loại thuốc hạ sốt hay kháng viêm nếu không có sự đồng ý của bác sĩ để tránh hậu quả nguy hiểm. Bạn có thể sử dụng khăn ấm để lao người và chườm lên trán có thể giúp hạ nhiệt độ. Bổ sung đủ nước cũng có thể làm giảm nhiệt, nên để người bệnh ở phòng kín gió.
Sau khi phẫu thuật nếu không có lưu ý gì thêm từ bác sĩ thì người bệnh có thể đi đứng lại được sau khoảng 1 tuần. Người chăm sóc nên giúp họ thực hiện các bài tập theo chỉ dẫn từ bác sĩ để có thể giúp họ nhanh chóng hồi phục. Nếu vết mổ lớn và sức khỏe vẫn còn yếu, không thể đi đứng được thì bạn có thể giúp họ tập các động tác tay, chân nhẹ nhàng, giúp họ trở người qua lại nếu có sự đồng ý của bác sĩ.
Chỉ bổ sung các loại nước điện giải nếu có sự đồng ý của bác sĩ. Khi chăm sóc bệnh nhân, nếu có bất kỳ điều gì không biết, không chắc đều cần phải tham khảo ngay các ý kiến của bác sĩ điều trị, tuyệt đối không nên tự ý thực hiện để hạn chế mang lại hậu quả đáng tiếc.