Uống 2 lít nước mỗi ngày – Có đúng không?
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng được nhắc “phải uống 2 lít nước mỗi ngày, uống càng nhiều càng tốt”. Và ai cũng biết rằng nước chiếm tới 70% trọng lượng cơ thể con người, rất quan trọng đối với hoạt động sống của con người. Vậy uống 2 lít nước mỗi ngày có tác dụng gì? Chúng ta nên uống nước khi nào? Uống như thế nào cho đúng? Hãy cùng nuocdiengiai.com mở ra cánh cửa kiến thức hữu ích này nhé!
Uống 2 lít nước mỗi ngày mang lại lợi ích gì?
Tăng cường sức khỏe
Nghiên cứu tại Viện Khoa học California – Mỹ (2012) đã chứng minh rằng những người uống nhiều hơn 5 cốc nước mỗi ngày sẽ ít có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hơn là những người uống nước ít hơn con số trên. Ngoài ra, uống 2 lít nước mỗi ngày giúp tăng cường sức đề kháng và nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch mà nước đem lại. Để làm được điều này thì buổi sáng sau khi ngủ dậy bạn nên uống 1 cốc nước ấm kèm thêm chút mật ong sẽ giúp cho dạ dày của bạn khỏe hơn. Đây là thời điểm cơ thể cần nước nhất để phục vụ cho quá trình bài tiết. Bên cạnh đó, buổi sáng là thời điểm các cơ quan đi vào hoạt động, và nước là nguồn vận chuyển vitamin và các dưỡng chất tới từng tế bào của cơ thể.
Hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, nếu bạn uống 1 ly nước tinh khiết sẽ giúp phân giải đến 200 calo trong chế độ ăn hằng ngày và lượng đường dư thừa trong cơ thể sẽ được cắt giảm đáng kể. Uống nước ngay trước bữa ăn là một giải pháp hữu hiệu, vì nước sẽ làm tăng cảm giác no và giảm cảm giác thèm ăn.
Nâng cao sức khỏe làn da
Một nghiên cứu khảo sát thực hiện với nhóm 30 người, trong đó nhóm 5 người bổ sung một lượng chất lỏng khoảng 1,5 đến 2 lít giúp cải thiện tình trạng lão hóa, tăng độ ẩm cho da và cân bằng độ PH trên bề mặt da; tăng cường hàng rào bảo vệ cho da trước một số tác động từ tự nhiên hay môi trường làm việc với màn hình điện tử; giảm nguy cơ mắc các bện về da.
Làm giảm áp lưc, căng thẳng
Uống 2 lít nước mỗi ngày có thể giúp điều chỉnh lượng hoocmon adrenaline trong cơ thể bởi tâm lý, cảm xúc của chúng ta được điều khiển bởi não bộ mà nước là thành phần chính giúp cơ quan này hoạt động; giúp chúng ta có tình thần phấn chấn, cân bằng trong cảm xúc và phục hồi năng lượng, giữ tỉnh táo hiệu quả hơn.
Khi nào cơ thể thật sự cần bổ sung nước ?
Một số chuyên gia đã đưa ra 6 thời điểm “vàng” để cung cấp một lượng chất lỏng cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể hoạt động tốt nhất
(i) Ngay khi bạn thức dậy vào buổi sáng: Sau 6-8 tiếng ngủ dài, cơ thể cần nước để đào thải hết các chất thải đã tích tụ từ ngày hôm trước ra ngoài để bắt đầu ngày mới với một cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy sức sống.
(ii) Trước khi đi ngủ 1 tiếng, đặc biệt vào lúc 22 giờ tối: uống 1 cốc nước nhỏ sẽ giúp cơ thể cung cấp đầy đủ độ ầm và giảm nguy cơ mắc đột quỵ và đau tim.
(iii) Trước và sau khi ăn 30 phút: Uống nước không chỉ giúp tiêu hóa tốt hơn mà còn làm giảm sự thèm ăn, giúp báo hiệu cho các cơ quan khác.Mặt khác, uống nửa giờ sau khi ăn giúp chúng ta dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm, giúp dạ dày và ruột tiêu hóa dễ hơn.
(iv) Khi bạn bị cảm, ốm: khi chúng ta bị ốm, nhiệt độ cơ thể thường tăng cao gây ra các nốt ngứa phát ban hay một số triệu chứng khác. Uống đủ lượng nước cần thiết sẽ giúp cơ thể hạ nhiệt và ngăn các nguy cơ biến chứng khác.(v) Trước khi tắm bạn nên uống một cốc nước ấm, điều này sẽ giúp cơ thể quan với việc tiếp xúc với nước từ bên trong và ngăn ngừa tăng huyết áp.
(vi) Trước và sau khi tập thể dục: hoạt động nhiều sẽ khiến cơ thể mất nước. Vì vậy, uống nước sẽ giúp cơ thể ngậm nước và bổ sung lượng nước cần thiết ngay khi cơ thể mất một lượng calo lớn để thanh lọc cơ thể, giúp cơ thể khỏe khoắn, tỉnh táo hơn.
Tác hại khi uống quá nhiều nước
Chúng ta vẫn biết rằng cái gì quá cũng không tốt và trong trường hợp này khi nạp vào cơ thể một lượng nước quá lớn sẽ gây ra nhiều hậu quả khó lường. Việc ép cơ thể phải uống hơn 2 lít nước mỗi ngày – một lượng nước quá nhu cầu sẽ khiến các cơ quan trong cơ thể bị rối loạn, tổn hại. Uống quá nhiều nước sẽ gây áp lực lớ cho thận, đi tiểu nhiều sẽ làm cho các dưỡng chất và các nguyên tố vi lượng bị đào thải hết.
Cụ thể hơn, thận phải hoạt động nhiều hơn, trong thời gian dài, sẽ làm thận mệt mỏi, chức năng suy giảm gây ra nhiều bện về thận ma thận lại là cơ quan rất quan trọng trong quá trình bài tiết của cơ thể. Mức nước điện giải của cơ thể bị thải ra quá nhiều sẽ tăng sự mệt mỏi, căng thẳng; tăng nguy cơ bị chuột rút.
Uống quá nhiều nước sẽ làm tăng thể tích máu, gây áp lực nặng cho tim, có thể làm hư hỏng các mạch máu, trong một số trường hợp có thể dẫn tới động kinh. Ngoài ra, khi thận không thể xử lý được khối lượng nước lớn sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng natri trong máu, có thể gây ra sự tàn phá não và cơ thể. Tình trạng nguy hiểm này gọi là ngộ độc nước. Ngộ độc nước gây hại cho sức khỏe, thậm chí trong trường hợp nguy hiểm nhất có thể gây tổn thương não, hôn mê, thậm chí là tử vong.
Uống 2 lít nước mỗi ngày đúng cách
Theo lời khuyên từ các chuyên gia Viện y học Mỹ, chúng ta nên bổ sung lượng nước nạp vào cơ thể một cách hợp lý, tùy vào cơ địa của từng người; không nên uống ít quá và cũng không nên bổ sung quá nhiều. Nên bổ sung thêm các loại nước uống không ngọt khác như nước khoáng lavie, nước uống vị sữa chua, nước uống nha đam giàu dưỡng chất hay các loại nước uống thể thao sau giờ luyện tập hăng say để kích thích sự hấp thụ nước của mỗi người, tạo sự đa dạng trong lựa chọn thức uống.