Sốt rét nên làm gì và các triệu chứng cần lưu ý khi mắc phải loại bệnh này

Tác giả: Lê Thị Ngọc Đăng ngày: 15/01/2022 Lần cập nhập cuối: 15/01/2022

Sốt rét là một trong những vấn đề về sức khỏe gây nhiều lo ngại cho nhiều thế hệ người Việt Nam. Bệnh được lây truyền bởi muỗi và đặc biệt bùng nổ vào những mùa mưa, ẩm ướt. Vậy bệnh sốt sét là gì và có những triệu chứng như thế nào? Khi bị sốt rét nên làm gì để có thể giảm nhẹ các triệu chứng? Cùng xem ngay bài viết sau đây nhé!

1. Các triệu chứng của bệnh sốt rét nên làm gì để giảm thiểu?

Trước hết, cần tìm hiểu bệnh sốt rét là gì và bệnh có những triệu chứng ra sao?

1.1 Khái niệm

Sốt rét là một căn bệnh gây ra bởi sự nhiễm ký sinh trùng. Ký sinh trùng là những sinh vật rất nhỏ thường sống trên cơ thể con người và động vật nhằm mục đích lấy chất dinh dưỡng nuôi chúng, dưỡng trí, hay chỉ là nơi trú ẩn. Bệnh xảy ra khi một loài muỗi tên Anophen có chứa ký sinh trùng sốt rét khi hút máu vào con vật đang bị nhiễm bệnh. Từ đó, ký sinh trùng bắt đầu phát triển trong cơ thể muỗi và lây truyền sang con người qua vết trích máu của muỗi.

Bệnh sốt rét khá phổ biến ở các quốc gia và khu vực có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm – là những điều kiện thuận lợi cho sự sinh sôi, phát triển của loài muỗi, trong đó có muỗi Anophen. Nhiều nước hay khu vực còn nghèo nàn, thiếu hiểu biết về bệnh thường không biết khi có các triệu chứng của bệnh sốt rét nên làm gì, xử lý ra sao?

Sốt rét và những triệu chứng cần lưu ý
Muỗi Anophen là tác nhân gây bệnh sốt rét

Bệnh có thể gây ra các triệu chứng tùy thuộc vào tình trạng của bệnh ở thể nhẹ hay nặng. Nếu sốt rét ở thể nặng có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng, nguy hiểm hơn có thể là tử vong.

1.2 Triệu chứng

Có các triệu chứng cơ bản thường gặp khi một người mắc bệnh sốt rét đó là:

– Sốt

– Rét (ớn lạnh)

Đây là hai triệu chứng chủ yếu của bệnh và cũng là lý do bệnh được gọi tên là sốt rét. Bên cạnh đó cũng có một số triệu chứng thường gặp khác như:

– Cơ thể vã mồ hôi nhiều

– Đau nhức đầu

– Cơ thể mệt mỏi, đau nhức toàn thân

– Có các vấn đề về ruột hay dạ dày như mất cảm giác ăn ngon, chán ăn, buồn nôn, nôn hay đau bụng, tiêu chảy.

– Da dẻ biến sắc, có thể tái nhợt, xanh xao hay vàng da…

– Một số bệnh nhân còn có triệu chứng ho

– Thở gấp, nhịp tim đập nhanh.

Đối với những trường hợp bệnh đã trở nặng hơn có thể thêm các triệu chứng như:

– Đầu óc lú lẫn, không tỉnh táo

– Bị ảo giác: có thể nhìn thấy hay nghe được những thứ không có thực tế

– Xuất hiện các cơn co giật

– Nước tiểu có màu sẫm hơn, thậm chí có máu.

2. Sốt rét nên làm gì?

Khi mắc bệnh sốt sét nên làm gì hay người bệnh sốt rét nên làm gì để giảm thiểu các biến chứng để lại là những câu hỏi thường gặp khi bị mắc sốt rét.

Khi có dấu hiệu mắc bệnh sốt rét, người bệnh tuyệt đối không được phép tự mình điều trị tại nhà để phòng trường hợp truyền nhiễm bệnh sang mọi người xung quanh. Hơn nữa, nếu tình trạng bệnh kéo dài mà không hề giảm nhẹ có thể xuất hiện thêm các biến chứng nguy hiểm, thâm chí gây tử vong cho bệnh nhân sốt rét.

Vậy mắc sốt rét nên làm gì? Hiện nay, Bộ Y tế đã ban hành các văn bản chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở y tế địa phương phải thực hiện việc điều trị quan sát trực tiếp người bệnh. Điều đó có nghĩa là khi bị nhiễm bệnh, bệnh nhân sẽ được chỉ định uống thuốc hoặc tiêm thuốc theo sự giám sát chặt chẽ của các nhân viên y tế. Việc chỉ định phương pháp điều trị quan sát trực tiếp người bệnh áp dụng cho tất cả các đối tượng bị sốt rét do bị nhiễm ký sinh trùng Plasmodium vởi tình trạng thể bệnh thông thường. Phương pháp điều trị này không áp dụng cho những đối tượng mắc sốt rét ác tính.

Bệnh nhân nhiễm sốt rét bị nhiễm ký sinh trùng Plasmodium falciparum hoặc nhiễm phối hợp Plasmodium falciparum là những bệnh nhân sốt rét thông thường phải sử dụng các loại thuốc điều trị, nếu không đáp ứng hiệu lực mới sử dụng thuốc điều trị để thay thế.

Đối với những biến chứng của bệnh nhân sốt rét nên làm gì:

– Người mắc bệnh tại các thôn làng: uống liều thuốc sốt rét phối hợp, đồng thời phải khẩn trương đưa bệnh nhân đến các bệnh viện tuyến trên.

– Người nhiễm bệnh đang điều trị tại các trạm y tế địa phương: cần tuân theo những hướng dẫn và chỉ định của nhân viên y tế. Nếu bệnh nhân có hiện tượng bị co giật, sốc hoặc phù phổi cấp thì không được di chuyển người bệnh.

– Người bệnh đang điều trị tại bệnh viện thì cần theo dõi tình trạng và thực hiện theo các hướng dẫn của bác sĩ.
Người bệnh sốt rét tuyệt đối phải dùng thuốc theo chỉ định và phác đồ điều trị của bác sĩ, không nên tự ý chữa bệnh tại nhà. Việc điều trị sớm, đúng phương pháp giúp người bệnh sớm khỏi, không tốn kém và đặc biệt không gây ra những biến chứng nguy hiểm.

3. Sốt rét có nên đắp chăn không?

Vùng dưới đồi não là khu vực kiểm soát nhiệt độ của toàn cơ thể. Khi cơ thể tăng nhiệt độ hơn mức bình thường (sốt cao), vùng này sẽ tự khởi động hệ thống làm mát cơ thể bằng cách tăng tiết tuyến mồ hôi, lưu lượng máu dưới da tăng lên khiến người bệnh có cảm giác rét run, ớn lạnh.

Khi này người bệnh thường đóng kín cửa, mặc nhiều quần áo hay đắp chăn để đỡ lạnh. Tuy nhiên việc làm này sẽ khiến cơ thể khó thoát nhiệt, khiến tình trạng sốt càng kéo dài. Nếu không hạ nhiệt kịp thời, sốt cao sẽ làm hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng gây ra những biến chứng nguy hiểm như cơ thể tím tái, co giật, nghiêm trọng hơn là tử vong.

Sốt rét và các triệu chứng cần lưu ý
Người bệnh sốt rét nên làm gì?

Vậy khi có người bị mắc sốt rét nên làm gì? Việc đầu tiên là cần giúp người bệnh hạ sốt bằng cách cới bớt quần áo, uống nhiều nước lọc hoặc nước điện giải để giúp cơ thể bù nước, tỏa nhiệt. Đối với trẻ sơ sinh có thể cho bú mẹ nhiều hơn, người lớn thì có thể uống thuốc hạ sốt nhưng cũng cần hạn chế. Tốt nhất là nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị kịp thời.

Bài viết mới