Phát hiện sớm ung thư lưỡi giai đoạn đầu

Tác giả: Trương Thị Ánh Tuyết Đăng ngày: 30/12/2021 Lần cập nhập cuối: 30/12/2021

Ung thư lưỡi giai đoạn đầu là giai đoạn có diễn biến bệnh quan trọng mà bạn không thể bỏ qua. Nếu được can thiệp y học kịp thời thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh là rất lớn. Vì vậy, không nên chủ quan, hãy kiểm tra sức khỏe thường xuyên để có thể phát hiện sớm ung thư lưỡi giai đoạn đầu.

Phát hiện sớm ung thư lưỡi giai đoạn đầu
Phát hiện sớm ung thư lưỡi giai đoạn đầu

1. Các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư lưỡi?

Ở giai đoạn khối u (hay được gọi là giai đoạn đầu của bệnh): thường được chia thành những giai đoạn nhỏ hơn dựa trên các kích thước của khối u. Ở giai đoạn này chúng chủ yếu xuất hiện trong các mô lưỡi có kích thước tầm khoảng 2 cm, lớn dần lên khoảng từ 2 – 4 cm, thời gian mắc bệnh càng lâu dẫn đến khối u càng lớn và có thể vượt quá 4 cm.

Tiếp đến là giai đoạn di căn: chủ yếu là những tiến triển của tế bào ung thư. Ở giai đoạn đầu các tế bào ung thư không lây lan xung quanh. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian mắc bệnh, chúng hoàn toàn có thể lan đến nhiều bộ phận khác của cơ thể và đặc biệt nhất là phổi.

Ở giai đoạn ung thư lưỡi: Lúc đầu, tế bào ung thư chủ yếu không lây lan, mà chỉ xuất hiện trong các mô của lưỡi. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn mắc bệnh, bệnh chúng bắt đầu phát triển ở các lớp mô của lưỡi và sâu bên trong các tế bào. Khối u chỉ có kích thước khoảng 2 cm và chưa di căn đến các cơ quan, mô hay hạch bạch huyết lân cận. Lúc này, hay còn được gọi là ung thư lưỡi giai đoạn đầu.

2. Dấu hiệu nhận biết ung thư lưỡi giai đoạn đầu

Phát hiện sớm ung thư lưỡi giai đoạn đầu
Dấu hiệu nhận biết ung thư lưỡi giai đoạn đầu

Các dấu hiệu giúp nhận biết bạn có thể mắc phải căn bệnh nguy hiểm này:

  • Người mắc bệnh sẽ có cảm giác dường như có một dị vật (có thể lầm tưởng là xương cá) cắm vào lưỡi. Các cảm giác này gây khó chịu nhiều nhưng không tồn tại lâu mà thường trải qua rất nhanh.
  • Ở phía mặt lưỡi xuất hiện một điểm nổi phồng lên và thường có sự thay đổi về màu sắc. Các vết loét nhỏ là các vết niêm mạc trắng,chúng bị xơ hóa hoặc bị tổn thương do tác nhân nào đó gây nên.
  • Một số trường hợp người bệnh thậm chí có thể tự sờ thấy những tổn thương ở lưỡi rất chắc, cứng và không có cảm giác mềm mại như các vết lỡ bình thường.
  • Xuất hiện các hạch ở vị trí phía dưới cằm hay hàm. Theo nghiên cứu có khoảng 50% số bệnh nhân thường có hạch ngay từ đầu.

Ở bệnh ung thư lưỡi giai đoạn đầu này, người bệnh thường chủ quan và bỏ qua các dấu hiệu của bệnh bởi chúng xuất hiện không quá rõ ràng. Người bệnh có thể nhầm tưởng với các vết lở, nhiệt miệng thông thường hay các loại bệnh khác mà không đi khám ngay.

3. Chăm sóc bệnh ung thư lưỡi thế nào?

Người mắc bệnh ung thư lưỡi giai đoạn đầu cần có chế độ chăm sóc khoa học và tuyệt đối phải tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Có thể như sau:

  • Thực hiện chế độ ăn loãng, dùng các loại thực phẩm mềm: bởi vì những người bệnh này thường gặp các khó khăn trong việc nhai, nuốt thức ăn. Sử dụng các loại thực phẩm cứng, gây khó khăn trong việc nhai nuốt thì tốt nhất nên được loại bỏ. Chúng có thể gây đau đớn hoặc làm nhiễm trùng các vết thương có trên bề mặt lưỡi.
  • Cần chú ý bổ sung các chất xơ và các loại vitamin, khoáng chất cần thiết: Các chất này thường có trong các loại rau xanh như các loại cải, súp lơ, các loại đậu,… Nên sử dụng thường xuyên trong chế độ ăn của các bệnh nhân trên. Trường hợp khó khăn trong việc ăn uống, hoàn toàn có thể xay nhuyễn, chế biến thành các món canh, súp hay cháo,…để giúp người bệnh dễ nuốt hơn. Các loại trái cây là một nguồn cung cấp vitamin hết sức dồi dào cho cơ thể. Các loại trái cây có vị ngọt thanh được các chuyên gia khuyên dùng cho người mắc ung thư lưỡi giai đoạn đầu như thanh long, dưa hấu, cam,…có thể giúp làm giảm cơn đau cho bệnh nhân.
  • Bổ sung đa dạng các loại ngũ cốc giúp tăng cường các chất dinh dưỡng và những chất xơ có lợi cho cơ thể. Với hàm lượng dinh dưỡng cao, các loại ngũ cốc rất có lợi cho người bệnh. Đặc biệt hơn cả là thành phần omega 3 và các vitamin, khoáng chất rất tốt cho quá trình hồi phục của bệnh. Các loại ngũ cốc nên dùng như: hạt sen, hạt óc chó, hạnh nhân, các loại đậu, yến mạch,…Bạn cũng có thể chế biến chúng thành các món cháo, đa dạng khẩu phần ăn giúp người bệnh ngon miệng hơn, đồng thời cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết.
  • Bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể, sử dụng nước điện giải theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Hãy chia bữa ăn thành các lần ăn nhỏ: điều này giúp hỗ trợ cho quá trình phục hồi của bệnh nhân. Cơ thể của người bệnh mắc ung thư lưỡi giai đoạn đầu còn rất yếu, khi chia các bữa ăn nhỏ, bệnh nhân có thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn và làm giảm sự đau đớn của các vết thương.
  • Bạn cũng có thể nghiên cứu để lựa chọn các loại máy lọc không khí, máy lọc nước để cải thiện những vấn đề trong môi trường sống hàng ngày. Tạo cho người bệnh bầu không khí sạch sẽ, an toàn, nguồn nước đảm bảo vệ sinh,… giúp cho quá trình phục hồi tốt hơn.
  • Một điều hết sức lưu ý là người bệnh ung thư lưỡi giai đoạn đầu không nên tác động đến lưỡi nhiều. Khi cần phải vận động cơ lưỡi, ví dụ như khi nói, người bệnh có thể sử dụng giấy bút để viết, thay vì phải nói.
  • Các bác sĩ khuyến cáo người mắc ung thư lưỡi giai đoạn đầu nên thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng. Điều này sẽ tránh cho cơ thể xuất hiện các trì trệ. Đồng thời, nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường như cơ thể mệt mỏi,… thì nên dừng việc vận động đó ngay lập tức.
Bài viết mới