Sốt xuất huyết không ai có thể chủ quan. Tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết.

Tác giả: Bùi Hoài Thương Đăng ngày: 15/01/2022 Lần cập nhập cuối: 15/01/2022

Sốt xuất huyết là một bệnh lý phổ biến và thường xuất hiện vào khoảng thời gian giao mùa trong năm. Thời gian thường rơi vào tầm từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm. Đây là thời sinh sôi nảy nở của muỗi vằn – vật lây truyền bệnh trung gian, tạo điều kiện để dịch sốt xuất huyết bùng phát. Sốt xuất huyết nghe có vẻ là một bệnh thông thường như có thể gây ra những biến chứng rất nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy bệnh sốt xuất huyết là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết? Dấu hiệu nhận biết bệnh trạng?

Sốt xuất huyết không ai có thể chủ quan. Tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết.

Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở người, nguyên nhân là do virus Dengue gây ra. Vật lây truyền trung gian, làm lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue sang người khỏe mạnh từ những người bị bệnh. Khi bị bệnh sốt xuất huyết,ở cơ và khớp có thể những xuất hiện những cơn đau.

Bệnh có thể xảy ra vào tất cả các thời điểm trong năm, nhưng khoảng thời gian bệnh phát triển nhất thường vào mùa mưa. Cả trẻ em và người lớn đều có thể gặp phải căn bệnh này. Bệnh nhân sẽ gặp những triệu chứng như sốt cao, đau cơ và khớp, phát ban, rối loạn đông máu, suy đa tạng… Bệnh có thể chuyển biến đến sốt xuất huyết dạng nặng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, có thể giảm huyết áp đột ngột (sốc), gây chảy máu nặng và tử vong.

Do muỗi cái thuộc chi Aedes đốt, người sẽ bị nhiễm virus dengue. Ở hầu hết các khu vực bệnh lưu hành véc tơ truyền bệnh chủ yếu là muỗi Aedes aegypti. Thời gian hoạt động của Muỗi Aedes aegypti vào ban ngày và đốt người và truyền bệnh thì chỉ có muỗi cái. Tính từ thời điểm muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm virus dengue, khoảng từ 8 đến 11 ngày là thời gian virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi. Muỗi có nguy cơ truyền bệnh cho người trong thời gian sống con lại sau đó. Virut tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày sau khi vào được trong cơ thể người. Nếu muỗi Aedes hút máu người đó trong khoảng thời gian này thì virus được truyền cho muỗi.

Ổ chứa virus chính là cơ thể người. Ngoài ra người ta mới phát hiện ở Malaysia sống ở các khu rừng nhiệt đới có một loái khỉ cũng mang trong cơ thể virus dengue. Nguồn gốc của Aedes aegypti là từ châu Phi. Đầu tiên là nhờ tàu thuyền và sau đó có thể cả máy bay nữa, loài muỗi này dần dần lan tràn ra hầu hết các khu vực có khí hậu nhiệt đới. Ngày nay Aedes aegypti có hai loài phụ là Aedes aegypti queenslandensis và Aedes aegypti formosus.

  •  Đây không phải là véc tơ truyền bệnh chính và là một dạng hoang dã ởchâu Phi.
  •  Đây là véc tơ truyền bệnh chính và là loài sống ở khu vực đô thị vùng nhiệt đới.

Trong quá khứ, các vũng nước mưa là khu vực để muỗi Aedes aegypti đẻ trứng. Tuy nhiên ngày nay với tốc độ diễn ra ồ ạt của quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa , loài muỗi đang được chính con người cung cấp cho những hồ nước nhân tạo, tạo môi trường thuận lợi để muỗi đẻ trứng dễ dàng hơn nhiều.

Véc tơ truyền bệnh chính của dengue trước đây là Aedes albopictus và hiện nay véc tơ quan trọng ở châu Á vẫn chính là loài muỗi ấy. Khu vực Trung Mỹ, Hoa Kỳ là những khu vực mà loài muỗi này lan tràn đến khá nhiều và tại đây muỗi này là véc tơ truyền bệnh quan trọng thứ hai. Trong khi khu vực dô thị là khu vực mà muỗi Aedes aegypti formosus cư trú thì vùng nông thôn mới là khu vực cư trú của muỗi Aedes albopictus . Trong khi muỗi Aedes albopictus thì có khả năng truyền bệnh qua trứng thì Muỗi Aedes aegypti không có khả năng này.

Sốt xuất huyết không ai có thể chủ quan. Tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết.

Dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết

Có thể phát hiện ra bệnh thông qua những dấu hiệu sau:

  • Chảy máu: Mũi và lợi bị chảy máu, trên da xuất hiện các chấm hoặc các đốm màu đỏ, đi ngoài ra phân đen, kinh nguyệt nhiều hơn bình thường/ xuất huyết âm đạo.
  • Nôn liên tục, có thể bị nôn ra máu.
  • Bụng xuất hiện những cơn đau dữ dội.
  • Rối loạn ý thức, tinh thần rơi vào trạng thái lơ mơ và có xuất hiện hiện tượng co giật.
  • Tay chân bị lạnh, ẩm, xuất hiện các vết xanh tím.
  • Người bệnh xuất hiện tình trạng khó thở.

Trong trường hợp người bệnh bị sốt cao liên tục và không thể thuyên giảm bằng cách sử dụng những loại thuốc hạ sốt thông thường, nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được sự hỗ trợ của các y bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm. Ngoài ra, những bệnh nhân gặp phải tình trạng tiểu cầu bị giảm thấp cũng cần nhập viện theo dõi, tránh trường hợp bị xuất huyết nội tạng, chảy máu, xuất huyết não.

Sốt xuất huyết khi nào cần nhập viện

Bệnh diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng với những biểu hiện lâm sàng khá đa dạng. Bệnh khởi phát bất ngờ và được chia làm 3 giai đoạn diễn biến theo trình tự thời gian: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Lưu ý, gia đoạn ban đầu là giai đoạn sốt tương ứng với thể bệnh sốt xuất huyết Dengue thông thường, chuyển qua giai đoạn nguy hiểm tức là đã chuyển sang mức độ bệnh sốt xuất huyết Dengue nặng và sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo.

Trong các giai đoạn diễn biến của bệnhnêu trên, trường hợp bệnh nhẹ nhất là sốt xuất huyết Dengue, có thể được điều trị ngoại trú tại nhà. Trường hợp phải nhập viện để điều trị nội trú là trường hợp sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo và nặng. Cụ thể hơn, từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh giai đoạn nguy hiểm thường xảy ra, nhằm hạn chế những biến chứng trầm trọng, có thể dẫn đến tình trạng nguy kịch đến tính mạng, lúc này cần phải nhập viện nhanh chóng để điều trị.

Sốt xuất huyết mấy ngày thì khỏi

Việc sốt xuất huyết bao nhiêu ngày thì khỏi là vấn đề được nhiều người (những người đang có nguy cơ hoặc đang bị sốt xuất huyết) quan tâm ngang với việc điều trị. Sốt xuất huyết trước khi có biểu hiện ra bên ngoài sẽ có thời gian ủ bệnh từ 3-14 ngày như những bệnh truyền nhiễm khác, kể từ khi bị muỗi vằn mang virus dengue đốt quá trình ủ bệnh bắt đầu sau 4-7 ngày sau.

Tùy thuộc vào thể trạng, cơ địa, khả năng miễn dịch của mỗi người mà thời gian ủ bệnh của mỗi người không giống nhau. Tuy nhiên, vì không có triệu chứng đặc trưng, nếu có cũng rất mờ nhạt nên trong thời gian ủ bệnh gần như không thể phát hiện ra bệnh.

Như đã đề cập bên trên, bệnh được chia thành 3 giai đoạn theo các tiến trình của bệnh theo thời gian. Đây là thời gian sau giai đoạn ủ bệnh, khoảng thời gian này, sẽ có những biếu hiện ra bên ngoài và kéo dài từ 7 đến 10 ngày.

  • Giai đoạn sốt: Thời gian kéo dài của giai đoạn này thường trong 3 ngày, có khi tới 7 ngày. Người bệnh sẽ có triệu chứng nhức đầu, mệt mỏi, đau hai hốc mắt, đau nhức mình mẩy, đau khớp, đau cơ, chán ăn, buồn nôn, có khi đau vùng thượng vị kèm tiêu chảy. Dưới da xuất hiện các nốt phát ban, chân răng bị chảy máu hoặc bệnh nhân bị chảy máu cam.
  • Giai đoạn nguy hiểm: Thời gian kéo dài của giai đoạn này thường rơi vào khoảng từ 3 đến 4 ngày, kể từ khi bị sốt xảy ra vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 7. Trong giai đoạn này, bệnh nhân thường tình trạng sốt đã giảm nhẹ hoặc đã hết sốt, dưới da có tính trạng xuất huyết, ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong cánh tay, bụng, đùi, mạn sườn xuất hiện những các nốt ban đỏ nổi lên. Xuất huyết niêm mạc như mũi và lợi bị chảy máu, xuất hiện hiện tượng ra máu khi đi tiểu. Có thể gặp phải tính trạng xuất huyết nội tạng trong trường hợp bệnh nặng như xuất huyết não, chảy máu dạ dày, biến chứng suy tạng như viêm não, viêm gan, viêm cơ tim.
  • Giai đoạn hồi phục: Bệnh nhân bước vào giai đoạn hồi phục sau khi đã trải qua giai đoạn nguy hiểm, thường kéo dài từ 2 đến 3 ngày. Lúc này bệnh nhân sẽ thấy được thể trạng của mình tốt dần lên. Sau khi hết sốt, người bệnh sẽ có lại cảm giác thèm ăn và bắt đầu đi tiểu nhiều. Nhịp tim bệnh nhân còn chậm và điện tâm đồ thay đổi trong giai đoạn này.

Để bệnh hồi phục hoàn toàn sau giai đoạn hỗi phục cũng như chăm sóc sức khỏe của những người bình thường một cách tốt hơn, bổ sung thêm nước điện giải để bổ sung khoáng chất mà cơ thể cần thiết, đồng thời nâng cao khả năng tự miễn dịch cho cơ thể.

Bài viết mới