Cảnh giác bệnh viêm dạ dày

Tác giả: Lê Thị Ngọc Đăng ngày: 28/12/2021 Lần cập nhập cuối: 28/12/2021

Viêm dạ dày là một bệnh lý phổ biến hiện nay, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng. Hầu hết các bệnh nhân viêm loét dạ dày ở giai đoạn nhẹ không gây ra những biến chứng nguy hiểm và có thể khỏi nếu được điều trị đúng phương pháp. Tuy nhiên, có một số dạng viêm mạn tính có thể dẫn tới ung thư, xuất huyết dạ dày và đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Dưới đây cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản về bệnh viêm dạ dày.

1. Viêm dạ dày là gì?

Viêm dạ dày với tên khoa học là Gastritis, là hiện tượng xảy ra khi có sự tổn thương của niêm mạc dạ dày gây viêm loét. Vì thế mà các lớp mô dạ dày bị mất đi lớp bảo vệ cuối cùng rồi bị lộ ra ngoài. Đó cũng là kết quả của sự nhiễm một loại vi khuẩn gây ra ở hầu hết các vết loét tại dạ dày.

Cảnh giác bệnh viêm dạ dày
Viêm dạ dày là hiện tượng xảy ra khi có sự tổn thương của niêm mạc dạ dày gây viêm loét

Ở bệnh này có thể có các triệu chứng đột ngột (đối với viêm dạ dày cấp tính) hoặc các triệu chứng diễn ra âm thầm theo thời gian (đối với viêm dạ dày mãn tính). Một vài trường hợp những tổn thương ở dạ dày ngày càng lớn lên, tình trạng viêm nặng dẫn đến loét rộng hơn, gây ra các hiện tượng chảy máu, xuất huyết dạ dày và làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Dù vậy thì hầu hết những bệnh nhân bị viêm nhẹ đều có thể cải thiện nhanh chóng khi được điều trị. Nếu tình trạng viêm nặng mà không được phát hiện và chữa trị đúng lúc thì có thể dẫn đến tử vong tại chỗ.

2. Triệu chứng của viêm dạ dày

Để được phát hiện và có những biện pháp chữa trị kịp thời, yếu tố quan trọng nhất là cần phải hiểu rõ cơ thể mình, nắm bắt nhanh các dấu hiệu bất thường của bệnh. Tuy nhiên không phải lúc nào bệnh cũng có các biểu hiện rõ ràng và không phải ai cũng hiểu rõ các triệu chứng của căn bệnh này. Mặc dù vậy, khi có các dấu hiệu sau đây, bạn cũng cần cẩn trọng có khả năng đã xuất hiện tình trạng viêm ở dạ dày của bạn:

– Dấu hiệu rõ rệt nhất của căn bệnh này chính là khi đói hay vào ban đem, phần bụng trên thường đau buốt, co thắt lại. Những cơn đau thường kéo dài, quặn thắt từng cơn kèm theo cảm giác hơi nóng bên trong. Nếu bệnh mới khởi phát hay ở mức độ viêm nhẹ, có thể bị đau trong vài phút và kéo dài đến vài giờ nếu bệnh tiến triển nặng hơn.

– Người bệnh thường cảm thấy buồn nôn, nôn, hay ợ chua, ợ hơi….

– Thường xuyên có cảm giác bị trào ngược lên cổ, ăn uống không ngon miệng

– Có cảm giác khó chịu dữ dội tại vùng thượng vị, triệu chứng này có thể đỡ hơn hoặc thậm chí nặng hơn sau mỗi bữa ăn.

– Người bệnh cũng có một số triệu chứng như nấc cụt, tình trạng rối loạn tiêu hóa dẫn tới bị tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu hoặc bị táo bón.

– Do bệnh đau dạ dày kéo dài và từng cơn cả ban ngày lẫn ban đêm nên người bệnh thường xuyên bị mất ngủ, giấc ngủ bị chập chờn, giấc ngủ bị gián đoạn, hay tỉnh giấc giữa đêm.

Tùy thuộc vào thể trạng và sức khỏe của mỗi người cũng như mức độ nghiêm trọng của bện này, các dấu hiệu, triệu chứng có thể xuất hiện với tần suất khác nhau, tuy nhiên bệnh sẽ chuyển biến dần theo thời gian nên các dấu hiệu cũng ngày một rõ ràng hơn. Do đó, khi gặp bất kể triệu chứng nào bất thường đối với cơ thể, đặc biệt là những triệu chứng kể trên, người bệnh tuyệt đối không chủ quan mà cần đi khám ngay tại bệnh viện để được chẩn đoán cũng như điều trị kịp thời.

3. Nguyên nhân của viêm dạ dày

3.1 Do nhiễm vi khuẩn

Bệnh viêm loét dạ dày là căn bệnh được gây ra bởi nhiều nguyên nhân, nhiều yếu tố bao gồm cả bệnh lý và thói quen sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Trong số đó có thể nhắc đến những nguyên nhân chủ yếu như sau:

– Do nhiễm khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn HP trong dạ dày (tên đầy đủ là Helicobacter pylori). Loại vi khuẩn này tiết ra các độc tố, làm rối loạn cơ chế chống lại các acid của niêm mạc dạ dày gây nên bệnh viêm dạ dày và có nguy cơ phát triển thành ung thư. Các chuyên gia nhận định rằng việc hình thành bệnh do vi khuẩn HP có thể là do yếu tố di truyền hoặc lối sống sinh hoạt không lành mạnh, ví dụ như hút thuốc, ăn uống không lành mạnh…

– Do thường xuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm: khi lạm dụng các hoạt chất trong thuốc giảm đau có thể khiến ức chế các chất để bảo vệ niêm mạc, dẫn tới hiện tượng đau buốt và gây nên bệnh viêm loét dạ dày.

3.2 Thói quen của người bệnh

– Do thói quen sinh hoạt, ăn uống: Khi ăn uống không đúng giờ, đúng giấc, thường xuyên bỏ bữa ăn, trong bữa ăn thường ăn quá no hoặc quá đói khiến dạ dày làm việc quá sức, bị rối loạn hoạt động của dạ dày. Điều này làm tăng tiết dịch vị khiến tổn thương dạ dày, gây ra viêm loét.

Đặc biệt, đối với những người thường xuyên tiêu thụ lượng rượu bia quá mức. Các đồ uống có cồn có khả năng gây kích ứng và làm lớp niêm mạc dạ dày bị ăn mòn, bị tổn thương bởi dịch tiêu hóa trong dạ dày. Những trường hợp tiêu thụ rượu bia quá mức có nguy cơ cao bị viêm dạ dày cấp tính.

– Do tâm lý căng thẳng, stress: Ngày nay, có rất nhiều vấn đề cũng như khó khăn về cuộc sống, công việc mà còn người phải suy nghĩ nên dễ bị rơi vào trạng thái stress. Tình trạng căng thẳng nghiêm trọng về thể chất như các trạng thái buồn phiền, lo lắng hoặc tức giận kéo dài có thể kích thích quá trình tiết dịch vị ở dạ dày, làm cho chức năng của niêm mạc dạ dày bị mất cân bằng, tổn thương và gây nên bệnh.

– Do rối loạn tự miễn hay còn gọi là viêm dạ dày tự miễn khi cơ thể tự sinh ra các kháng thể để tán công các tế bào niêm mạc khỏe mạnh, bình thường ở dạ dày. Phản ứng rối loạn tự miễn này có khả năng làm suy giảm chức năng của hàng rào bảo vệ dạ dày. Tình trạng này có thể là do thiếu các vitamin như vitamin b12…

– Ngoài ra, cũng có thể do các nguyên nhân về bệnh lý, vấn đề sức khỏe khác như thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất, chất độc hại, bệnh HIV/AIDS, bệnh Cohn hay nhiễm ký sinh trùng…

4. Viêm dạ dày không nên ăn gì?

– Tránh ăn những loại gia vị cay, nóng như ớt, tiêu..; những đồ ăn chua, chứa nhiều nồng độ axit như chanh, cam chua…

Cảnh giác bệnh viêm dạ dày
Viêm dạ dày tránh ăn những loại gia vị cay, nóng, những đồ ăn chua, chứa nhiều nồng độ axit

– Không nên sử dụng các loại đồ uống có gas, cà phê; đồ uống có cồn như bia, rượu; đặc biệt là tránh hút thuốc lá.

– Trong thời gian điều trị không nên uống sữa, thay vào đó người bệnh nên dùng các loại trà xanh, trà thảo dược và nước lọc; người bệnh cũng nên bổ sung các khoáng chất, vitamin bằng việc uống nước điện giải

– Hạn chế các loại trái cây có vị chua: bưởi, chanh, cam, me…; các loại dưa muối, cà muối, giấm mẻ; một số loại nước sốt thịt cá đậm đặc, các loại nấm; gia vị tỏi, ớt…

Bên cạnh đó, cần tránh những loại đồ ăn có khả năng gây tổn thương niêm mạc bảo vệ dạ dày và khiến cho dạ dày phải hoạt động co bóp, nghiền nát nhiều. Có thể kể đến các thực phẩm như các thức ăn cứng, các đồ ăn chứa nhiều chất xơ, các loại quả trái cây còn xanh, cứng như ổi, xoài, cóc… hay những loại thịt nhiều gân, sụn… Những loại thức ăn vừa kể trên phải mất khoảng thời gian mới đến được dạ dày, axit trong dạ dày luôn được sản xuất, khi dạ dày trống khiến lượng axit trong dạ dày tăng lên gây ra tình trạng viêm, loét.

– Hạn chế các loại thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn , khó tiêu, chứa nhiều lượng muối và chất bảo quản như lạp xưởng, chả giò hay các loại xúc xích, thịt xông khói…

– Hạn chế lượng thịt đỏ tiêu thụ vào cơ thể, khi ăn thịt đỏ khiến chúng ta cảm thấy quá trình tiêu hóa khó khăn hơn. Nguyên nhân là do protein trong thịt động vật có hàm lượng axit cao.

– Các loại thực phẩm, gia vị cay khiến lượng axit trong dạ dày tăng lên, làm cho triệu chứng viêm loét dạ dày trở nên nặng hơn. Hơn thế nữa, các loại đồ ăn cay còn gây ra hiện tượng kích ứng dạ dày, làm cho các vết loét hiện tại trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, nếu dạ dày bạn đã bị viêm, yếu sẵn thì cần tránh ngay các loại thức ăn cay để bảo vệ dạ dày tốt hơn.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kì để phát hiện sớm các bệnh tật, từ đó có kết quả điều trị tốt hơn.

Bài viết mới