Mắt lên lẹo có lây không? Yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh mắt lên lẹo

Tác giả: Phan Thị Linh Chi Đăng ngày: 15/01/2022 Lần cập nhập cuối: 15/01/2022

Sự nguy hiểm của mắt lên lẹo gây ra là không lớn nhưng nó lại kéo dài dai dẳng, luôn tiềm ẩn nguy cơ tái phát khiến mọi người lo lắng và cảm thấy bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy nên câu hỏi mà không ít người băn khoăn là lẹo mắt có lây không và đến bao giờ thì mới chấm dứt?

mắt lên lẹo

Mắt lên leo thì phải làm gì

Lẹo mắt là như thế nào?
Bệnh mắt lên lẹo là một triệu chứng viêm cấp tính, do một loại tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi hoặc vi khuẩn gây nên. Bị bệnh lẹo mắt là do viêm mi mắt, dùng chung khăn hay dùng quá nhiều mỹ phẩm, tẩy trang không đúng cách hoặc có thể do rối loạn hệ tiêu hóa, gây cản trợ hấp thu dinh dưỡng hoặc ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng.

mắt lên lẹo

Lẹo thường mọc ở các điểm xung quanh bờ mi, dính chặt vào da mi. Lẹo mắt thường có các dạng: lẹo bên ngoài, lẹo bên trong và đa lẹo. Người có mắt bị lẹo thường có các triệu chứng sau:

  • Mi mắt sưng đỏ nhẹ
  • Cảm giác chảy nước mắt, cộm ở mắt
  • Ở chỗ đau bị sưng tấy một khối u nhỏ bằng hạt gạo
  • Mắt hơi đỏ, ngứa, đau
  • Sau 3-4 ngày lẹo có thể bị mưng mủ và vỡ
  • Lẹo thường mọc ở quanh vùng bờ mi
  • Lẹo rất hay tái phát, có khi sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp hoặc có thể lan từ mi này sang mi khác.

Những lưu ý khi chữa trị mắt lên lẹo
Mắt bị nổi lẹo chỉ là vấn đề nhỏ ngoài da không gây nguy hiểm nhưng nếu như không chú ý và có giải pháp điều trị kịp thời thì bệnh nhỏ sẽ dần trở nên nghiêm trọng và có thể gây ra những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng.Vậy nên khi xuất hiện lẹo ở mí mắt bạn nên chú ý những việc sau:

  • Không nên trang điểm mắt cho đến khi lẹo ở mắt đã được điều trị và khỏi hẳn.

Việc trang điểm khi mắt lên lẹo sẽ khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn bởi các loại phấn trang điểm, phấn mắt hay masscara đều tiềm ẩn rất nhiều nguy hại gây nên nhiễm trùng vùng mí mắt bị tổn thương.

  • Không nặn các nốt lẹo: Đặc biệt đối với những trường hợp lẹo mắt có mưng mủ, điều này sẽ khiến bạn cảm thấy rất ngứa, khó chịu và muốn nặn mủ ngay lập tức. Nhưng điều này là hoàn toàn sai, không những bạn sẽ làm cho vùng mắt lên lẹo lâu khỏi, hơn thế nữa bạn sẽ khiến lẹo mắt lan rộng và nhiễm trùng sang các vùng da khác.
  • Tránh dùng kính áp tròng

Kính áp tròng cũng là một trong những vật dụng mà bạn cần tránh sử dụng khi mắt lên lẹo. Việc sử dụng kính áp tròng rất dễ xảy ra sự va chạm, xước xát trên mí mắt vùng có lẹo, đặc biệt là với những trường hợp bị lẹo bên trong mắt.

Một số lưu ý cho cho bạn khi mắt lên lẹo:

Thường thì lẹo mắt sẽ tự khỏi sau một thời gian. Nhưng nếu tình trạng của bạn nặng hơn hoặc có dấu hiệu bị xuất huyết thì bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra sức khỏe để tránh làm bệnh diễn biến xấu hơn và đảm bảo sự an toàn cho bản thân.

Triệu chứng của mắt lên lẹo

Các triệu chứng lẹo mắt mà bạn thường bắt gặp:

  • Chảy nước mắt
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng
  • Mí mắt sưng và tấy đỏ có cảm giác cộm ở mắt
  • Ngoài ra, vẫn còn nhiều triệu chứng và dấu hiệu khác chưa được đề cập đến. Vậy nên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bị lên lẹo mắt.

Mắt lên lẹo có lây không ?

Lẹo mắt là một căn bệnh có thể gây lây lan đặc biệt là lây từ mi mắt người này sang mi mắt người khác hoặc từ mi mắt này sang mi mắt khác qua việc bạn dùng chung khăn hoặc lấy tay dụi mắt.

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh lẹo ở mắt như: viêm mi mắt, dùng chung khăn hoặc sử dụng các loại mỹ phẩm kém chất lượng. Vậy lẹo mắt có bị lây hay không? Đây là câu hỏi mà chắc chắn hầu hết mọi người khi bị đều rất quan tâm và thắc mắc.

Câu trả lời là có, khi người bệnh bị lên lẹo mắt, có thể lây lan từ mắt này sang mắt khác, đôi mắt sẽ bị sưng phồng ảnh hưởng nặng nề đến thì lực, và nếu như lẹo mắt không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nghiêm trọng hơn thậm chí là mù lòa.

Điều kiện môi trường nóng ẩm, ẩm thấp ở Việt Nam là điều kiện lý tưởng để các vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Khi mắt lẹo lây lan sẽ có những biểu hiện điển hình như: đôi mắt sẽ trở nên sưng phồng, đỏ tấy làm ảnh hưởng rất lớn đến thị lực.

Tuy nhiên, mắt lên lẹo là loại bệnh không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi, vậy nên dưới đây là một số phương pháp đề xuất cho người bệnh có thể tự điều trị:

  • Bạn nên chủ động sử dụng các đồ dùng cá nhân, không nên dùng chung khăn mặt, dùng chung mỹ phẩm và các đồ dùng cá nhân.
  • Rửa mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý và thuốc nhỏ mắt theo chỉ định của bác sĩ.
  • Chườm nóng cơ thể để giảm triệu chứng đau đối với các vùng da tổn thương.
  • Những người bị lẹo to hoặc dai dẳng nên sử dụng corticoid dưới sự chỉ dẫn và theo dõi của bác sĩ.
  • Có thể sử dụng phương pháp chích lẹo đối với các trường hợp bị mưng mủ nặng.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp laser hoặc lạnh đông để có thể khắc phục mắt lẹo.

Các dạng mắt lên lẹo thường gặp:

– Lẹo bên ngoài: là nốt đỏ ở mi mắt, kích thước và độ rắn giống như hạt đậu.

– Lẹo bên trong mắt thường nằm ở trong mi mắt (phần kết mạc của mi) khi lật lên mới nhìn thấy.

– Đa lẹo tức là lẹo nằm ở trên mi mắt hay cả mi, thậm chí là mọc ở cả hai mắt.

Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắt lên lẹo

Để tránh nguy cơ bị mắt lên lẹo bạn cần tránh làm những yếu tố sau:

  • Tránh dùng tay chưa vệ sinh sạch sẽ khi thay kính áp tròng hoặc không khử trùng kính áp tròng trước khi đặt vào mắt
  • Tránh dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị mụn lẹo
  • Tránh để lớp trang điểm trên mắt qua đêm, không tẩy trang đúng cách
  • Tránh sử dụng mỹ phẩm cũ hoặc đã quá hạn sử dụng lên mắt
  • Chẩn đoán và điều trị
  • Ngoài việc sử dụng các phương pháp điều trị dân gian, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có những phương thức chữa trị hiệu quả nhất.

Quản lý và phòng ngừa

mắt lên lẹo
Những thói quen sinh hoạt giúp bạn có thể hạn chế nổi lẹo mắt?
Để hạn chế tốc độ phát triển của lẹo mắt bạn nên xây dựng cho mình những thói quen sinh hoạt sau:

  • Giữ cho da, mặt, lông mày, đầu và tay luôn sạch sẽ
  • Tránh hoặc hạn chế sử dụng phấn trang điểm
  • Không tự ý nặn mụn lẹo
  • Ngưng sử dụng kính áp tròng cho khi mụn lẹo chưa hoàn toàn khỏi hẳn
  • Bị lẹo mắt kiêng ăn gì?
  • Người bệnh sẽ cần hạn chế một số loại thực phẩm để tránh kích ứng mắt thêm sưng và giúp mắt phục hồi nhanh chóng hơn như kiêng rượu, thuốc lá, tỏi, ớt, hành lá, hẹ, thịt dê…

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn hỗ trợ điều trị một cách hợp lí và hiệu quả nhất.

Bài viết mới