Bệnh nấm da đầu là gì? Cách phòng tránh bệnh nấm da đầu như nào cho đúng?

Tác giả: Phan Thị Linh Chi Đăng ngày: 15/01/2022 Lần cập nhập cuối: 15/01/2022

Nhiều nguyên nhân gây nên bệnh nấm da đầu mà nhiều người bỏ qua hay vô tình không để ý đến nó. Bệnh nấm da đầu là bệnh khá phổ biến ở những nước nhiệt đới. Khí hậu ẩm ướt là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh lí này phát triển. Vậy trong bài viết dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi bệnh nấm da đầu là gì, nguyên nhân bệnh ra sao và biểu hiện của nó như thế nào.

bệnh nấm da đầu

Nguyên nhân gây nên bệnh nấm da đầu

Ngày nay, bệnh nấm da đầu ngày càng tăng lên ở nhiều quốc gia đang phát triển. Nếu bệnh nhân chỉ bôi thuốc và sử dụng thuốc kháng không thôi thì các loại nấm này sẽ khó mà tiêu diệt được hẳn mà chúng chỉ âm ỉ chờ đợi cơ hội bùng phát. Cho nên người bệnh tìm đến các biện pháp trị nấm bằng thảo dược thiên nhiên trị nấm da đầu.

Một số nguyên nhân gây nên bệnh nấm da đầu:

Lây nhiễm từ người bệnh:

Chúng tồn tại và xuất hiện dựa theo những loại nấm da đầu trên từng bệnh nhân khác nhau có thể lây từ người này qua người khác. Con đường lây nhiễm của bệnh này là tiếp xúc trực tiếp với da đầu người đang bị nấm hay cũng có thể sử dụng chung các dụng cụ vệ sinh da đầu, hay dùng chung quần áo màn gối.

Sử dụng nguồn nước không đảm bảo bảo vệ sinh:

Nguồn nước nhiễm khuẩn hay nhiễm chì hoặc những kim loại nặng cũng sẽ khiến sức khỏe người bệnh đi xuống. Nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh nấm da đầu là do các vi khuẩn có hại làm tổ trên da đầu làm cho nấm dermatophytes có cơ hội phát triển trên da đầu.

Vệ sinh da đầu kém:

Đây là nguyên nhân khiến đầu bạn luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu bởi vệ sinh da đầu kém hay không chịu vệ sinh da đầu thường xuyên khiến nấm hoạt động. Bởi lẽ chính việc vệ sinh da đầu kém như vậy sẽ khiến cho tuyến mồ hôi hoạt động mạnh và thuận lợi cho việc nấm phát triển nhanh hơn.

Bị lây nhiễm từ động vật:

Nhiều loài vật nuôi mắc chứng bệnh nấm khó chữa lây truyền qua người bởi con người thường hôn, ôm. Ngày nay, tình trạng nuôi thú cưng đang được ưa chuộng, cho nên cần có biện pháp chăm sóc các loài động vật sạch sẽ để tránh bị bệnh nấm da đầu.

Thói quen xấu:

Đây là một trong những nguyên nhân nấm da đầu bởi do công việc không có thời gian gội đầu cho nên thường gội buổi đêm và để tóc còn ẩm hay ướt đi ngủ. Tình trạng này không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại là nguyên nhân gây nên bệnh nấm da đầu mà bạn không hề biết.

Có thể thấy những nguyên nhân trên chính là lí do gây nên bệnh nấm da đầu. Trước khi điều trị bệnh mọi người cần phải tìm ra nguyên nhân gây nên bệnh để tìm ra phương pháp điều trị bệnh sao cho phù hợp.

Các loại nấm da đầu

Có hai loại nấm da đầu phổ biến:

  • Bệnh nấm da đầu bởi Trichophyton

Đây là tình trạng bệnh bị gây ra bởi nấm sợi Trichophyton gây nên. Với những trường hợp bệnh này thì khi bệnh khởi phát bệnh sẽ xuất hiện những nốt sần nhỏ trên da đầu. Khi tóc bị nhiễm bệnh cũng dễ bị gãy hơn. Với những mảng bám vảy bong ra sẽ gây nên mất thẩm mỹ. Không chỉ vậy bệnh còn có thể bị ngứa ngáy khó chịu với tình trạng nấm còn xảy ra ở những vùng khác trên cơ thể như bẹn, mông,…

  • Bệnh tóc hột gây nên bởi nấm Trichosporon beigeli và Pierdraiahortai

Đây là loại nấm da đầu còn được gọi với tên gọi khác là trứng tóc. Nguyên nhân gây ra bệnh là do nấm 2 loại nấm trên gây nên. Khi tiếp xúc với vùng da bị cấm của người bệnh hay dùng chung đồ dùng cá nhân như mũ, lược,  gối của bệnh nhân.

Người mắc bệnh này sẽ xuất hiện nhiều hạt tròn mềm ở thân tóc, có thể là màu đen hay nâu. Bệnh này không gây nên rụng tóc nhưng sẽ thường khiến người bệnh cảm thấy khó chịu

Các bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng của bệnh để chẩn đoán cũng như thực hiện một số xét nghiệm như soi tươi bệnh phẩm để xác định chính xác bệnh nấm mà người bệnh đang mắc phải.

Bệnh nấm da đầu có nguy hiểm không

bệnh nấm da đầu

Bệnh nấm da đầu có nguy hiểm không?

Bệnh này sẽ ăn sâu vào máu và xâm nhập đến các cơ quan gây nên nhiều rối loạn cho cơ thể người bệnh.

Bệnh nấm da gây nên cảm giác khó chịu, ngứa rát, mất thẩm mỹ ở vùng bệnh. Cho nên nếu mới phát hiện bệnh thì nên đi thăm khám tại các bác sĩ chuyên khoa về da liễu để được điều trị và chuẩn đoán bệnh chính xác nhất.

Nhiều yếu tố gây nên bệnh nấm da như: hóa trị, môi trường làm việc, uống nhiều thuốc kháng sinh và vệ sinh cơ thể không đúng cách,..

Để trả lời cho câu hỏi bệnh nấm da đầu có nguy hiểm hay không? Thì câu trả lời là tùy vào tình trạng bệnh nặng hya nhẹ và cách điều trị bệnh.

Bệnh nấm da khó điều trị và dễ lây lan

Nguyên nhân gây nên bệnh này do nấm ký sinh trùng trên vùng thượng bì của da, nếu bạn không được điều trị sau một khoảng thời gian vi khuẩn và các nấm ký sinh bên trên sẽ gây nên viêm da.

Bệnh nấm da dễ lây lan từ con đường người sang người và môi trường làm việc ẩm mốc, thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước bẩn, khi vệ sinh cơ thể chưa đúng cách, dùng chung đồ với người mắc bệnh nấm,….

Với những người bị HIV hay AIDS hệ miễn dịch của  họ rất kém nên việc điều trị bệnh nấm da là rất khó và bệnh lây lan rất nhanh.

Một số loại nấm da hay gặp

  • Nấm da đầu: 2 loại nấm, loại thứ nhất có hạt màu đen hay nâu bám vào chân tóc nhưng chúng không làm tổn thương đến da đầu. Loại thứ 2 có nhiều mảng trắng ở da đầu khi cậy ra dễ gây chảy máu và rụng tóc.
  • Nấm thân: được gọi là hắc lào, nổi những vết như đồng tiền, mụn nước các loại mụn này gây nên nóng rát.
  • Nấm kẽ: Người bị bệnh này thường hay tiếp xúc với nước và hay làm trong môi trường nóng ẩm
  • Nấm móng: Do nấm trichophyto gây nên. Biểu hiện mất màu của móng và móng bị biến dạng
  • Lang ben: Do nấm epidermophyton gây nên. Biểu hiện bệnh khi gặp trời nắng thường có cảm giác bị kiến cắn khó chịu

Cách phòng tránh bệnh nấm da đầu

bệnh nấm da đầu

Để có được kết quả điều trị bệnh tốt nhất thì bệnh nhân cần phải được chuẩn đoán chính xác nguyên nhân gây nên bệnh nấm da. Theo các chuyên khoa da liễu có thể chuẩn đoán bệnh qua các triệu chứng lâm sàng còn có 2 cách như sau:

  • Sử dụng ánh sáng đặc biệt: Sử dụng loại ánh sáng này được gọi là Wood’s được xác định như dấu hiệu nhiễm trùng bệnh
  • Xét nghiệm: Bác sĩ sẽ lấy mẫu bệnh phẩm từ da và tóc của người bệnh và sau đó chuyển đến phòng thí nhiệm, soi dưới kính hiển vi để xác định được các loại nấm bệnh.

Sau khi các chuyên gia y tế xác định chính xác được các loại nấm lúc này các bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh theo toa tùy mỗi trường hợp và tình trạng bệnh khác nhau. Dưới đây là một số loại thuốc điều trị được phổ biến hiện nay:

Sử dụng các loại dầu gội có chứa 2 thành phần là ketoconazole hay selenium sulfide giúp loại bỏ nấm và hạn chế sự lây lan của vi khuẩn nấm. Một tuần có thể sử dụng 1-2 lần. Ngoài ra bạn nên kết hợp sử dụng thuốc uống và bôi sẽ nhanh hiệu quả hơn.

Khuyến cáo của các y bác sĩ về cách phòng bệnh nấm

  • Nấm da đầu hay bất kì loại bệnh nào trong việc phòng bệnh rất quan trọng bởi phòng bệnh hơn chữa bệnh, cho nên cần chú ý những điểm dưới đây để hạn chế được nguy cơ bị nấm.
  • Để tránh hạn chế được tình trạng lây lan dịch bệnh tại thời điểm nắng nóng như hiện nay cần phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Sử dụng dầu gội sạch sẽ dầu gội, không nên cào mạnh làm gây nên xước da đầu và tránh xả nhiều nước để sạch dầu gội.
  • Không nên đội mũ quá chật và quá lâu trên nền tóc bị ẩm.
  • Hãy tránh tiếp xúc với vật nuôi bị bệnh. Nếu nuôi thú cưng cần đưa đi khám theo định kì để kiểm tra xem có bị bệnh nấm.
  • Hạn chế sử dụng chung đồ với người khác để tránh các nguy cơ gây nhiễm bệnh từ những người xung quanh bạn.
  • Trên đây là bài viết tổng hợp về căn bệnh nấm da đầu, cách phòng tránh bệnh như nào cho đúng.
Bài viết mới