Tỷ lệ ung thư phổi ở Việt Nam ngày càng gia tăng

Tác giả: Lê Thị Ngọc Đăng ngày: 26/12/2021 Lần cập nhập cuối: 26/12/2021

Ung thư phổi là một căn bệnh mãn tính nguy hiểm và ngày càng phổ biến hiện nay trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam chúng ta nói riêng. Ở Việt Nam, số người mắc bệnh ung thư phổi ngày càng gia tăng. Vậy nguyên nhân của sự gia tăng trên là gì và các giải pháp để phòng chống căn bệnh này như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây

Ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm và đang ngày càng gia tăng
Ung thư phổi là một căn bệnh mãn tính nguy hiểm và ngày càng phổ biến hiện nay

1. Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi có tên gọi khác là ung thư phế quản, là một sự phát triển bất thường, không kiểm soát của các tế bào ở phổi, thông thường là những tế bào trong lớp niêm mạc của đường thở. Các tế bào này không biến đổi thành mô phổi khỏe mạnh mà phân chia và hình thành các khối u nhanh chóng gây cản trở các chức năng của phổi.

Ung thư phế quản được chia thành 2 loại, đó là:

– Ung thư phổi không tế bào nhỏ – NSCLC

Là loại phổ biến nhất (khoảng 80% bệnh nhân chẩn đoán ung thư phổi đều thuộc loại này) bao gồm các loại: ung thư biểu mô tế bào vay, ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tế bào lớn. Nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì rất có khả năng người bệnh được hồi phục thành công. Ở loại này có thể điều trị bằng cách kết hợp các phương pháp khác nhau: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị.

– Ung thư phổi không tế bào nhỏ – SCLC (chiếm khoảng 20% các ca bệnh)

Là dạng nguy hiểm nhất trong các loại vì tiến triển rất nhanh và khả năng di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể bằng đường máu. Loại ung thư này có tên gọi khác là yến mạch tế bào ung thư do có kích thước nhỏ, chứa chủ yếu các hạt nhân. SCLC thường được chẩn đoán khi đã bước vào giai đoạn tiến triển nặng của bệnh và được điều trị chủ yếu bằng phương pháp hóa trị.

2. Ung thư phổi có biểu hiện gì?

Khi ở những giai đoạn đầu, bệnh thường không có biểu hiện gì. Khi bệnh đã trở nên trầm trọng hơn thì có thể xuất hiện các triệu chứng như:

– Triệu chứng đầu tiên và hay gặp nhất là ho kéo dài (có thể là ho có đờm, ho khan, ho ra máu). Tuy nhiên, người bệnh thường không để ý vì đây cũng là dấu hiệu của nhiều nguyên nhân khác.

– Khó thở, thở khò khè: là biểu hiện thường gặp. Ở giai đoạn bệnh đã tiến triển hơn những triệu chứng này thường xuất hiện nhiều hơn. Do khối u ở giữa khiến thu hẹp lòng khí quản lớn hoặc do các khối hạch trung thất chèn ép tạo áp lực vào đường thở gây ra những tiếng thở khò khè, nặng nhọc.

– Đau ngực: Do khối u đã di chuyển đến thành ngực nên người bệnh thường cảm thấy tức ở vùng ngực hoặc lưng, những vị trí này thường ứng với vị trí của khối u. Đặc biệt khi ho hay hít thở sâu, cơn đau tăng lên, dai dẳng.

– Khàn tiếng: thông thường là vì khối u ở phổi trái hoặc ở hạch trung thất chèn ép lên dây thần kinh.

– Hạch cổ: xuất hiện các hạch rắn chắc ở cổ, to nhanh nhưng không đi kèm các dấu hiệu viêm nhiễm vùng họng và vùng miệng.

– Các triệu chứng khác như đau các vùng vai, cánh tay, ngón tay kèm theo tê bì, thường xuất hiện khi khối u ở đỉnh phổi chèn ép thần kinh cánh tay.

– Sụt cân nhanh chóng mà không rõ lý do.

Dù là dấu hiệu nào thì người bệnh cũng không nên chủ quan, thăm khám định kì và điều trị kịp thời để bệnh không bị tiến triển nặng và nhanh hơn.

3. Tỷ lệ ung thư phổi ở Việt Nam

Ung thư phổi là một trong các bệnh ung thư phổ biến nhất trên toàn thế giới cũng như ở nước ta (chiếm tỷ lệ khoảng 12.4% trong các loại ung thư). Ở Việt Nam, xu hướng người bị bệnh ngày càng tăng. Theo đánh giá của Tổ chức ung thư toàn cầu, nước ta hiện đang xếp vị trí 56 trên tổng số 185 quốc gia, vùng lãnh thổ về ung thư với tỷ lệ 217 người mắc/1 triệu dân. Đối với khu vực Đông Nam Á,Việt Nam nằm top đầu những người mắc bệnh nguy hiểm này.

4. Nguyên nhân nào khiến tỷ lệ ung thư phổi ở Việt Nam gia tăng chóng mặt?

Nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư phế quản là phơi nhiễm với khói thuốc (thuốc lá, thuốc lào, xì gà). Trong đó chứa các chất hóa học gây hại, các loại hợp chất trực tiếp góp phần làm tổn thương tế bào, ảnh hưởng đến các chức năng bình thường của tế bào, đó là các tác nhân gây ung thư. Hơn thế nữa, việc bị tiếp xúc với khói thuốc cũng gây tổn thương tế bào và gây ra bệnh ung thư.

Và đó cũng chính là lý do khiến tỷ lệ người mắc bệnh ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Bởi Việt Nam là quốc gia nằm trong nhóm các nước có tỉ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới, trong đó người trưởng thành sử dụng thuốc lá chiếm 22,5% (tương ứng với hơn 21 triệu người). Đặc biệt là tỷ lệ bị hít phải khói thuốc trong nhà là hơn 53%, tại các công sở, nơi làm việc là gần 38%, ở trường học là 15%.

5. Ung thư phổi và cách phòng ngừa

Để phòng ngừa bệnh một cách tốt nhất thì mọi người cần chú ý đến không khí, không làm tác động đến sự phát triển bất thường của phổi, tránh các chất độc hại. Sau đây cùng tìm hiểu các cách phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.

5.1 Không hút thuốc, chất độc hại

Chúng ta đều biết, người hút thuốc lá là nhóm người mắc ung thư phổi cao hơn nhiều lần đối với những người không hút thuốc, các chất độc hại. Không những thế, hút thuốc còn khiến không khí bị ô nhiễm và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Những người xung quanh cũng có thể bị nhiễm độc bởi hít phải khói thuốc. Không chỉ ảnh hưởng đến phổi mà thuốc lá còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác như bàng quang, máu, đại tràng, gan, dạ dày… Do vậy, để phòng ngừa bệnh một cách tối ưu nhất là nên tránh xa các loại thuốc có chất độc hại, đặc biệt là thuốc lá.

5.2 Ăn uống lành mạnh

Để đảm bảo cho bản thân luôn khỏe mạnh, tránh những căn bệnh nguy hiểm như ung thư phế quản, mọi người cần có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các loại khoáng chất dinh dưỡng, khoáng chất cung cấp cho cơ thể bằng việc ăn nhiều trái cây, rau xanh, các loại củ quả và nước điện giải; tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe, mức độ hoạt động về thể chất và chất lượng lối sống. Ngoài ra mọi người cũng nên khám sức khỏe, xét nghiệm định kỳ 1-2 lần/năm để có thể phát hiện bệnh sớm và chữa trị đúng lúc.

5.3 Có nên mua máy lọc không khí?

Các nghiên cứu cũng cho thấy nguy cơ ung thư phổi tăng lên đối với những người sống ở khu vực có mức độ ô nhiễm không khí cao. Vì vậy, bạn cần có những biện pháp để loại bỏ hoặc giảm sức ảnh hưởng của ô nhiễm lên bản thân và mọi người xung quanh như sử dụng máy lọc không khí. Máy lọc không khí giúp lọc bụi bẩn từ không khí thông qua các lớp lọc bụi theo tiêu chuẩn. Với công nghệ tạo ra các ion giúp loại bỏ những tác nhân gây mùi hôi, nấm mốc, dị ứng; khử các loại mùi độc hại như thuốc lá, khói độc hại, mùi đồ ăn… tạo không khí trong lành cho bạn và gia đình. Ngoài ra cũng cần tránh tiếp xúc với các chất phóng xạ và các loại kim loại nặng, vệ sinh nơi ở thường xuyên và trồng thêm cây xanh xung quanh môi trường sống và làm việc để có môi trường trong sạch, không khí trong lành, tránh các tác nhân gây bệnh hiệu quả.

5.4 Ung thư phổi nên uống sữa gì?

Việc bổ sung các chất dinh dưỡng trong quá trình điều trị bệnh là vô cùng cần thiết. Bên cạnh những bữa ăn lành mạnh, giàu dinh dưỡng, người bệnh cũng nên bổ sung các thực phẩm như sữa, các thực phẩm chức năng bên ngoài giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Một số loại sữa dinh dưỡng dành cho bệnh nhân ung thư phổi được khuyên dùng như:

– Sữa Recova Gold: là loại sữa dinh dưỡng chuyên được dùng cho bệnh nhân với các thành phần dinh dưỡng hợp lý, cân bằng giúp cung cấp năng lượng, các loại vitamin, khoáng chất cho cơ thể người bệnh.

Ung thư phổi nên uống sữa gì?
Ung thư phổi là một căn bệnh mãn tính nguy hiểm và ngày càng phổ biến hiện nay

– Sữa Prosure: Chứa thành phần dinh dưỡng đầy đủ như protein, cacbonhydrate, fat, vitamin B1, sắt,… giúp người bệnh duy trì sức khỏe và hỗ trợ phục hồi nhanh, rất phù hợp với bệnh nhân đang trong thời gian hóa trị hoặc xạ trị.

Ung thư phổi nên uống sữa gì?
Ung thư phổi là một căn bệnh mãn tính nguy hiểm và ngày càng phổ biến hiện nay

– Sữa Forticare: với các chất dinh dưỡng đầy đủ như một khẩu phần bữa ăn bình thường thì việc uống sữa Forticare rất phù hợp với người bệnh kém ăn mà vẫn đủ chất.

Ung thư phổi nên uống sữa gì?
Ung thư phổi là một căn bệnh mãn tính nguy hiểm và ngày càng phổ biến hiện nay

Ngoài ra, trên thị trường có rất nhiều loại sữa khác cung cấp chất dinh dưỡng, hỗ trợ quá trình phục hồi cho người bệnh. Tuy nhiên, trước khi sử dụng sữa cũng như bất kì thực phẩm bổ sung nào cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để tránh dùng phải những sản phẩm không phù hợp.

Bài viết mới