Bệnh thương hàn là bệnh gì? Bệnh có gây nguy hiểm đến tính mạng không?

Tác giả: Bùi Hoài Thương Đăng ngày: 14/01/2022 Lần cập nhập cuối: 14/01/2022

Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới sẽ có khoảng 16 triệu người mắc bệnh thương hàn và có khoảng 600000 người tử vong, tính tới thời điểm hiện tại, bệnh thương hàn vẫn là nỗi lo của mọi người trên toàn thế giới. Ở các quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới, bệnh thương hàn có thể phát triển trở thành dịch. Tại một số tỉnh ở đồng bằng Sông Cửu Long và một số tỉnh phía bắc, bệnh thương hàn đã từng phát triển thành dịch. Vậy bệnh thương hàn là gì ? Nguyên nhân của bệnh thương hàn là gì ? Bệnh thương hàn nguy hiểm như thế nào ?

Bệnh thương hàn là bệnh gì?

Bệnh thương hàn là gì

Trực khuẩn Salmonella là nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh thương hàn.  Bệnh thương hàn thường khởi phát một cách đột ngột và xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, viêm não, viêm cơ tim,….có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên có thể có ít biến chứng hoặc không có nếu trong trường hợp bệnh nhẹ.

Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh thương hàn có khả năng lây lan mạnh và có khả năng trở thành dịch lớn. Bệnh thương hàn có thể lây từ người này sang người khác qua đường ăn uống hoặc tiếp xúc gần với người bị bệnh.

Ở các quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới ở Châu Phi, Trung Đông, Châu Á, Châu Đại Dương, Trung và Nam Mỹ, bệnh thương hàn là một căn bệnh rất phổ biến, xuất hiện chủ yếu ở những khu vực có điều kiện sinh hoạt kém, môi trường bị ô nhiễm, nguồn nước bị ô nhiễm, chất thải không được xử lí. Ở Việt Nam, thời điểm bệnh bùng phát nguy hiểm nhất thường là vào khoảng thời gian sau mùa mưa lũ.

Tính tới thời điểm hiện tại, bệnh thương hàn vẫn là một vấn đề sức khỏe mang tính toàn cầu. Theo thống kế, có khoảng 16 triệu người nhiễm bệnh mỗi năm. Trong số đó, có khoảng 600000 trường hợp tử vong. Ở các nước phát triển, bệnh khá hiếm gặp, do dân nhập cư hoặc khách du lịch đến từ những vùng có dịch đang lưu hành nên xuất hiện tản mát. Tuy nhiên, bệnh thường gây thành dịch ở những quốc gia đang phát triển, đặc biệt là những khu vực như: Đông Nam Á, Ấn Độ, Nam Mỹ, Trung Mỹ, châu Phi – Những khu vực có nguồn nước, hệ thống xử lý rác thải, thực phẩm, hệ thống thoát nước đều không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.

Các vấn đề có liên quan đến việc bệnh thương hàn bùng phát thành dịch : Tốc độ đô thị hóa tăng cao, dân số tăng nhanh, hệ thống xử lý rác thải chưa đạt tiêu chuẩn, nguồn nước sạch được cung cấp rất hạn chế, và hệ thống chăm sóc sức khỏe bị quá tải. Bệnh thương hàn có thể xảy ra quanh năm, những đặc biệt là vào mùa hè, khoảng từ thàng 6 đến thảng 9, bệnh thường xảy ra hơn. Bệnh có thể gặp phải ở bất kì mọi lứa tuổi, những lứa tuổi gặp phải bệnh nhiều nhất là khoảng từ 15 đến 30 tuổi.

Vi khuẩn gây nên bệnh thương hàn

Như đã đề cập ở phần trên, bệnh thương hàn là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi khuẩn salmonella gây nên. Vi khuẩn xâm nhập vào có thể người thông qua những con đường như đường ăn uống, tiếp xúc gần với người đã bị nhiễm vi khuẩn, vi khuẩn từ nách người bệnh chui vào trong máu. Ở người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng nhiễm độc ở giai đoạn lâm sàng.

Vi khuẩn salmonnella hay còn gọi là vi khuẩn thương hàn, thuộc loại vi khuẩn gram âm, có 107 type kháng nguyên và 3 phó thương hàn:

  • Paratyphi A hay tên gọi đầy đủ là Salmonella enteritidis.
  • Paratyphi A hay tên gọi đầy đủ là Salmonella schottmulleri.
  • Paratyphi A hay tên gọi đầy đủ là Salmonella hirschfeldii.

Ở trong túi mật của người bệnh, người lành mang trùng, người ta tìm thấy Salmonella typhi, và vi khuẩn sẽ được đào thải ra môi trường bên ngoài qua phân trong một thời gian dài. Loại vi khuẩn này là loại vi khuẩn này có sức đề kháng cao, có khả năng sống dai dẳng: Sống ở nhiệt độ 55 độ C trong vòng 30 phút; ở ngoài môi trường nó tồn tại cả tháng.

Vi khuẩn thương hàn có thể lây nhiễm qua các phương thức như:

  • Ở các vật nuôi trong gia đình.
  • Sử dụng những thực phẩm liên quan đến đường tiêu hóa như đồ ăn, thức uống nhiễm phải vi khuẩn phó thương hàn và thương hàn.
  • Các loại thực phẩm có thể nhiễm bẩn do ruồi.
  • Sữa và các sản phẩm được chế biến từ sữa bị nhiễm vi khuẩn salmonella.

Bệnh thương hàn là bệnh gì?

Nguyên nhân gây nên bệnh thương hàn

Vật chủ duy nhất của vi khuẩn salmonella chính là con người nên đường lây nhiễm chính của bệnh thương hàn từ người này sang người khác là thông qua phương thức tiếp xác gần với người bệnh. Vì lí do này mà người mang vi khuẩn thương hàn hay người mắc bệnh thương hàn chính là những nguồn lây chính trong cộng đồng.

  • Ở trong phân, nước tiểu, chất nôn, mủ … của người bệnh có xuất hiện vi khuẩn thương hàn, trong đó lượng vi khuẩn có trong phân là nguồn nhiễm quan trọng nhất. Ngay cả khi trong giai đoạn phục hồi, giai đoạn mà bệnh đã thoái lui thì vẫn có khoảng 20% bệnh nhân trong vòng 2 tháng vẫn tiếp tục thải vi khuẩn qua phân  và 10% tiếp tục thải vi khuẩn trong thời gian lớn hơn 3 tháng.
  • Người lành mang trùng mạn tính: Sau khi được điều trị khỏi bệnh, sẽ có khoảng 3% bệnh nhân thương hàn trong số đó vẫn tiếp tục mang vi khuẩn Salmonella trong người trở thành người lành mang trùng và trong thời gian trên 1 năm vi khuẩn tiếp tục được đào thải ra ngoài môi trường. Ở phụ nữ tỉ lệ hay bắt gặp người lành mang trùng cao hơn ở nam giới. Tỉ lệ người có bệnh lý về túi mật và đường mật sẽ bắt gặp trường hợp người lành mang trùng cao hơn người bình thường. Đây là nguồn bệnh rất khó kiểm soát và vô cùng quan trọng, đặc biệt là người làm các ngành nghề như : nghề bán thực phẩm, nhân viên y tế, giữ trẻ, phục vụ ở cửa hàng ăn uống. Do đó, để hạn chế sự lây lan bệnh từ nguồn lây này, đối với những người làm việc trong những ngành này, ở một số quốc gia có quy định kiểm tra y tế bắt buộc định kỳ.

Bệnh thương hàn ở người có nguy hiểm không

Bệnh thương hàn là một bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm, bệnh có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh thương hàn có thể gây ra nhiều biến chứng rất nặng nề.

  • Chảy máu đường tiêu hóa: Thường gặp vào tuần 2,3 của bệnh, khoảng 15% số bệnh nhân gặp phải, cuối ruột non bị thương tổn,  tùy thuộc vào mức độ xuất huyết mà các dấu hiệu lâm sàng khác nhau .
  • Thủng ruột: Thường xảy ra vào tuần thứ 2,3 của bệnh hay là giai đoạn phục hồi, chiếm 1-3% bệnh nhân gặp phải trường hợp này, là biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Ở bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng đau bụng dữ dội như dao đâm, choáng, vã mồ hôi, huyết áp tụt, đau khu trú hay lan tỏa khắp bụng… Cũng có trường hợp đặc biệt, người bệnh không xuất hiện những triệu chứng rõ ràng.
  • Viêm túi mật hoặc viêm gan: Tỉ lệ gặp phải biến chứng này chiếm 1 đến 2% số người bệnh.
  • Truỵ tim mạch, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc, viêm tắc động tĩnh mạch, …
  • Các biến chứng về hệ thần kinh: Đây là một trong những biến chứng rất nặng nề. Tình trạng rối loạn ý thức từ ngủ gà đến hôn mê là trường hợp hay gặp nhất. Có thể gặp phải viêm não, một trong những biến chứng có tiên lượng rất xấu, thường mang theo những triệu chứng như rối loạn thân nhiệt, rồi loạn ý thức,…Một số những bệnh về não thường ít gặp hơn như viêm dây thần kinh hộp sọ, viêm màng não, viêm não tủy,…
  • Nhiễm trùng các cơ quan: Đây là một trường hợp biến chứng khá ít gặp nhưng có thể gặp ở hầu hết các cơ quan: viêm họng, viêm đài bể thận, viêm phổi, viêm xương, viêm cầu thận, viêm bàng quang,…

Để có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh thương hàn, chúng ta nên chú ý chăm sóc sức khỏe nhiều hơn. Xây dựng lối sống sinh hoạt ăn uống lành mạnh. Thường xuyên rèn luyện thân thể. Sử dụng nước điện giải để tăng cường khả năng tự miễn dịch của hệ thống miễn dịch. Đảm bảo vệ sinh môi trường sống. Cẩn thận với nguồn nước và thực phẩm chúng ta sử dụng hằng ngày. Đầu tư thêm máy lọc nước để đảm bảo được nguồn nước sử dụng trong gia đình đã sạch khuẩn và sạch các tạp chất có trong nước.

Bài viết mới