Vì sao trẻ em hay bị sốt rét run ? Bố mẹ nên làm gì trong trường hợp này

Tác giả: Lê Thị Ngọc Đăng ngày: 15/01/2022 Lần cập nhập cuối: 15/01/2022

Tìm hiểu về nguyên nhân trẻ bị sốt rét run và phương pháp hạ sốt an toàn, hiệu quả ngay tại nhà cho bé giúp cha mẹ sớm nhận ra những sai lầm vô tình gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con em mình và để khắc phục tình trạng bệnh nhanh chóng. Nhiều bậc cha mẹ khi thấy con em mình bị sốt rét run, người run cầm cập thì luôn đắp chăn, ủ ấm cho bé. Việc làm này không chỉ khiến thân nhiệt trẻ càng tăng cao mà còn dẫn đến hiện tượng rối loạn mạch gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh không nên bỏ qua bài viết này để tìm hiểu về hiện tượng sốt rét run ở trẻ và sự khác biệt với sốt thường.

1. Tại sao có hiện tượng sốt rét run ở trẻ em?

Thông thường, thân nhiệt của trẻ nhỏ ở ngưỡng 37 độ C, khi nhiệt độ tăng lên khoảng 37,5 – 38 độ C thì trẻ vẫn ăn uống và vui chơi bình thường. Những khi trẻ bị sốt cao, nhiêt độ tăng lên tới 39 độ C thì chân tay, cơ thể bé có dấu hiệu bị lạnh, rét run. Nguyên nhân của hiện tượng này là gì?

Có hai nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng sốt rét run ở trẻ, đó là:

– Rối loạn vận mạch gây ra bởi sốt cao

– Do nhiễm ký sinh trùng gây sốt rét

Mặc dù vậy thì tình trạng sốt rét bởi nhiễm ký sinh trùng thường ít xuất hiện hơn ở những vùng đô thị, thành phố lớn bởi ở đây, các biện pháp phòng chống dịch bệnh sốt rét được áp dụng triệt để.

Vì sao trẻ em hay bị sốt rét run?
Tình trạng sốt rét run ở trẻ gây ra những lo lắng của các bậc phụ huynh

Không chỉ ở trẻ nhỏ mà những đối tượng là người lớn khi sốt quá cao cũng gây ra tình trạng tay chân lạnh, người run cầm cập. Hiện tượng này là do bên trong cơ thể người bệnh sốt lên tới 39-40 độ C, nhiệt độ này chênh lệch với nhiệt độ môi trường bên ngoài khiến người bệnh cảm thấy ớn lạnh. Nếu cha mẹ không thể kịp thời hạ nhiệt độ cơ thể cho bé có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thần kinh và các cơ quan nội tạng.

Trong khi đó, nếu trẻ nhỏ bị mắc sốt rét do loài ký sinh trùng sốt rét gây ra. Có 3 con đường khiến trẻ bị mắc bệnh sốt rét đó là truyền máu, truyền qua nhau thai hoặc do muỗi truyền bệnh.

2. Bố mẹ cần làm gì khi con bị sốt rét run?

Khi trẻ nhà bạn bị sốt rét run cần để ý và hạ sốt ngay cho bé bằng những bước sau:

– Giảm sự mệt mỏi trong người cho bé bằng mát xa với các loại tinh dầu

Sau khi tắm hoặc lau người cho trẻ bằng nước ấm, bố mẹ có thể dùng các loại tinh dầu thiên nhiên như dầu oliu, bạc hà để hạ sốt và giúp xoa dịu cơn đau, mệt mỏi của trẻ.

– Hạ sốt cho bé bằng quả chanh

Cắt lát chanh thành những lát mỏng, sau đó chà sát nhẹ vào trán, dọc xương sống, khuỷu tay, chân của bé. Để đó khoảng 2-3 phút rồi sau đó lau sạch lại bằng nước ấm. Nên tránh những vị trí da trầy xước hay bị ngứa.

– Cho trẻ uống nhiều nước

Khi trẻ bị sốt sẽ mất nhiều nước và chất điện giải của cơ thể. Cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước trái cây hay nước điện giải oresol. Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn.

Vì sao trẻ em hay bị sốt rét run?
Khi bị sốt trẻ có khả năng mất nước nhiều

– Trong trường hợp bé bị sốt co giật

Nên đặt trẻ nằm nghiêng cho dễ hít thở, theo dõi cơn co giật của bé. Nếu hiện tượng này xuất hiện quá 5 phút thì cần gọi ngay cấp cứu đưa trẻ đến bệnh viện.

– Giữ nơi ở của trẻ thoáng mát, hạn chế ở trong phòng có điều hòa quá lâu.

– Tùy thuộc vào tuổi cũng như cân nặng của trẻ mà cho trẻ uống thuốc giảm sốt phù hợp.

– Đối với trẻ sốt cao từ 39 độ C thì cần tiến hành lau mát người cho bé, bằng cách pha nước ấm rồi dùng khăm thấm, lau vào các vị trí nách, bẹn và toàn thân cho trẻ. Cần lưu ý phải luôn thay khăn, tránh để khăn quá lạnh hoặc dùng nước lau quá lạnh sẽ khiến trẻ bị sốc nhiệt.

– Cởi bỏ bớt quần áo cho bé, cho trẻ mặc càng thoáng càng tốt. Tuyệt đối không nên ủ ấm và đắp chăn cho bé, khiến tình trạng bệnh càng nặng hơn.

Trên đây là những gợi ý giúp trẻ có thể giảm sốt và bớt mệt mỏi, nếu hiện tượng sốt vẫn không giảm thì cần liên hệ và đưa trẻ ngay đến các cơ sở y tế, bệnh viện để điều trị.

3. Dấu hiệu nguy hiểm khi trẻ em bị sốt rét

3.1 Dấu hiệu nguy hiểm

Nhiều trường hợp bị sốt rét run vẫn có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu người bệnh sốt rét run có những dấu hiệu sau thì có thể được coi là giai đoạn nguy hiểm:

– Bé sốt rất cao, từ 39-40 độ C trở lên

– Sốt kèm các cơn co giật; mặt trợn trừng, chân tay trẻ giật liên hồi

– Trẻ có biểu hiện mất nước như khóc không có nước mắt, trong nhiều giờ liên tục mà không đi tiểu.

– Nôn mửa nhiều

– Sốt có phát ban, trên da xuất hiện các đốm màu bất thường, không đều màu da

– Nhiệt độ cơ thể không giảm mặc dù đã dùng thuốc hạ sốt

– Có các hiện tượng về tri giác bất thường như mê sản, li bì, khó đánh thức…

– Trẻ bỏ bú, không thể uống nước hay nuốt thức ăn

– Xuất hiện các cơn đau đầu, đau bụng dữ dội

– Da có các vết bầm tím, đốm màu đỏ

– Tim đập nhanh, khó thở

Nếu có một trong những dấu hiệu trên cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được điều trị kịp thời

3.2 Phân biệt sốt rét và hiện tượng sốt thông thường ở trẻ nhỏ

– Sốt do bị sốt rét

Cơn rét ở người bệnh bắt đầu giảm đi khi cơ thể sốt cao, thường kéo dài từ 1-3 tiếng. Sốt không xuất hiện thành cơn mà chỉ có cảm giác lạnh trong khoảng 1-2 giờ. Ngoài ra, trẻ còn có các biểu hiện đau ở khu vực lá lách, gan cùng với ho, khó thở, đau đầu…

– Sốt rét run bởi co mạch

Sẽ xuất hiện tình trạng sốt trước sau đó mới run rẩy bởi lạnh. Tùy theo các mức độ sốt mà có thể đẩy lùi cơn sốt bằng cách uống thuốc hạ sốt đồng thời lau người cho trẻ nếu vẫn tiếp tục sốt.

Bài viết mới