Dấu hiệu của các loại bệnh sốt rét và những điều lưu ý khi nhiễm bệnh này

Tác giả: Lê Thị Ngọc Đăng ngày: 26/01/2022 Lần cập nhập cuối: 26/01/2022

Bệnh sốt rét đã và đang là vấn đề về sức khỏe gây nhiều lo lắng và sợ hãi cho các thế hệ người Việt Nam. Căn bệnh này chủ yếu là do loài muỗi chứa ký sinh trùng sốt rét truyền nhiễm. Và nước ta là quốc gia nằm trong vùng khu vực có khí hậu nóng ẩm, thời tiết nhiệt đới và có nhiều rừng rậm – điều kiện phù hợp cho sự phát triển cho các loài muỗi, đặc biệt là muỗi truyền nhiễm bệnh sốt rét – muỗi Anophen.

Trước hết cần tìm hiểu bệnh sốt rét là như thế nào. Bệnh sốt rét là căn bệnh gây ra bởi ký sinh trùng sốt rét. Ký sinh trùng này ký sinh trong cơ thể người hoặc những con động vật, rồi lây truyền qua người hoặc động vật khác bằng đường muỗi chích. Và loài muỗi mà ký sinh trùng sốt rét có khả năng tồn tại và phát triển là muỗi Anophen.

Dấu hiệu của các loại bệnh sốt rét và những lưu ý khi nhiễm bệnh này
Bệnh sốt rét gây ra bởi loài muỗi Anophen mang ký ính trùng sốt rét

Các triệu chứng của bệnh có thể biến đổi từ tình trạng nhẹ đến nặng phụ thuộc vào loại ký sinh trùng mà người bệnh nhiễm phải; sức khỏe, tình trạng nhiễm của bệnh nhân…

Khi mới xuất hiện mà không ngăn chặn kịp thời, bệnh có thể gây ra tình trạng lây lan rộng rãi và có thể trở thành ổ dịch, khó điều trị hơn.

Các triệu chứng khi mới mắc bệnh là người bệnh bắt đầu có dấu hiệu sốt, người cảm thấy ớn lạnh, cơ thể đổ mồ hôi, mệt mỏi, người đau nhức; hay cảm thấy buồn nôn, nôn. Các triệu chứng thường tái phát từ 48-72 giờ tùy theo thể trạng của từng bệnh nhân và mức độ nhiễm virus sốt rét.

Bệnh sốt rét thường được chia thành hai thể lâm sàng, đó là bệnh sốt rét thông thường và sốt rét ác tính. Cùng tìm hiểu xem hai thể bệnh này có những dấu hiệu nhận biết nào nhé!

1. Dấu hiệu của bệnh sốt rét thông thường

Sốt rét thể thông thường là những triệu chứng ban đầu thường gặp khi đã mắc bệnh sốt rét. Tình trạng này không ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Và tùy vào cơ thể mỗi người bệnh mà họ có những biểu hiện sốt khác biệt nhau.

Đối với giai đoạn sốt rét thông thường điển hình với 3 giai đoạn như sau: rét run – sốt- đổ mồ hôi. Ban đầu, người bệnh sẽ có biểu hiện rét, đôi khi run người; sau đó sẽ thấy nhiệt độ cơ thể thay đổi, người bắt đầu vã mồ hôi. Đối với hiện tượng sốt rét không điển hình thì có những biểu hiện sốt không thành cơn, hay cảm thấy ớn lạnh, rét và có khi nổi da gà đối với những bệnh nhân bị mắc bệnh ở vùng có dịch; sốt liên tục, dao động nhiều lần đối với những bệnh nhân là trẻ nhỏ, đối tượng sốt rét lần đầu.

Người bệnh còn có những biểu hiện như phình to lá lách và gan, thiếu máu, người xanh xao, tím tái, cơ thể suy nhược.

2. Dấu hiệu của bệnh sốt rét ác tính

Đây là giai đoạn bệnh đã trở nặng hơn, có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân cùng các dấu hiệu đặc biệt như:

– Tình trạng sốt cao liên tục, khó hạ sốt

– Có hiện tượng rối loạn ý thức nhẹ như li bì, ngủ mơ sảng, hay nói lẩm bẩm…

– Hiện tượng rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, bị tiêu chảy, đau bụng cấp, ói mửa nhiều…

– Thường xuyên xuất hiện nhưng cơn đau đầu dữ dội

– Cơ thể người bệnh trở nên thiếu máu trầm trọng như da xanh nhợt, tím tái; niêm mạc nhợt nhạt; ánh mắt nhìn lờ đờ.

Nguyên nhân hình thành bệnh và cơ chế của sự lây lan bệnh sốt rét

Đối tượng bị sốt rét là do trong cơ thể họ có một loại ký sinh trùng có tên Plasmodium gây ra. Đây là loại ký sinh trùng gây truyền nhiễm bệnh ở người thông qua đường muỗi đốt, và loài muỗi có khả năng truyền bệnh là muỗi cái Anophen chích vào máu người.

Khi đó, ký sinh trùng sẽ tìm đường để vào các tế bào gan của người nhiễm bệnh và sinh sôi, phát triển. Khi các tế bào gan bất chợt bị phá vỡ, ký sinh trùng sẽ thoát ra và dần xâm nhập vào ở các tế bào máu, tế bào hồng cầu rồi cứ thể sinh sôi, phát triển rồi lại phá vỡ để xâm nhập các tế bào khác. Vì vậy mà mỗi khi tế bào hồng cầu bị phá vỡ bởi ký sinh trùng thì bệnh nhân sẽ lại có các triệu chứng sốt khác nhau.

Kể từ khi bị muỗi Anophen chích cho đến thời điểm bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng của người bệnh thì được xem là khoảng thời gian ủ bệnh của bệnh sốt rét. Giai đoạn ủ bệnh này thường kéo dài khoảng 9 đến 12 ngày tùy thuộc vào loại ký sinh trùng sốt rét mà người bệnh nhiễm.

3. Đối tượng có nguy cơ bị bệnh sốt rét

Bất kể đối tượng dù ở đội tuổi hay giới tính nào cũng đề có khả năng mắc bệnh sốt rét. Khả năng miễn dịch với bệnh không đầy đủ và rất ngắn do vậy bệnh có thể tái nhiễm ngay. Không có sự miễn dịch chéo nên một người bình thường có thể nhiễm đồng thời nhiều loại ký sinh trùng sốt rét.

Tuy nhiên có những nhóm đối tượng có nguy cơ cao dễ lây nhiễm bệnh sốt rét hơn, đó là những người có sức đề kháng và thể trạng yếu như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai.

3.1 Người già và trẻ nhỏ

Người già và trẻ nhỏ là một trong những đối tượng dễ bị lây bệnh bởi sức đề kháng yếu, cơ thể khó chống lại sự xâm nhập của virus và ký sinh trùng gây bệnh. Đối với trẻ nhỏ có thể lây nhiễm bệnh từ khi người mẹ mang thai bị mắc bệnh, trường hợp này được gọi là sốt rét bẩm sinh.

3.2 Phụ nữ mang thai

Đối tượng là phụ nữ đang mang thai có nguy cơ cao hơn nhiễm bệnh sốt rét và nếu mắc bệnh thì có thể đối tượng này sẽ nặng hơn những người khác. Bệnh sốt rét có thể khiến xảy ra những vấn đề sau đối với phụ nữ mang thai:

– Tình trạng sảy thai: là trường hợp khi thai kì tự kết thúc trước khi phụ nữ đang mang thai được khoảng 20 tuần.

– Trẻ bị sinh non, sinh ra quá sớm hoặc sinh ra nhưng quá nhỏ, dễ bị nhiễm sốt rét.

– Dễ xảy ra tình trạng tử vong, có thể là người mẹ hoặc đứa bé, em bé có thể chết trước hoặc ngay sau khi sinh.

Do vậy, những bà bầu nên tránh bị nhiễm bệnh, tránh những nơi thường gặp sốt rét cho đến thời điểm 2 tháng sau khi sinh bé.

Ngoài ra cũng có những yếu tố khiến nguy cơ nhiễm bệnh tăng cao như trình độ dân trí thấp và điều kiện kinh tế – xã hội còn kém; Các phong tục, tập quán địa phương còn lạc hậu; tập quán làm nương rẫy, canh tác, ngủ qua đêm trên rừng, nương rẫy; người dân di cư tự do vào những vùng đang có dịch bệnh sốt rét.

Sau đây là một số cách để phòng tránh bệnh sốt rét:

Tính đến nay nước ta cũng như trên toàn thế giới chưa có loại vắc xin nào phòng ngừa bệnh sốt rét. Do đó, cách tốt nhất để phòng tránh bệnh đó là ngăn ngừa nguyên nhân gây bệnh, nghĩa là tránh để muỗi đốt, những khu vực sinh sống không sạch sẽ…

– Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, nơi sinh sống; dọn dẹp những khu vực ẩm ướt, nhiều bụi bẩn tránh muỗi sinh sôi và phát triển; nên lắp đặt các lưới chống muỗi tại các nơi có cửa sổ.

– Phun tồn lưu, xịt thuốc chống muỗi trong nhà

– Mắc màn mỗi khi đi ngủ,

– Hạn chế những nơi sinh sôi nảy nở của muỗi, bọ gậy: loại bỏ các ao tù, nước đọng không cần thiết, khơi thông các dòng nước, phát quang các bụi rậm quanh nhà ở, khu vực dân sinh, tránh để muôi có điều kiện tồn tại.

Đặc biệt, cần tuyên truyền giáo dục cho toàn người dân về bệnh sốt rét và cách phòng chống, khi có triệu chứng sốt thì cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị.

4. Bị sốt rét có nên uống Panadon không?

Khi có các dấu hiệu bị bệnh sốt rét, người bệnh không nên tự ý uống các loại thuốc hạ sốt, giảm đau (ví dụ như panadon, decolgen, efferalgan…) lẫn lộn sẽ dễ gây ra hiện tượng uống thuốc quá liều hoặc có thể có những tác dụng phụ của thuốc. Vì vậy, dù có bất kỳ triệu chứng gì về bệnh cũng cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ.

Dấu hiệu của các loại bệnh sốt rét và những lưu ý khi nhiễm bệnh này
Các loại thuốc hạ sốt cần được sử dụng theo đúng liều và chri định của bác sĩ

Khi bị sốt đặc biệt là sốt rét, việc cần thiết nhất là bổ sung đủ nước cho cơ thể, tránh tình trạng mất nước, cơ thể suy nhược, mệt mỏi do sốt gây ra. Có thể bổ sung cho người bệnh các loại nước như nước lọc, nước điện giải, nước ép trái cây tươi để bù nước, bù khoáng, bổ sung các ion điện giải cho cơ thể người bệnh.

Bài viết mới