Ung thư bàng quang là gì?

Tác giả: Phan Thị Linh Chi Đăng ngày: 30/12/2021 Lần cập nhập cuối: 30/12/2021

Ung thư bàng quang là 1 trong những căn bệnh ác tính nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe của con người. Bệnh lý phổ biến chỉ đứng sau bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Ngày nay, tỷ lệ mắc bệnh tại nước ta ngày càng tăng lên bởi nguyên nhân khách quan và độ tuổi mắc bệnh phổ biến nhất là trên 40 tuổi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn những thông tin liên quan đến bệnh.

ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang là gì

Bệnh thường là ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp (ung thư biểu mô niệu). Người nhân hay gặp những triệu chứng đái máu (hay gặp nhất người bệnh) hoặc các triệu chứng kích thích như tiểu nhiều tiểu gấp; muộn hơn, tắc nghẽn đường tiểu có thể gây ra đau. Chẩn đoán giúp nội soi bàng quang và sinh thiết. Phương pháp điều trị bệnh gồm truyền hóa chất vào bàng quang, phẫu thuật tiệt căn, đốt điện, cắt u qua niệu đạo,…

Bàng quang là cơ quan với cấu tạo rỗng nằm vùng bụng dưới và chứa nước tiểu. Quá trình lọc và thải nước tiểu diễn ra 1 chiều bằng việc thận lọc độc tố, chất cặn bã từ máu vào trong nước tiểu, tiếp theo đó nước tiểu dẫn xuống bàng quang qua niệu quản rồi được tống ra ngoài qua niệu đạo. Đối với nữ giới, niệu đạo là ống có kích thước ngắn trên âm đạo, còn với nam có kích thước dài, chạy dài qua tuyến tiền liệt rồi qua niệu đạo của dương vật.

Ung thư bàng quang là tình trạng của các khối u ác tính tại bàng quang. Khi các tế bào bình thường tại đây bỗng nhiên biến đổi bất thường và phát triển nhanh, cố gắng thoát khỏi sự kiểm soát cơ thể. Kích thước của khối u nhỏ hay lớn còn tùy thuộc vào khả năng phát triển sâu vào lớp niêm mạc của bàng quang hay di căn sang đến bộ phận khác trên cơ thể còn tùy thuộc vào tế bào ung thư.

Phần lớn bệnh được điều trị khỏi ở giai đoạn đầu, tuy vật tỷ lệ tái lại bệnh là rất cao. Do đó, sau khi kiểm soát được tế bào ung thư, người bệnh vẫn cần phải theo dõi định kỳ để sớm phát hiện được tình trạng của khối u tái phát.

Những khối u lành tính thì không được coi là ung thư bởi chúng không có khả năng xâm lấn đến những cơ quan khác không đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Còn với ung thư bàng quang ác tính rất nguy hiểm, chúng tấn công đến các tế bào bình thường, khỏe mạnh. Với khả năng xâm lấn nhanh chóng đến cơ quan khác như là hệ  thống bạch huyết, máu, xương,…nếu không được điều trị kịp lúc.

Nguyên nhân, các yếu tố tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang

ung thư bàng quang

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh u bàng quang, tuy vậy đến nay nguyên nhân chính xác gây nên bệnh vẫn chưa tìm ra được. Dưới đây là 1 số nguyên nhân gây nên bệnh này.

  • Hút thuốc lá: Thường xuyên hút thuốc lá được coi là nguyên nhân cao dẫn đến việc hình thành các tế bào ung thư trong bàng quang vì chúng có khả năng gây nên rối loạn quá trình phân chia tế bào.
  • Tiếp xúc hoá chất: Người bệnh thường xuyên làm việc và tiếp xúc với môi trường gây độc làm tăng khả năng gây nên bệnh ung thư bàng quang. Một số ngành công nghiệp được khuyến cáo có tỉ lệ mắc bệnh nhiều như: Chế biến cao su, nhuộm tóc, làm móng, in, sơn,…
  • Chế độ dinh dưỡng thừa chất béo: Việc ăn uống thiếu lành mạnh với lượng chất béo quá nhiều, nhiều thói quen xấu làm tăng nguy cơ bị kích ứng niêm mạc, hình thành các tế bào ung thư tại bàng quang
  • Tác dụng phụ của thuốc: Theo nghiên cứu khoa học, những người thường xuyên sủ dụng thuốc điều trị tiểu đường nhóm pioglitazone có khả năng nhiễm bệnh nhiều hơn người thường.
  • Viêm bằng quang: Tình trạng viêm bàng quang hay các vấn đề về đường niệu kéo dài khiến các khối u tại bàng quang phát triển mạnh mẽ hơn.
  • Nhiễm ký sinh trùng: Theo nghiên cứu khoa học người bệnh nhiễm ký sinh trùng là một trong nguyên nhân gây ra bệnh ung thư bàng quang.
  • Yếu tố di truyền: Di truyền bệnh trong gia đình, nhất là những người khuyết tật trong gen võng mạc.

Các đối tượng dễ bị ung thư bàng quang

Bệnh hay thường gặp ở 1 số người như sau:

  • Người già có độ tuổi trên 50. Trong đó nam giới thường mắc hơn nữ giới
  • Người da trắng cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn
  • Những người trong cùng 1 gia đình có tiền sử mắc bệnh
  • Những người làm việc trong môi trường hóa chất
  • Những người hút nhiều thuốc lá

Làm sao để phòng tránh ung thư bàng quang

ung thư bàng quang

  • Để phòng ngừa bệnh giảm nguy cơ gây bệnh, bệnh nhân cần chú ý đến lối sống lành mạnh, nói không với thuốc lá.
  • Khi làm việc trong môi trường phải tiếp xúc nhiều với chất độc hại cần cẩn trọng. Uống đủ nước mỗi ngày, ăn các loại rau củ chứa nhiều chất xơ tốt cho cơ thể.
  • Việc uống đủ nước mỗi ngày rất quan trọng với người mắc bệnh, bởi nước có thể ỏ bất kỳ tác nhân gây nên bệnh ung thư ra khỏi bàng quang hạn chế làm chúng xâm lấn đến các cơ quan khác trong cơ thể.
  • Đặc biệt, người bệnh cần giữ thói quen đi khám định kỳ 6 tháng/ lần để bảo vệ sức khỏe của mình. Nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường như tiểu ra máu, mệt mỏi, chán ăn,… thì bạn tuyệt đối không nên chủ quan phải đến bệnh viện.
  • Thực phẩm cũng giúp giảm ung thư: sữa chua. bông cải xanh, lá tầm gửi, lá cây tầm gửi, folate, selenium,  vitamin E, bổ sung thêm các loại nước điện giải

Ung thư bàng quang có nguy hiểm không

Nhắc đến bệnh  ung thư, chắc hẳn ai cũng sẽ sợ hãi và lo sợ bởi là căn bệnh ác tính, lấy đi tính mạng của bệnh nhân. Trả lời cho câu hỏi ung thư bàng quang có nguy hiểm không câu trả lời là có. Bệnh lý nguy hiểm và sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng nếu như người bệnh không phát hiện kịp thời để điều trị ở giai đoạn sớm. Ở giai đoạn cuối bệnh sẽ gây nên tử vong cao.

Bệnh càng nguy hiểm hiểm khi bệnh này không phân biệt giới tính hay độ tuổi, có nghĩa là bệnh sẽ không loại trừ ai cả ai cũng sẽ có nguy cơ mắc. Tỷ lệ người bệnh cao nhất là những người độ tuổi khoảng 50 đến 60.

Bệnh gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của người bệnh nặng hơn có thẻ gây tử vong

Ung thư bàng quang gây nên những triệu chứng như cảm giác khó chịu, đau đớn khi đi tiểu, đi tiểu nhiều hơn và gây nên tiểu gấp.

Khi khối u bàng quang lở loét thêm tình trạng bàng quang bị viêm gây nên những triệu chứng như toàn thân ớn lạnh, sốt.

Bệnh nhân cảm giác đau đớn, khó chịu nếu khối u bàng quang ngày càng phát triển mạnh, di căn đến bên trong cảu bàng quang.

Ở vị trí bàng quang, khối u gây nên hiện tượng tắc đường tiết niệu, gây tiểu bí nguy hiểm hơn còn dẫn đến nhiễm trùng máu làm cho thận bị ứ nước tiểu, gây nên viêm từ đó dẫn đến viêm thận, suy thận.

Vậy người bệnh mắc u bàng quang có điều trị được không?

Bệnh ung thư bàng quang cũng giống như các loại bệnh ung thư khác sẽ đều có các giai đoạn của bệnh. Mỗi giai đoạn khác nhau thì % sống sót của bệnh cũng sẽ khác nhau:

Nếu người bệnh phát hiện bệnh ở giai đoạn mới của bệnh thì khả năng chữa trị khỏi bệnh tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh trên 90%. Khi này khối u mới chỉ hình thành nhỏ và dễ dàng điều trị được.

Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn 2 với kích thước khối u đã lớn hơn và đặc điểm của tế bào ung thư đã xuất hiệ ở mô liên kết dưới lớp lót bàng quang. Lúc này việc điều trị tích cực là rất quan trọng ở giai đoạn này thì tỷ lệ sống sau 5 năm đạt đến 69%

Nếu phát hiện hiện bệnh ở giai đoạn 3 thì người bệnh có tỷ lệ sống sau 5 năm là 46%

Nếu ở giai đoạn cuối của bệnh thì lúc này các khối u đã di căn đến cơ quan khác trong cơ thể thì tỷ lệ sống sau 5 năm khoảng chừng 15%

Do đó người bệnh có điều trị được hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí, kích thước khối u cũng như giai đoạn của bệnh. Khi phát hiện bệnh càng sớm thì việc điều trị mang lại hiệu quả lớn giúp người bệnh khỏi bệnh hơn.

Trên đây là những kiến thức liên quan đến căn bệnh ung thư bàng quang và nguyên nhân của bệnh, các yếu tố gây nên bệnh. Từ đó cho ta thấy cách phòng tránh bệnh, điều trị bệnh ung thư

Bài viết mới