Các cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ hiệu quả không phải ai cũng nắm được

Tác giả: Bùi Hoài Thương Đăng ngày: 24/01/2022 Lần cập nhập cuối: 24/01/2022

Đau mắt đỏ là một bệnh rất phổ biến và đã từng trở thành một dịch bệnh tràn lan ở một số tỉnh ở nước ta. Nguyên nhân gây ra bệnh mắt đỏ là do các mạch máu trong mắt bị sưng lên và dãn ra. Căn bệnh mắt đỏ này là một biểu hiện của các bệnh lý liên quan đến mắt, bệnh lý nhãn khoa hay hệ thống. Tùy thuộc vào các triệu chứng đi kèm như đau nhức mắt, giảm thị lực, cộm chói mắt,….mà bệnh trạng có thể lành tính hay nghiêm trọng. Vậy bệnh đau mắt đỏ có những triệu chứng gì? Phương pháp điều trị đau mắt đỏ đúng cách? Cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ?

Các cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ hiệu quả không phải ai cũng nắm được

Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ

Bệnh viêm giác mạc hay còn có tên gọi dân gian khác là bệnh mắt đỏ. Bệnh mắt đỏ xảy khi tình trạng viêm nhiễm tại các vị trí như  lớp màng trong suốt trên bề mặt của nhãn cầu (hay lòng trắng) và kết mạc mi xảy ra. Từ người lớn đến trẻ nhỏ, bệnh có thể bắt gặp ở bất kì độ tuổi, giới tính nào. Đặc biệt, thông qua tiếp xúc gần, bệnh đau mắt đỏ có thể bùng phát thành dịch trong một thời gian rất ngắn do tốc độ lây lan khủng khiếp giữa người với người. Đau mắt đỏ thường không phải là một căn bệnh nguy hiểm, bệnh có thể tự khỏi trong vòng một tuần và không để lại di chứng gì. Bởi vì cơ thể con người không có khả năng sản sinh ra miễn dịch trọn đời với bệnh này, nên một người có thể bị bệnh này nhiều lần, tái phát đi tái phát lại.

Bệnh đau mắt đỏ có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong những nguyên nhân đó, có một số nguyên nhân phổ biến hơn cả và có kèm theo những triệu chứng biểu hiện bên ngoài:

Do virus: Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh mắt đỏ chính là do virus, với những triệu chứng đi kèm xuất hiện như ngứa mắt, chảy nước mắt, mi sưng, có ghèn dây, giảm thị lực, cộm. Thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với nước mắt của người bệnh,bệnh viêm kết mạc có nguyên nhân là do virus gây ra có thể dễ dàng lây lan.

Do vi khuẩn: Vi khuẩn Haemophilus Influenzae, Staphylococcus,… thường là chủng loại vi khuẩn gây ra bệnh đau mắt đỏ. Bệnh do vi khuẩn gây ra có thể đi kèm với một vài triệu chứng điển hình như ngứa, chảy nước mắt, vào buổi sáng lúc thức dậy, dính 2 mi mắt do trong mắt xuất hiện có ghèn vàng hoặc vàng xanh nhạt, mắt rất nhạy cảm với ánh sáng, rất dễ chói mắt. Những tổn thương nghiêm trọng có thể xảy ra nếu bạn không điều trị bệnh kịp thời như viêm loét giác mạc, giảm thị lực không phục hồi. Một người khỏe mạnh có thể bị lây đau mắt đỏ của một người bệnh nếu có những hành động tiếp xúc với dịch tiết nước mắt hoặc sử dụng chung đồ dùng có dính dịch tiết nước mắt của người bệnh.

Do dị ứng: Nguyên nhân gây ra dị ứng để có thể phát hiện ra không phải là một vấn đề dễ dàng có thể là do lông vật nuôi, phấn hóa, thuốc, bụi,….Xuất hiện tình trạng chảy nước mắt ở cả 2 mắt, ngứa mắt, có thể kèm theo viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, những bệnh nhân bị đau mắt đỏ do dị ứng lại không có khả năng lây nhiễm sang người khác.

Phương pháp điều trị đau mắt đỏ đúng cách

  • Trong khẩu phần ăn hàng ngày của người bệnh, nên xây dựng chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng như: chất đạm, chất béo, chất xơ, tinh bột để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Người bệnh không nên kiêng khem quá mức, điều nay có thể gây hại nhiều hơn lợi ích khi người bệnh có khả năng rơi vào trạng thái suy nhược cơ thể vì không được cung cấp đầy đủ các chất cần thiết.
  • Tích cực bổ sung các loại trái cây mà trong thành phần chứa nhiều vitamin C như cam, bưởi,…hay vắt lấy nước cốt để pha nước như chanh, quất,…
  • Vì bệnh đau mắt đỏ có khả năng lây từ người sang người thông qua tiếp xúc gần nên người bệnh nên tự cách ly bản thân một cách hợp lý, đeo kính râm hoặc khẩu trang khi tiếp xúc với những người khác.
  • Nên tích cực nghỉ ngơi, điều hòa cơ thể, ngủ đủ giấc.
  • Vì đây là một bệnh lý liên quan đến mắt, khi gặp phải căn bệnh này, mắt đã phải chịu những tổn thương nhất định nên tốt nhất người bệnh không nên sử dụng những thiết bị điện tử.
  • Nên trang bị thêm những vật dụng như kính chắn gió, bụi, đeo kính râm,… để bảo vệ mắt khỏi khói, bụi, những kích thích từ môi trường có thể gây tổn thương cho mắt.
  • Đặc biệt lưu ý đến vùng mắt trong thời gian bị bệnh, không nên để nước bẩn tiếp xúc vào mắt, không nên đi bơi trong thời gian đặc biệt này.
  • Không nên tự y điều trị bệnh tại nhà, nên đi khám bác sĩ để có được cách chữa trị bệnh chuẩn xác nhất. Nên tuân thủ những điều bác sĩ đã nêu rõ trong thời gian bị bệnh như uống thuốc, nhỏ thuốc, vệ sinh mắt, ăn kiêng,… Không nên sử dụng thuốc theo những đơn thuốc của người khác vì mỗi người đều có tình trạng bệnh của riêng mình, một đơn thuốc không thể trị cho trăm người. Đặc biệt, không nên điều trị bệnh đau mắt theo những phương pháp dân gian như đắp hành củ, nhỏ sữa mẹ, xông lá trầu,…Vì những phương pháp đó chưa có ai kiểm chứng được độ tin cậy cũng như tính khoa học của chúng.
  • Sử dụng thuốc tra mắt đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ cũng như nhà sản xuất, chú ý đến liều lượng và tần suất tra thuốc. Tránh việc để đầu nhỏ của lọ thuốc dính phải mắt hay các dịch tiết ra từ mắt.
  • Để có thể điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất, người bệnh nên tái khám theo đúng lịch hẹn với bác sĩ. Trong trường hợp sau khi sử dụng, bệnh tình không những không thuyên giảm mà bệnh nhân còn xuất hiện những dẫu hiệu như: mắt cảm thấy đau hơn, mắt sưng to hơn hay thậm chí là chảy máu mắt thì nên đến ngay những cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ có kinh nghiệm hỗ trợ.
  • Trong trường hợp bệnh nhân không may gặp phải những biến chứng bất thường của bệnh, hãy đến ngay những cơ sở, bệnh viện chuyên bệnh lý về mắt để được những bác sĩ có kiến thức chuyên môn cao hỗ trợ điều trị, tránh để lại những di chứng nguy hiểm.

Các cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ hiệu quả không phải ai cũng nắm được

Cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ

  • Đảm bảo vệ sinh thân thường xuyên, sạch sẽ, nhất là vệ sinh vùng mắt. Có thể sử dụng nước muối sinh lí 0.9% để vệ sinh mắt cho sạch sẽ và an toàn.
  • Không sử dụng chung những đồ sinh hoạt cá nhân, điển hình như khăn lau mặt. Mỗi người bên có những đồ sinh hoạt cá nhân của riêng mình.
  • Bảo vệ mắt khỏi các chất hóa chất bản thân dùng hằng ngày như sữa rửa mặt, dầu gội, sữa tắm,….Tránh để những chất trên dây vào mắt.
  • Khi đi ra ngoài đường, nhiều xe cộ cùng lưu thông trên đường cùng với những công trình, khói bụi từ các loại xe cộ, nhà máy, chúng ta nên sử dụng những loại mũ bảo hiểm có hính, kính chắn gió, bụi, sử dụng các loại kính dâm,… để bảo vệ mắt khỏi tia uv cũng như các loại khói bụi trên đường.
  • Xây dựng thực đơn ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt nên bổ sung thêm ra trái cây trong khẩu phần ăn hằng ngày vì trong trái cây chứa nhiều vitamin rất tốt cho mắt.
  • Khi đi bơi ở những bể công cộng, nên lựa chọn những bể bơi sạch sẽ, đạt chất lượng. Trong quá trình ở dưới bể nên sử dụng kính bơi để bảo vệ mắt, cũng như dùng nước muối sinh lí để vệ sinh mắt ngay sau đó.
  • Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, môi trường sống, nên thường xuyên mở cửa sổ đổ không khí trong nhà được thông thoáng. Sử dụng thêm máy lọc không khí để loại bỏ sạch những loại vi khuẩn, chất gây dị ứng cũng như các loại bụi mịn trong không khí, bảo vệ sức khỏe cho gia đình bạn. Sử dụng thêm máy lọc nước để có được nguồn nước đảm bảo và hợp vệ sinh, máy lọc nước có thể lọc bỏ sạch những vi khuẩn cũng như tạp chất mà mắt thường không thể nhìn thấy và khi đun sôi cũng không thể tiêu diệt hoàn toàn.
  • Để nâng cao khả năng tự miễn dịch của cơ thể và góp phần xây dựng cơ thể khỏe mạnh bằng cách bổ sung thêm các loại khoáng chất, bạn nên sử dụng nước điện giải mỗi ngày.

Bài viết mới