Vết loét ung thư lưỡi không nên chủ quan
Ung thư lưỡi là loại bệnh hết sức nguy hiểm, là một trong các loại bệnh về ung thư vùng miệng và những vùng ở xung quanh miệng. Thông thường các dấu hiệu ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư lưỡi không rõ ràng cho đến khi bệnh phát tác nặng hơn.
1. Tìm hiểu về dấu hiệu vết loét ung thư lưỡi
Đa số các bệnh nhân mắc ung thư lưỡi giai đoạn đầu thường khá chủ quan về các vấn đề sức khoẻ của bản thân. Những triệu chứng xuất hiện thoáng qua và thường không quá rõ ràng. Điều này dễ làm chúng ta bỏ qua chúng.
Các dấu hiệu về vết loét ung thư lưỡi có thể kể đến như:
Xuất hiện những vết loét có màu đỏ hồng ở vị trí nằm một bên lưỡi và kèm theo triệu chứng đau lưỡi kéo dài. Đây là các dấu hiệu chính cho thấy bạn có thể mắc phải căn bệnh nguy hiểm này. Ngoài ra, bạn còn có thể có các dấu hiệu khác bao gồm:
- Cảm giác đau ở vị trí hàm hoặc dưới cổ họng.
- Khi nhai và nuốt thức ăn khó khăn, cảm giác đau khi nuốt.
- Cảm giác như có gì đó nghẹn trong cổ họng.
- Lưỡi và hàm bị cứng.
- Trên niêm mạc miệng hoặc lưỡi có sự xuất hiện của các mảng màu đỏ, trắng hoặc sẫm màu.
- Các vết loét thường không lành.
- Lưỡi bị chảy máu không rõ lý do.
- Các khối u bỗng xuất hiện bất thường trên lưỡi.
- Có thể bị thay đổi tông giọng nói.
2. Phân biệt nhiệt miệng và dấu hiệu vết loét ung thư lưỡi
Nhiệt miệng:
Khi bị nóng trong người hay bị bốc hỏa sẽ sinh ra các vết lở loét tại vị trí của khoang miệng. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến nhiệt, loét miệng thường là do bị stress, mắc các bệnh về răng miệng, suy giảm chức năng của gan, sự thay đổi của nội tiết tố…
Các biểu hiện thường thấy là:
- Xuất hiện các vết sưng, nóng, màu đỏ, thường rất đau và bị lỡ miệng.
- Chúng thường xuất hiện áp xe ở dưới lưỡi và ở dưới niêm mạc.
- Nhiều trường hợp có thể bị tấy đỏ, sốt cao nếu nặng.
Các dấu hiệu cho thấy có thể bạn đã mắc phải ung thư:
Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư khoang miệng là do thói quen nghiện rượu và sử dụng thuốc lá hay hít phải khói thuốc; thường nhai trầu hay xỉa thuốc; kém vệ sinh răng miệng,… Các loại ung thư khoang miệng thường hay mắc phải là ung thư lưỡi, ung thư niêm mạc ở má hay ung thư môi.
Có thể phân biệt chúng như sau:
Vết loét:
- Nếu các vết nhiệt miệng sẽ gây loét sâu vào trong thịt, thì các tế bào ung thư sẽ phát triển ở phần bề mặt bằng phẳng hơn.
- Các vết nhiệt miệng thường có màu trắng, màu xám hay vàng ở vùng bên trong và thường có màu đỏ ở phần viền.
- Các vết loét của ung thư lưỡi xuất hiện nhiều hơn là nhiệt miệng, chúng chỉ cố định một vị trí và phát triển rộng ra không thuyên giảm.
- Khi bị loét do nhiệt miệng thì thường có cảm giác đau đớn và khó chịu hơn. Các vết loét của ung thư lưỡi có thể đau, thậm chí chảy máu nhưng cũng có những trường hợp chúng lại không gây khó chịu gì cho người bệnh ở giai đoạn sớm.
Xuất hiện xen kẽ các đốm màu trắng, đỏ:
Những đốm này hay được biết đến là erythroleukoplakia. Chúng là dấu hiệu cho phép nhận biết được ung thư sớm. Vì vậy, khi bạn phát hiện thấy dấu hiệu này thì nên đến ngay các cơ sở điều trị để được chỉ định kiểm tra sinh thiết tế bào xem bạn có phải đã mắc ung thư hay không. Thông thường các đốm trắng sẽ cứng và trở nên khó bong tróc. Điều này cho thấy các lớp mô không bình thường, phần lớn chúng là lành tính nhưng vẫn có thể trở thành ác tính.
Thời gian lành vết loét kéo dài
Thông thường nếu bị nhiệt miệng thì các vết loét sẽ khỏi trong vòng khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, nếu chúng kéo dài hơn mà không lành lại, tốt hơn hết bạn nên được sự thăm khám và chẩn đoán của bác sĩ. Thực hiện các kiểm tra để tìm hiểu nguyên nhân và nếu mắc bệnh sẽ có phương pháp điều trị sớm.
Ngoài những dấu hiệu được kể trên, ung thư lưỡi còn có các dấu hiệu khác kèm theo như việc nhai, nuốt khó khăn; tiết nhiều nước bọt hơn bình tthường, khàn tiếng; có thể bị răng lung lây mà không rõ nguyên nhân; xuất hiện các khối sưng to và cứng ở vị trí môi, cổ họng. Chúng có chồi dạng bông cải ở phía bên trong miệng; người bệnh thường mệt mỏi, bị sút cân…
3. Ung thư lưỡi có chữa được không?
Ung thư lưỡi hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu bệnh được phát hiện sớm và được can thiệp y khoa kịp thời. Hãy tuần thủ các chỉ định của bác sĩ chuyên ngành, có lối sống lành mạnh, bổ sung nước điện giải cho cơ thể. Bạn có thể cải thiện môi trường sống bằng cách sử dụng các loại máy lọc nước, máy lọc không khí được bán đa dạng trên thị trường hiện nay.
Tuỳ thuộc vào những yếu tố như độ tuổi người bệnh, thể trạng cơ thể, giai đoạn tiến triển của bệnh cũng như là mức độ đáp ứng phác đồ điều trị bệnh. Thông thường các bác sĩ điều trị sẽ đưa ra tiên lượng sống sau 5 năm. Xác định tỷ lệ phần trăm mà bệnh nhân có thể sống ít nhất sau khoảng 5 năm được chẩn đoán bệnh để có thể dự đoán khả năng sống cho người bệnh.
Theo các nghiên cứu hiện nay, kích thước của khối u còn nhỏ hơn 4 cm và chưa có sự lan rộng đến bất kì hạch bạch huyết nào hay các cơ quan khác trong cơ thể, thì người mắc bệnh ung thư lưỡi sẽ có khoảng 78% cơ hội sống. Nếu tế bào ung thư đã tiến triển, chúng lan rộng đến các hạch bạch huyết vùng cổ, lúc này bệnh nhân chỉ có khoảng 63% cơ hội sống. Khi tế bào đã di căn, lan đến các cơ quan khác của cơ thể người bệnh, thì cơ hội sống giảm chỉ còn khoảng 36%.
Tóm lại, ung thư lưỡi hoàn toàn có thể được phát hiện sớm nếu chủ động quan tâm và chú ý kỹ những dấu hiệu nhỏ bất thường ở xung quanh vùng lưỡi. Tuyệt đối không nên chủ quan bởi vì những triệu chứng có vẻ như bình thường này lại là một nguy cơ tiềm ẩn bệnh tật.