Đau họng kéo dài có nguy hiểm không?
Khi bị đau họng kéo dài có thể khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Đau họng kéo dài có nguy hiểm không? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đâu? Các kiểu đau họng kéo dài là gì? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu nhé!
1. Đau họng kéo dài – hiện tượng không nên chủ quan
Đau họng là việc viêm nhiễm niêm mạc họng gây ra đau rát cổ họng, đặc biệt là khi ăn hay nuốt nước bọt.
Thông thường các triệu chứng đau họng sẽ tự khỏi sau 1 tuần bệnh và sẽ không để lại thương tổn hay làm ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, đau họng kéo dài bị tái đi, tái lại nhiều lần điều này gây ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày của người bệnh.
Người bị đau họng sẽ cảm thấy khó chịu vì cổ họng của mình luôn đau rát, đau họng có đờm và khó nuốt. Đau họng không gây nguy hiểm cho tính mạng của người bị bệnh nhưng nếu bạn bị đau họng kéo dài sẽ rất ảnh hưởng cuộc sống thường ngày và rất khó chịu. Do đó, nếu bạn mắc phải tốt hơn hết nên đến khám bác sĩ để được chỉ định phương án điều trị thích hợp.
2. Các kiểu đau họng kéo dài
2.1. Đau họng dưới yết hầu
Yết hầu nằm ở vị trí ngay dưới khoang mũi, ở phía sau miệng, bên trên của thực quản và thanh quản, do thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường bên ngoài, cho nên rất dễ gặp các tác nhân gây bệnh, làm viêm nhiễm, sưng đau.
Đau họng dưới yết hầu chủ yếu là do vi khuẩn và virus gây nên, chúng lợi dụng môi trường thuận lợi để tấn công cổ họng, làm kích thích niêm mạc họng làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu, đau họng nuốt nước bọt đau, yếu hầu bị sưng đau, niêm mạc họng đỏ và sưng…
2.2. Đau viêm họng 1 bên
Khi bị đau họng kéo dài đặc biệt là đau viêm họng 1 bên có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh như cảm cúm, viêm họng, viêm amidan, sỏi amidan, sưng hạch bạch huyết do viêm, hội chứng chảy dịch mũi sau,…
2.3. Đau họng mất vị giác
Khi bị đau họng kéo dài bạn có thể bị mất vị giác, thông thường thì vị giác sẽ trở lại bình thường sau khi bạn hết bệnh, bác sĩ có thể kê thuốc xịt tại chỗ hoặc thuốc kháng histamin để điều trị bệnh. Mất vị giác thường không làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, nếu nhận thấy tình trạng này kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn nhé.
2.4. Đau họng và sốt
Đau họng là tình trạng khi niêm mạc họng, Amidan hay dây thanh quản xuất hiện các tổn thương, bị viêm nhiễm. Nhiều trường hợp sốt kèm theo các triệu chứng này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Thông thường các triệu chứng kéo dài trong khoảng 03 ngày. Nhiệt độ cơ thể dao động từ 37,5 đến 38 độ C, bạn có thể tự điều trị khỏi kết hợp với nghỉ ngơi đúng cách. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng vượt quá 03 ngày và thân nhiệt trên 39 độ C tốt hơn hết bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng cách. Không nên coi nhẹ hay chủ quan bởi nó có thể gây ra các biến chứng rất nguy hiểm như viêm cơ tim, viêm phổi, tệ hơn là hôn mê sâu,…
3. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây đau họng chủ yếu là do các loại virus, nấm tấn công, Bạn có thể tự khỏi hoặc chỉ cần dùng thuốc từ 2 – 3 ngày. Tuy nhiên, nếu đau họng kéo dài khoảng từ 03 tháng không khỏi hoặc nhiều lần tái phát có thể là do những nguyên nhân sau đây:
Khi gặp các điều kiện thời tiết chuyển lạnh, hanh khô dẫn đến dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, cũng sẽ khiến bệnh trở nặng thành đau họng kéo dài.
Viêm họng do trào ngược dạ dày là một trong những nguyên nhân khiến bệnh kéo dài không thuyên giảm. Biện pháp tốt quả nhất là uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Bệnh viêm xoang: Khi bị mắc bệnh viêm xoang bạn cũng có khả năng bị đau họng kéo dài.
Do có thói quen không tốt làm ảnh hưởng đến sức khỏe như: ho, khạc cổ quá mạnh làm cho các mao mạch bị căng lên, rách vỡ và dẫn đến niêm mạc họng tổn thương nặng.
Do sức đề kháng yếu: hệ thống miễn dịch yếu kém dẫn đến dễ bị virus, vi khuẩn tấn công.
4. Cách điều trị hiệu quả
Chủ động phòng ngừa đau họng kéo dài theo những biện pháp sau:
Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, nước đá, rượu bia…vì đây là những thứ có thể khiến cho niêm mạc họng của bạn bị tổn thương.
Khi sử dụng điều hòa bạn không nên để nhiệt độ quá thấp, chú ý việc giữ ấm cho cơ thể trong mùa đông.
Hạn chế ăn các loại thức ăn quá cay nóng, hãy uống đủ nước, ăn thức ăn chứa nhiều dinh dưỡng, mềm.
Giữ vệ sinh miệng, mũi, họng thật sạch sẽ hàng ngày.
Khi bị bệnh đau họng cần phải điều trị kịp thời, không nên lạm dụng kháng sinh vì nó sẽ làm tăng nguy cơ tái phát bệnh.
Tóm lại, tình trạng đau họng kéo dài thường xuất phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, người bệnh nên chủ động trong việc kiểm tra sức khỏe của mình để biết chính xác nguyên nhân nào gây ra tình trạng này để điều trị dứt điểm, tránh biến chứng không mong muốn xảy ra.
5. Đau họng uống nước dừa được không?
Khi bị đau họng bạn nên uống nước dừa bởi những nguyên nhân sau: Nước dừa có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn giúp ức chế vi khuẩn gây hại làm dịu cổ họng, giảm sưng viêm và giảm đau rát cho cổ họng. Đồng thời nước dừa có chứa nhiều loại khoáng chất lại có thể bổ sung một lượng nước phù hợp cho cơ thể.
Tuy nhiên, việc uống nước dừa quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của bệnh nhân. Bởi nó gây tăng áp lực cho thận và bàng quang dẫn đến hiện tượng tiểu đêm, tiểu nhiều lần.
Người bị họng kéo dài nên bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể. Bạn có thể các loại nước điện giải, các loại nước cung cấp nhiều khoáng chất cho cơ thể. Nó có thể giúp cho cổ họng của bạn giảm tình trạng đau rát, ngứa. Chú ý việc duy trì chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi phù hợp, khoa học: Sử dụng máy lọc không khí để hạn chế bụi bẩn và vi khuẩn. Sử dụng máy lọc nước, đảm bảo nguồn nước thu vào cơ thể bạn sạch sẽ, an toàn.