Sống chung với ung thư gan giai đoạn cuối
Ung thư gan giai đoạn cuối dường như là một bản án tử đối với những người không may mắc phải căn bệnh này. Một điều đáng buồn là hiện nay tỷ lệ mắc bệnh ung thư gan đang ngày càng cao. Sống chung với ung thư gan giai đoạn cuối như thế nào để có thể kéo dài thời gian sống của người bệnh, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu!
1. Ung thư gan giai đoạn cuối là gì?
Ung thư gan giai đoạn cuối theo hệ thống phân loại giai đoạn ung thư gan TNM, thì được hiểu là ung thư ở giai đoạn IVA và IVB, trong đó:
- Ung thư gan ở giai đoạn IVA: đây là giai đoạn mà các khối u chưa di căn xa. Tuy nhiên, chúng có thể đã di căn vào các vùng hạch, xuất hiện các khối u ở thùy hay đã xâm lấn vào những nhánh chính của tĩnh mạch ở gan. Nhiều trường hợp có thể đã xâm lấn đến các cơ quan liên quan như túi mật.
- Ung thư gan ở giai đoạn IVB: giai đoạn này di căn xa đã xảy ra ở các vị trí xương và phổi, di căn vào các vùng hạch. Các khối u lúc này đã vượt qua bao gan và di chuyển đến cổ hoành. Các khối u xuất hiện ở các thùy và xâm lấn dần vào những nhánh chính của các tĩnh mạch gan, các cơ quan khác.
Ngoài ra, người ta còn phân loại ung thư gan giai đoạn cuối theo 3 tiêu chí như: Đặc điểm của khối u (ví dụ kích thước, mức độ xâm lấn, số lượng,…), chức năng gan tại thời điểm đó như thế nào, thể trạng của người bệnh. Lúc này, ung thư gan giai đoạn cuối hay được gọi là ung thư gan giai đoạn D. Ở giai đoạn này, dường như người bệnh đã không thể tự chăm sóc bản thân mà phải nhờ vào sự trợ giúp từ người khác. Hầu như dành một nửa thời gian lúc tỉnh táo thường nằm hoặc ngồi nghỉ ngơi, nhiều trường hợp chỉ có thể nằm tại chổ.
2. Tìm hiểu về ung thư gan giai đoạn cuối có thể sống được bao lâu?
Theo các thống kê y khoa cho thấy, khi bệnh nhân đã ở giai đoạn cuối của bệnh thì tỷ lệ sống gần như là rất thấp. Đa phần người bệnh từ khi phát hiện thì thời gian chỉ còn nhiều nhất là 6 tháng. Nhiều trường hợp sau khi biết chẩn đoán bệnh, tâm lý suy sụp, bi quan dẫn đến có người tử vong chỉ sau 1 tháng biết bệnh.
Với trình độ khoa học kỹ thuật hiện nay, các bác sĩ vẫn luôn cố gắn giúp người bệnh kéo dài mạng sống của mình nếu không may mắc bệnh ung thư gan ở giai đoạn cuối này. Tuy nhiên, cần biết một điều rằng, gan là một bộ phận hết sức quan trọng của cơ thể. Khi chức năng gan bị phá hủy toàn bộ dẫn đến các hoạt động khác ở trong cơ thể cũng bị ngừng trệ. Người bệnh lúc này thường có tâm lý hoang mang, bi quan, thậm chí là bỏ mặc tới đâu tới làm cho tình trạng bệnh càng nghiêm trọng hơn, thời gian sống càng bị rút ngắn hơn.
3. Dấu hiệu bệnh ung thư gan giai đoạn cuối
Khác với giai đoạn đầu của bệnh, các dấu hiệu còn chưa thật sự rõ nét dễ dàng nhầm lẫn với các loại bệnh khác. Các biểu hiện của ung thư gan giai đoạn cuối thường diễn ra khá rõ nét, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh vô cùng nghiêm trọng. Các dấu hiệu thường thấy của bệnh như:
- Mệt mỏi: Mệt mỏi kéo dài bao gồm cảm giác mệt mỏi về thể xác, lẫn tinh thần và cả cảm xúc.
- Các cơn đau nặng xuất hiện nhiều hơn.
- Người bệnh sốt cao.
- Chức năng tiêu hóa bị rối loạn.
- Tình trạng cơ thể suy nhược nghiêm trọng.
4. Chăm sóc bệnh ung thư gan giai đoạn cuối
Ung thư gan giai đoạn cuối nên ăn những loại thức ăn gì?
Người mắc ung thư gan ở giai đoạn cuối cần có chế độ chăm sóc sức khỏe hết sức cẩn thận, trong đó chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của họ và cần được chú ý hơn cả. Bạn có thể tìm hiểu một số gợi ý sau đây:
Các loại trái cây và rau quả tươi: đây là loại thực phẩm có chứa nhiều loại vitamin, cũng như các khoáng chất thiết yếu cung cấp cho cơ thể, nâng cao hệ thống miễn dịch. Ngoài ra chúng còn giàu các chất chống oxy hóa, có thể chống lại các bệnh về bệnh tim mạch, đột quỵ thậm chí là ngăn ngừa ung thư. Làm giảm táo bón bởi nguồn chất xơ dồi dào có trong rau xanh và hoa quả. Các loại trái cây rất tốt cho bệnh nhân ung thư gan như: dâu tây, cam, ớt chuông đỏ,… Một số loại rau rất tốt nên bổ sung như: các loại bí, cà rốt, bắp cải, bông cải xanh,…
Các loại ngũ cốc nguyên hạt như: gạo lức, yến mạch, lúa mỳ, vừng,…Đây là các loại thực phẩm có chứa thành phần là carbohydrate – một thành phần quan trọng để cung cấp cho cơ thể, chúng giúp sản sinh ra glucose – một nguồn năng lượng cực kỳ quan trọng cho các tế bào.
Các loại thực phẩm có ít chất béo: chúng giúp cho hệ tiêu hóa nhẹ nhàng hơn, giúp cho các cơ quan như gan hay thận không bị quá mệt khi phải làm việc. Các loại hạt, dầu thực vật như dầu ô liu, dầu hạt cải,… rất tốt cho người mắc ung thư gan ở giai đoạn cuối.
Các loại thịt trắng có trong thịt các loại gia cầm như gà, vịt, ngan,…Theo các nghiên cứu trên thế giới, cho thấy rằng việc tiêu thụ các loại thịt trắng này để thay thế cho thịt đỏ có thể giúp cho cơ thể chống chọi với bệnh ung thư gan tốt hơn.
Khi chế biến các món ăn nên thực hiện dưới dạng hấp hay luộc, hạn chế việc sử dụng nhiều dầu mỡ, ưu tiên các món để dễ tiêu hóa.
Các loại sữa và sữa chua: Trong sữa và các loại sữa chua có chứa các thành phần giúp làm giảm khả năng phát triển của bệnh ung thư gan, có tác dụng tích cực trong cải thiện cơ hội hồi phục cho cơ thể.
Chất béo tốt cho cơ thể như: Acid béo hay omega 3 được chế biến từ thực vật hay từ cá đều rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là cho gan, ngoài ra chúng còn giúp làm chậm quá trình ung thư hóa gan. Theo nghiên cứu các chất béo có trong cá, trứng hay đậu mè đều rất tốt cho gan. Tuy nhiên không nên sử dụng quá nhiều dẫn đến dư thừa. Cần tuyệt đối lưu ý là chỉ nên chế biến thực phẩm bằng cách kho, nấu, luộc hay hấp chứ không nên chiên rán nhiều.
Bổ sung trứng: Theo các nghiên cứu cho thấy rằng trong lòng trắng trứng có chứa nhiều chất methionin, cysteine hay cystine là các loại acid amin có chức năng bảo vệ gan. Ngoài ra, trong lòng đỏ trứng còn chứa nhiều các chất béo tốt cho gan. Lòng đỏ trứng gà có thể bổ sung gần 1/3 nhu cầu vitamin của cơ thể, trong 1 ngày chỉ nên ăn 1 lòng đỏ trứng gà là đã đáp ứng đủ.
Các loại Vitamin và khoáng chất thiết yếu: Cung cấp các loại vitamin và khoáng chất vô cùng cần thiết cho gan. Người bệnh mỗi ngày cần phải bảo đảm nạp đủ rau quả tươi (cụ thể: rau xanh khoảng 200g + các loại củ quả non khoảng 1.000g + các quả chín tươi khoảng 200g). Những người già yếu nếu không thể ăn được thì có thể làm các loại sinh tố qua rau quả cũng rất tốt. Các khoáng chất cần thiết được bổ sung như: Canxi, Selen hay Kẽm,…
Ung thư gan giai đoạn cuối nên điều trị ở đâu?
Người mắc ung thư gan ở giai đoạn cuối nên đến các cơ sở uy tín hàng đầu, có chuyên môn cao như: Bệnh viện ung bướu Trung Ương, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện ung bướu tại TP Hồ Chí Minh,… Tránh việc tự ý điều trị tại nhà hay đến các cơ sở khám chữa bệnh không rõ ràng, dễ khiến người bệnh tiền mất tật mang. Rất nhiều trường hợp, nếu đến các cơ sở uy tín ngay từ đầu, cơ hội chữa khỏi bệnh là rất cao. Tuy nhiên, bệnh nhân lại lựa chọn các cơ sở kém chất lượng, dẫn đến khi được điều trị chuyên môn đã quá muộn, bệnh đã diễn tiến nặng nề.
Hãy chăm sóc sức khỏe ngay trước khi quá muộn, với sự tận tâm nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhiều loại máy lọc nước hay máy lọc không khí ra đời, đáp ứng đủ các yêu cầu kể cả khó tính nhất của bạn. Việc sử dụng các loại máy này nhằm giúp bảo vệ sức khỏe của bạn và mọi người xung quanh. Ngoài ra, việc bổ sung một lượng nước điện giải thích hợp, có thể giúp bổ sung đủ nước cho cơ thể, các loại nước này còn chứa nhiều loại khoáng chất giúp nâng cao được sức khỏe của bạn.