Bệnh nấm lưỡi là gì? Đối tượng và nguyên nhân gây nên bệnh nấm lưỡi là gì?
Bệnh nấm lưỡi khá phổ biến ở nhiều đối tượng. Bệnh được gây bởi nấm men có tên là Candida albicans. Vậy cụ thể những người nào sẽ là đối tượng của bệnh này.
Nguyên nhân của bệnh nấm lưỡi
Bệnh nấm lưỡi là tình trạng khi loại nấm Candida albicans tích tụ ở niêm mạc miệng.
Gây nên tổn thương ở vùng răng miệng, thường là trong vùng trên lưỡi hay má trong. Những tổn thương có thể gây nên đau và bị chảy máu một chút khi cạo chúng đi. Đôi khi nấm có thể lây sang vùng vòm miệng, amdan.
Cho dù bệnh nấm lưỡi có thể ảnh hưởng đến nhiều người, nhiều khả năng xảy ra ở trẻ con và người sử dụng răng giả hay người có tổn thương hệ thống miễn dịch. Bệnh nấm lưỡi sẽ không có vấn đề gì lớn nếu xảy ra trong một cơ thể khỏe mạnh, nhưng nếu xảy ra trong một cơ thể có hệ thống miễn dịch kém thì các triệu chứng của bệnh có thể sẽ nặng hơn và sẽ khó có thể kiểm soát bệnh được.
Nguyên nhân gây nên bệnh nấm lưỡi
Do tình trạng viêm nhiễm ở vùng niêm mạc bao phủ bên trong của khoang miệng bị gây nên do sự phát triển nhiều của một loại nấm tên là Candida albicans. Hệ miễn dịch khi hoạt động bình thường, loại nấm này sẽ có một lượng nhỏ trong khoang miệng không gây nên bệnh cho cơ thể của mình. Nhưng nếu chúng xuất hiện một số yếu tố làm suy giảm miễn dịch hay mất cân bằng độ pH ở niêm mạc hoặc vệ sinh răng miệng không tốt cũng chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn nấm sinh sôi.
Đối tượng nào dễ bị bệnh nấm lưỡi
- Những người bị bệnh về suy giảm hệ thống miễn dịch: HIV, đái tháo đường, Lao,..
- Những bệnh nhân thường xuyên sử dụng thuốc corticoid, sử dụng kháng sinh lâu dài, bệnh nhân ung thư sử đang dùng hóa chất.
- Ngoài ra có thể do: Bị khô lưỡi, hay hút thuốc lá, rượu bia, chất kích thích. Hay sử dụng các thuốc điều trị hen trong khoang miệng. Thiếu máu hay trẻ bị nấm khi bú có thể lây sang mẹ khi mẹ tiếp xúc khi cho con bú. Do môi trường chứa các bào tử nấm.
Triệu chứng của bệnh nấm lưỡi
Triệu chứng của bệnh nấm lưỡi
Khi bệnh ở giai đoạn đầu bệnh nấm lưỡi thường không có biểu hiện nào đặc biệt cũng giống như bệnh nấm da đầu. Và thường thì bệnh nhân hay có cảm giác nóng rát ở vùng lưỡi hay một số các vị trí khác của lưỡi hay hơi ngứa nhẹ.
Nhưng sau giai đoạn sau thì các triệu chứng sẽ xuất hiện rõ ràng hơn như:
- Trên lưỡi xuất hiện nhiều mảng loang lổ màu trắng kem. Tiếp theo chuyển dần thành những mảng vàng như phomai, có khi lại gặp những mảng đen và hoại tử trong trường hợp bị nặng.
- Người bệnh cảm thấy đau rát hay đau nhức mỗi khi nuốt nước bọt. Đặc biệt khi người bệnh ăn những đồ cay, nóng, rắn sẽ biểu hiện rõ rệt hơn.
- Người bệnh khó nuốt khi ăn những thức ăn cứng. Với trường hợp bị bệnh nặng người bệnh thường không ăn uống được.
- Có lúc người bệnh bị chảy máu lưỡi, đặc biệt hơn là khi chạm vào dụng cụ khám lưỡi nên khi khám cần nhẹ nhàng tránh va chạm quá nhiều vào lưỡi.
- Người bệnh có cảm giác khô lưỡi.
- Bệnh nấm lưỡi gây hôi miệng nên người bệnh thường xuyên mất tự tin khi giao tiếp, miệng lúc nào cũng cảm thấy có mùi hôi.
- Khi người bệnh ăn uống sẽ mất vị giác, không cảm thấy ngon.
- Với trẻ em bị bệnh nấm lưỡi sẽ có triệu chứng:
- Bỏ bú, quấy khóc liên tục và khó ăn uống.
- Đầu lưỡi đỏ và loang lổ như hình bản đồ.
- Khi trẻ bú mẹ có thể làm mẹ bị nhiễm nấm gây đầu vú ngứa, đỏ, rát mỗi khi cho con bú.
Chẩn đoán và điều trị nấm lưỡi
Chẩn đoán bệnh nấm lưỡi
- Bệnh nấm lưỡi không điều trị kịp thời có thể gây nên nấm thực quản, nấm miệng, nấm toàn thân thậm chí gây mê nguy hiểm đến tính mạng.
- Người bệnh cần được khám kỹ. Khi khám có một số biểu hiện như:
- Lưỡi hay bị nứt nẻ thành những vệt dài
- Đầu lưỡi niêm mạc đỏ
- Vùng lưỡi thấy được hình loang lổ từng mảng vàng, xanh hay trắng có thể bị hoại tử thành màu đen.
- Những xét nghiệm bệnh nấm lưỡi soi tươi và cấy nấm để định dạng loại nấm là tiêu chuẩn vàng để bác sĩ chuẩn đoán bệnh này.
Điều trị bệnh ở trẻ
- Với trẻ, đặc biệt là các bé sơ sinh cần lựa chọn những dung dịch chống nấm có tính an toàn cao và vừa phải đảm bảo diệt được nấm cho trẻ nhỏ.
- Cách đánh tưa cho trẻ nhỏ:
- Bố mẹ hãy rửa sạch tay trước khi làm
- Đặt bé nằm ngửa
- Hãy sử dụng miếng gạc mềm, sạch quấn quanh ngón trỏ rồi nhúng vào dung dịch chống nấm từ từ lau nhẹ lưỡi từ trong ra ngoài.
- Nếu cảm thấy chưa sạch có thể sử dụng gạc khác để nhẹ nhàng lau nhẹ một lần nữa. Những động tác nhẹ nhàng và dứt khoát không gây nên tổn thương cho trẻ nhỏ và tránh làm trẻ bị ngạt hay sặc.
Bệnh nấm lưỡi ở trẻ em
Bệnh nấm này còn gọi là tưu lưỡi ở trẻ nhỏ là những mảng màu trắng đục xuất hiện ở vùng niêm mạc miệng hay là trên bề mặt của lưỡi trẻ.
Giai đoạn mới của bệnh trẻ nhỏ thì bệnh chỉ là những chấm nhỏ. Nhưng nếu không điều trị kịp thời thì bệnh sẽ phát triển nhanh chóng và ăn vào lớp niêm mạc lưỡi và má hình thành nên các mảng giả mạc lớn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ nhỏ.
Bệnh nấm có thể xảy ra ở bất kì giai đoạn nào của trẻ. Bệnh thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh đến trẻ dưới 10 tuổi và dễ tái phát lại bệnh nếu trẻ không được chăm sóc lưỡi và miệng thường xuyên.
Có bốn dạng phổ biến nhất của bệnh nấm lưỡi ở trẻ nhỏ:
- Bệnh sản và tăng sản lưỡi
- Gây viêm lưỡi dạng hình thoi ở giữa lưỡi
- Bệnh nấm lưỡi bản đồ.
Trên đây là tổng hợp thông tin về bệnh nấm lưỡi về cách điều trị bệnh. Mong rằng bài viết trên đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích.