Căn bệnh viêm não Nhật Bản nguy hiểm như thế nào đối với tất cả mọi người

Tác giả: Lê Thị Ngọc Đăng ngày: 14/01/2022 Lần cập nhập cuối: 14/01/2022

Viêm não Nhật Bản là một trong những căn bệnh nguy hiểm liên quan đến não, truyền nhiễm do loại virus cùng tên gây ra. Bệnh gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan não, hệ thần kinh… Vậy căn bệnh này có những triệu chứng nào, nguyên nhân và cách phòng bệnh ra sao?

1. Tìm hiểu bệnh viêm não Nhật Bản là gì?

1.1 Khái niệm

Bệnh viêm não Nhật Bản (NB) là một tình trạng bệnh bị nhiễm loại virus cấp tính, khiến thần kinh trung ương tổn thương. Đối tượng mắc bệnh thường gặp nhất là trẻ nhỏ dưới 15 tuổi. Đây là nguyên do hàng đầu gây nên bệnh viêm não và gây tàn tật thần kinh do virus ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Trên thế giới, hàng năm có khoảng hơn 67.000 ca bệnh mới, cùng tỉ lệ tử vong khá cao (ở mức 25-30%), nhóm người bệnh sống sót bị di chứng để lại với tỉ lệ trên 50%.

Đặc biệt, căn bệnh này gây ra tỉ lệ tử vong chủ yếu là ở trẻ em độ tuổi từ 0-14, chiếm khoảng 75%.

Tại nước ta, với điều kiện khí hậu chủ yếu là nóng ẩm kéo dài, đặc biệt là ở miền Nam. Do đó, bệnh này xuất hiện quanh năm, thời điểm đỉnh cao là các tháng 5, 6 và 7.

Nhờ phương pháp phòng ngừa bệnh bằng việc tiêm vắc xin cho trẻ trên toàn quốc, số lượng ca mắc giảm đáng kể từ những năm 90 cho đến nay.

Vì vậy, biện pháp tiêm ngừa vắc xin là cách hiệu quả và đơn giản nhất để phòng ngừa căn bệnh này.

1.2 Nguyên nhân gây ra bệnh

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là bởi loại virus cũng tên bệnh, virus này thuộc nhóm B, họ Togaviridae thuộc chủng Flavivirus. Loại virus này sẽ bất hoạt ở nhiệt độ 56 độ C sau 30 phút và sau 2 phút ở 100 độ C.

Nguồn chứa loại virus chủ yếu là ở chim, lợn lây truyền tới người qua đường muỗi Culex đốt – loài muỗi có sự phát triển vượt bậc, mạnh mẽ vào những tháng hè nóng và mưa nhiều.

Bên cạnh đó cũng có một số loại virus khác: virus Arbo, virus Herpes, virus sởi, quai bị, virus đường ruột…. Các loại virus này gây nên những tổn thương cho não dẫn tới để lại nhiều di chứng về thần kinh và khả năng tử vong là rất cao.

2. Tìm hiểu viêm não Nhật Bản lây qua đường nào?

Bệnh viêm não NB bị lây qua đường muỗi đốt, có thể từ người này sang người khác. Loại virus viêm não NB kí sinh trong lợn hoặc chim nhưng không gây bệnh ở chúng, khi muỗi đốt các loài này rồi tiếp tục đốt ở người sẽ mang virus sang cơ thể người, dẫn tới người bị mắc bệnh.

3. Triệu chứng của bệnh viêm não Nhật Bản

Đa số người bị nhiễm virus viêm não Nhậ Bản không có triệu chứng gì, một số bệnh nhân nhiễm virus viêm não NB thì có biểu hiện lâm sàng. Khi nhiễm virus viêm não NB thường có biểu hiện lâm sàng như một bệnh viêm não cấp tính. Thời gian ủ bệnh trong khoảng từ 5 – 15 ngày. Bệnh này thường khởi phát bất chợt với biểu hiện sốt cao, nhức đầu, buồn nôn, nôn. Tinh thần bị thay đổi, thần kinh trung ương bị rối loạn, các cơ khớp yếu, rối loạn vận động xuất hiện sau vài ngày tiếp theo.

Dưới đây là những triệu chứng ở từng giai đoạn cụ thể:

– Giai đoạn đang ủ bệnh: giai đoạn này kéo dài trung bình 1 tuần, có thể dài hơn là từ 5 đến 14 ngày.

– Giai đoạn bệnh khởi phát: Bệnh đã bắt đầu với những dấu hiệu sốt (người bệnh thường sốt rất cao khoảng 39-40 độ C). Tình trạng này thường xảy ra rất đột ngột, có bé đang chơi đùa, khỏe mạnh bỗng dưng có hiện tượng sốt cao, kèm co giật dẫn tới người lờ đờ, hôn mê khoảng 1 đến 3 ngày. Lúc này diễn biến đã khá nặng nên tiến triển rất nhanh.

Căn bệnh nguy hiểm viêm não Nhật Bản
Người bệnh viêm não Nhật Bản thường có biểu hiện sốt cao, đôi khi rét run

Trong thời điểm này, bệnh còn đi kèm các dấu hiệu như rét run, đau nhức đầu, người mệt lả và buồn nôn.

Trong 1-2 ngày đầu tiên của bệnh, bé đã xuất hiện cứng gáy, lực cơ tăng trương, sự vấn động nhãn cầu bị rối loạn, mất ý thức, lú lẫn.

Đối với một số bé nhỏ tuổi, ngoài việc sốt cao, trẻ còn có hiện tượng đi ngoài ra phân lỏng, đau bụng, buồn nôn, nôn.

– Giai đoạn bệnh toàn phát: Lúc này virus đã xâm nhập vào tế bào não, hủy hoại dần các tế bào thần kinh. Khi này, các triệu chứng dần xuất hiện và tăng dần. Những biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật dần tăng lên: đổ mồ hôi; da tái, đôi khi lại đỏ bừng; nhịp thở rối loạn, tăng tiết bên trong lòng khí quản; các mạch đập nhanh nhưng yếu.

Thời điểm này, giai đoạn diễn ra ngắn, người bệnh dễ rơi vào tình trạng hôn mê sâu cùng rối loạn các chức năng sống. Những đối tượng vượt qua được giai đoạn này thì có thể có tiên lượng tốt hơn.

– Giai đoạn lui bệnh: từ thời điểm tuần thứ 2 trở đi, bệnh đã đỡ dần, nhiệt độ cơ thể cũng giảm xuống, có thể sốt nhẹ. Đến ngày thứ 10 trở đi, bệnh nhân trở về nhiệt độ bình thường nếu không bị bội nhiễm vi khuẩn khác. Người bệnh từ hôn mê dần tỉnh dần, không còn hiện tượng co cứng, chấm dứt hiện tượng đau đầu và nôn.

Người bệnh có thể xuất hiện sớm những biến chứng như viêm phổi, viêm phế quản, viêm phế quản – phổi do bội nhiễm gây ra; hoặc viêm bể thận/bàng quang do thông tiểu hay đặt sonde dẫn lưu; viêm và loét tắc tĩnh mạch do phải nằm lâu, rối loạn dinh dưỡng.

Một số di chứng sớm có thể người bệnh gặp đó là bại liệt nửa người, mất khả năng giao tiếp, hay múa vờn, múa giật, bị rối loạn phối hợp vận động, trí nhớ bị giảm nghiêm trọng, tâm thần rối loạn…

Từ cuối tuần thứ 2, đầu tuần thứ 3 trở đi là thời điểm của những biến chứng, di chứng muộn. Thường gặp nhất là loét nhiễm trùng, rối loạn chuyển hóa, giao cảm; động kinh; nghe kém, rối loạn tâm thần,…

4. Cách phòng bệnh khi đến “mùa” viêm não Nhật Bản là gì?

Cho đến nay, phương pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất đó là tiêm vắc xin phòng bệnh. Nước ta đã có chương trình tiêm chủng vắc xin ngừa viêm não NB mở rộng toàn quốc, miễn phí hoàn toàn cho trẻ từ 0 đến dưới 15 tuổi.

Để phòng bệnh đạt hiểu quả, trẻ em cần tiêm đủ 3 liều vắc xin theo chỉ định của Bộ Y tế. Mũi thứ nhất tiêm lúc 1 tuổi, sau đó từ 7 đến 14 ngày tiêm mũi 2, và mũi 3 được tiêm cách mũi thứ 2 một năm.

Nếu trẻ chỉ được tiêm 1 mũi thì không có hiệu lực phòng bệnh. Tiêm đủ 2 mũi thì liệu lực ngừa bệnh đạt khoảng trên 80%; còn nếu tiêm đầy đủ 3 mũi vắc xin thì hiệu quả đạt 90-95% trong vòng 3 năm. Do vậy, cứ khoảng 3-4 năm, trẻ được tiêm nhắc lại một lần đến khi trẻ đã đủ 15 tuổi.

Ở nước ta hiện nay đang có 02 loại vắc xin tiêm phòng viêm não NB, đó là:

– Vắc xin Jevax: là loại vắc xin bất hoạt

– Vắc xin Imojev: loại vắc xin sống, giảm độc lực giúp tái tổ hợp, đây là loại vắc xin phòng ngừa viêm não NB thế hệ mới, có nguồn gốc từ Pháp.

Loại vắc xin này được dùng cho người lớn và trẻ từ 09 tháng tuổi trở lên.

Dù bất kì loại vắc xin nào thì cũng được Nhà nước và Bộ Y tế cấp phép sử dụng, vì vậy, bạn không cần lo lắng về việc lựa chọn tiêm loại vắc xin nào.

Sau khi tiêm trẻ thường có những phản ứng phụ như sốt nhẹ. Bố mẹ không cần quá lo lắng vì đó chỉ là phản ứng của cơ thể trẻ. Sau khi tiêm nên bổ sung:

– Nước, các ion điện giải: nhằm để cơ thể trẻ tránh bị mất nước do bị sốt, nên cho bé uống đủ nước, bổ sung thêm nước điện giải Oresol giúp vừa bù muối, bù nước; cho trẻ ăn cháo loãng…

– Chế độ ăn uống nên chọn các loại đồ ăn dễ tiêu dạng lỏng, chứa nhiều các nhóm vitamin như A,B,E,D. Tránh những thực phẩm nhiều đạm, dầu mỡ.

– Bố mẹ nên tắm cho trẻ bằng nước ấm, tránh để nhiễm lạnh (đặc biệt là buổi đêm).

– Nếu bé bị sốt cao trên 38-39 độ sau khi tiêm vắc xin nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.

Căn bệnh nguy hiểm viêm não Nhật Bản
Sử dụng máy lọc không khí giúp bắt muỗi, hạn chế các bệnh do muỗi gây ra

Ngoài ra cũng cần phòng tránh bệnh viêm não NB bằng các biện pháp diệt muỗi, côn trùng nhằm ngăn ngừa mầm bệnh lây lan. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, loại bỏ các vật đựng chứa nước không cần thiết; đi ngủ nằm màn để chống muỗi đốt, nên sử dụng các loại máy lọc không khí bắt muỗi với chức năng hút muỗi vào bên trong vừa chúng bị giữ lại trên tấm keo. Vì vậy, gia đình bạn có thể tránh khỏi những bệnh do muỗi gây ra.

Bài viết mới