Bị sốt rét nên làm gì để không nguy hiểm? Nên làm gì để mau chóng khỏi bệnh?
Ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, bệnh sốt rét là một bệnh lý rất phổ biến. Nếu không được xử lí đúng cách hay xử lí không kịp thời, bệnh có thể có những biến chứng rất nặng nề, thậm chí có thể khiến cho người bệnh tử vong. Vậy bị sốt rét nên làm gì để không nguy hiểm ? Bị sốt rét nên làm gì để mau khỏi bệnh ?
Phát hiện sốt rét nên làm gì mau khỏi không biến chứng?
Nếu bệnh sốt rét không được chữa trị kịp thời, có thể sẽ gây ra những biến chứng rất nghiêm trọng, thậm chí là gây ra tử vong ở người bệnh. Vậy khi phát hiện sốt rét nên làm gì để mau khỏi không biến chứng?
Khi nghi ngờ hoặc phát hiện bản thân bị sốt rét, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được sự hỗ trợ thăm khám cũng như điều trị của bác sĩ. Không nên tự điều trị bệnh ở nhà vì có thể làm lây lan cho những người xung quanh, bên cạnh đó, điều trị không đúng cách có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Khi bị sốt rét, sốt là triệu chứng thường gặp nhất, khi bị sốt, không nên tự ý uống những loại thuốc hạ sốt thông thường, phải đến ngay cơ sở y tế để các bác sĩ có chuyên môn kịp thời can thiệp, hướng dẫn cách chữa bệnh an toàn nhất. Trong trường hợp bất đắc dĩ, không thể đến những cơ sở y tế, người nhà có thể thực hiện một số biện pháp tạm thời cho bệnh nhân như:
- Sử dụng cặp nhiệt kế để kiểm tra thân nhiệt của người bệnh liên tục, khoảng 30 phút một lần. Nếu thân nhiệt của người bệnh chưa đạt tới 38.5 độ C thì có thể dùng khăn ấm để lau một số bộ phận trên cơ thể như tay, chân, trán, nách, bẹn. Nếu thân nhiệt của người bệnh đạt trên 38.5 độ, người nhà có thể cho bệnh nhân dùng thuốc hạ sốt paracetamol theo đúng hướng dẫn về cách dùng và liệu lượng của nhà sản xuất.
- Cho bệnh nhân uống nhiều nước, bổ sung nước cho cơ thể không chỉ có thể làm hạ cơn sốt, mà còn có thể bù lại lượng nước đã bị mất đi trong quá trình bị sốt.
- Cho bệnh nhân ăn những thực phẩm chứa nhiều vitaminC như cam, quýt,…. vừa đẩy lùi được những tác nhân gây bệnh, vừa nâng cao được sức đề kháng.
- Làm lạnh khăn mặt rồi đáp lên trán cho bệnh nhân hoặc dán miếng hạ sốt có thể là một biện pháp giảm sốt tạm thời và hiệu quả.
- Cho bệnh nhân uống nước điện giải để bổ sung các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, nâng cao khả năng tự miễn dịch của cơ thể.
- Nên uống nước ấm, làm ấm cơ thể, dịu cơ thể.
- Để giảm nguy cơ lây lan sốt rét cho những người xung quanh, nên sử dụng máy lọc không khí, vừa giúp không khí thông thoáng hơn, lại có thể bắt được muỗi – tác nhân chính của việc lây lan bệnh sốt rét.
Sốt rét không nên làm gì?
Bên cạnh vấn đề sốt rét nên làm gì thì cũng có những điều không nên làm khi bị sốt rét:
- Người nhà tự ý cho bệnh nhân uống phối hợp nhiều loại thuốc giảm sốt, giảm đau với nhau rất có thể gây ra việc uống quá liều hay những thuốc đó tác dụng với nhau gây ra tác dụng phụ.
- Mặc áo thật dày, thật nhiều khi bị sốt cao dễ khiến cho người bệnh bị rét run và thân nhiệt tăng càng cao hơn.
- Áp dụng các phương pháp hạ sốt một cách ồ ạt, áp dụng chồng lên nhau như vừa uống nhiều loại thuốc, vừa tắm nước ấm, vừa đắp khăn lạnh,… dễ khiến cho thân nhiệt của người bệnh bị đột ngột giảm xuống, rất nguy hiểm với cơ thể.
- Dùng túi nước đá để chườm lành không những không làm hạ sốt mà còn làm mạch co lại, khiến nhiệt không thể thoát ra bên ngoài qua đường lỗ chân lông.
- Không nên uống nhiều nước đá, nước lạnh, có thể làm cho cơn sốt tăng lên cao hơn.
- Không nên uống trà khi đang bị sốt, nhất là nước trà đặc, sẽ làm cho não lâm vào trạng thái kích thích, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên do huyết áp bị tăng. Bên cạnh đó, uống nước trà quá đặc có thể làm cho các tác dụng của thuốc hạ sốt mất dần.
- Không nên ăn trứng, vì trong trứng có nhiều protein, cung cấp năng lượng cho cơ thể, làm nhiệt độ cơ thể nóng hơn.
- Mật ong cũng là một trong số những loại thực phẩm không nên sử dụng khi bị sốt, sẽ dễ làm tăng nhiệt độ cơ thể dù bình thường mật ong rất tốt cho sức khỏe.
- Không nên sử dụng những phương pháp dân gian thiếu khoa học, vì có thể sẽ làm tình trạng bệnh xấu hơn.
Câu hỏi sốt rét có nên đắp chăn?
Khu cực kiểm soát nhiệt độ của cơ thể là vùng dưới đồi của não. Khi cơ thể bị sốt cao ( thân nhiệt cao hơn mữ bình thường rất nhiều) , vùng dưới đồi của não sẽ tăng tiết mồ hôi, tăng lưu lượng máu dưới da để khởi động hệ thống tự làm mát cơ thể. Bệnh nhân sẽ cảm thấy ớn lạnh, rét run trong giai đoạn này. Những người bị lên sơn sốt thường đóng kín cửa, mặc quần áo thật dày, đắp chăn kín mít để giảm cảm giác ơn lạnh. Đây là một phương pháp rất sai lầm, không thể làm giảm cơn sốt. Việc đấp chăn càng khiến cho cơ thể khó thoát nhiệt, làm cơn sốt kéo dài hơn. Càng đắp chăn, nhiệt độ cơ thể của người bệnh càng tăng cao, nếu sốt cao trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như cơ thể tím tái, sốt co giật, thậm chí là tử vong.
Trên đây là câu trả lời cho vấn đề ” sốt rét nên làm gì ” và “sốt rét không nên làm gì “, chúng tôi mong là bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về vấn đề mà các bạn đang quan tâm.