Cách làm bánh bột lọc chiên giòn đơn giản tại nhà
Bánh bột lọc được người dân ta biến tấu muôn vị muôn kiểu. Thế bạn đã bao giờ nghe qua và nếm thử món bánh bột lọc chiên giòn chưa? Ở đây sẽ có một bạn rất lạ lẫm với món này. Cách làm không khó hãy cùng vào bếp với máy lọc Htech để có được món bánh độc đáo này nhé.
1 Bánh bột lọc chiên
Bánh bột lọc là loại bánh được làm từ một năng hay gọi là bột sắn bột mì. Bánh khi chín sẽ có độ trong,ăn vào dai và mềm.Chúng có thể dùng để làm món khai vị hoặc ăn vặt. Nhân của bánh được tạo ra rất nhiều loại như đậu xanh, thịt, tôm,mộc nhĩ,… thường được phủ lên trên với hẹ tây chiên và chấm với nước mắm ớt ngọt . Bánh được cho là có nguồn gốc từ Cố đô Huế , là kinh đô của triều Nguyễn ta ngày xưa. Bánh được thực khách biết đến như là một món ăn giản dị nhưng lại khó thể quên.
Hiện nay, để làm món ăn thêm có phần lạ miệng và phong phú hơn người ta đổi từ bánh bột lọc hấp chuyển sang là bánh bột lọc chiên. Bánh bột lọc chiên giòn được chế biến từ bánh bột lọc nhân tôm truyền thống. Khi thưởng thức món ăn này, chúng sẽ đem lại cho bạn cảm nhận được vị của bánh truyền thống hòa quyện được độ giòn của bánh mới được chiên. Hãy sắn tay áo và vào bếp làm món ăn này để mời người thân hay bạn bè nhé.
Thời gian chuẩn bị 30 phút
Chế biến 15 phút phần dành cho 3 – 4 người
2 Nguyên liệu làm bánh bột lọc chiên giòn
Chúng ta cần chuẩn bị như sau:
- 120gr bột năng ( bột sắn, bột mì)
- 150gr tôm
- 150gr thịt băm
- Gia vị: Dầu ăn, nước mắm, muối, hạt nêm, bột ngọt, hành tím, đường, tương ớt
Mẹo chọn mua tôm tươi: Bạn nên chọn mua những con thịt còn chắc;tươi sống. Những con có vỏ trắng, trong; đầu vẫn còn dính với thân. Không nên chọn mua những con thịt mềm, Vỏ ngả màu qua vàng hoặc đen vì đây là đây là những con tôm đã chết đã lâu.
3 Cách làm bánh bột lọc chiên giòn
Bước 1 Sơ chế nguyên liệu
Khi mua tôm về, bạn cầm kéo cắt bỏ phần đầu, đuôi tôm và rút chỉ ở sống lưng cho tôm sau đó đem rửa sạch. Nếu bạn mua những con tôm quá lớn thì nên cắt làm đôi và không thích ăn vỏ tôm thì có thể lột bỏ vỏ.
Thịt thì bạn đem rửa sạch, cắt miếng nhỏ rồi cho vào tô.
Ướp tôm với thịt với ½ thìa hạt nêm, ¼ thìa bột ngọt. Trộn đều tôm và thịt để thấm gia vị và để nghỉ trong 15 phút.
Bước 2 Chế biến nguyên liệu
Bắt chảo lên bếp đợi chảo nóng thì cho 2 thìa dầu ăn vào. Đến khi dầu nóng cho hành tím vào để phi thơm. Tiếp theo, cho hỗn hợp tôm thịt vào chảo rồi đảo đều, nêm thêm ½ thìa đường sao cho hợp khẩu vị rồi tiếp tục đảo đến khi hỗn hợp chín tới thì tắt bếp.
Bước 3 Chuẩn bị bột cho bánh
Đổ bột năng vào tô.Tiếp theo, bắt 200 ml nước đun đến khi sối. Khi nước đã bắt đầu sôi, múc từng thìa nước bỏ vào tô bột và dùng tay nhào bột cho đến khi thấy bột dẻo, mịn và không dính tay thì lúc đó phần vỏ bánh đã thành công.
Lưu ý: Nên để nước thật sôi mới cho vào bột. Cho từ từ nước không đổ hết nước một lần tránh bột bị nhão. Nếu bột khô thì cho thêm ít nước vào.
Nặn bánh bột lọc
Chia bột thành từng miếng nhỏ sau đó dùng tay ấn dẹp thành từng miếng mỏng.Bạn có thể sử dụng cây cán bột, hoặc ống nước đã rửa sạch để nắn mỏng bánh được đều hơn. Cho nhân tôm hoặc thịt vào giữa và dùng ngón trỏ và ngón cái niết phần rìa bánh lại, để bánh đã nắn vào dĩa có chứa bột năng hoặc 1 ít dầu ăn để bánh không bị dính lại với nhau.
Bước 4 Luộc bánh
Bỏ bánh vào nồi nước đã sôi và luộc. bạn có thể cho một thìa dầu ăn để bánh không bị dính với nhau. Luộc khoảng 5 – 7 phút khi thấy bánh trong lại là bánh đã chín và bạn có thể vớt bánh ra.
Mẹo hay: Sau khi nặn bột, bạn cũng có thể đem bánh chiên trực tiếp thay vì bạn luộc bánh trước. Nhưng nếu bạn luộc bánh khi đem chiên bánh sẽ giòn hơn.
Bước 5 Chiên bánh
Cho dầu ăn vô chảo đặt lên bếp. Đến khi dầu nóng thì bạn bỏ bánh đã luộc chín vào chiên. Chiên đến khi 2 mặt bánh vàng giòn, vỏ bánh không còn bị dính vào nhau thì dùng vợt hoặc đũa vớt bánh ra để ráo dầu.
Mẹo hay: Trước khi chiên bánh, bạn nên cho vào 1 ít dầu ăn trộn đều để khi chiên, bánh sẽ không bị dính vào nhau.
4 Thành phẩm
Khi bạn thưởng thức món bánh bột lọc chiên, bạn sẽ cảm nhận hai hương vị hài hòa với nhau là vị giòn của bánh cũng như là vị của bánh bột lọc truyền thống. Bạn cũng có thể chấm bánh bột lọc chiên với nước mắm chua ngọt hoặc tương ớt. Bạn cũng có thể chiêu đãi món bánh này với người thân và bạn bè để tình cảm luôn bền chặt thêm nhé.
5. Bánh bột lọc 3 miền có gì khác nhau?
Xuôi theo ba miền, mổi vùng miền có khẩu vị thưởng thức khác nhau nhưng cách chế biến và thành phần làm bột lọc giữa ba miền lại na ná nhau, chỉ có sự khác biệt về nhân bánh, đồ ăn kèm,nước chấm, cách thưởng thức và cả cách gọi tên món. Vỏ bánh ở miền Trung làm từ từ bột sắn, tức khoai mì. Trong khi đó bánh bột lọc ở miền Bắc và Nam lại làm từ bột năng, từ củ năng. Hai loại bột này khi chín cũng sẽ có độ dẻo và trong. tuy nhiên bánh bột lọc từ củ sắn ăn vào sẽ dai giòn hơn, còn bánh làm từ bột năng sẽ dai dính.
Miền Bắc: Bánh bột lọc ở miền Bắc có lớp vỏ được làm từ bột năng, phần nhân thì sẽ có thịt băm, mộc nhĩ, nấm hương và tôm xào chín trước khi hấp. Bánh được nặn hình bán nguyệt, miếng to dày. Ở Hà Nội, khi thưởng thức bánh bột lọc sẽ là nước mắm dấm tỏi ớt thêm chút lạc rang đậu phộng) và ăn kèm với rau kinh giới. Bánh bột lọc ở Hải Phòng có nguyên liệu và cách chế biến tương tự. Nhưng trên mỗi đĩa bánh bột lọc sẽ được rắc thêm hành phi và ruốc tôm, chấm nước mắm chua ngọt, thêm đu đủ, cà rốt thái sợi.
Miền Trung: Miền Trung là nguồn cội của bánh bột lọc. Nơi đây có nhiều loại bánh bột lọc nhất từ bánh bột lọc trần đến bánh bột lọc lá, từ bánh bột lọc chiên đến bánh bột lọc chay… Phần nhân bánh thường được phổ biến nhất là tôm rim thịt mỡ, bên cạnh đó còn có tôm rim, thịt rim, nhân đậu xanh chay, mặn,…Thực khách muốn khám phá hương vị bánh bột lọc đa dạng không thể bỏ lỡ nơi xứ Huế, nơi mà loại bánh mang theo cái ” hồn” của con người xứ Huế được biến tấu rất đa dạng. Ngoài bánh bọc lá, người Huế còn ăn bánh bột lọc trần hoặc kẹp chung với bánh mì… Nhân chỉ có tôm và thịt mỡ, chấm nước mắm chua ngọt hoặc mắm cốt ruốc thêm tỏi ớt. Về tên, trong khi hầu hết các tỉnh miền Trung gọi là bánh bột lọc thì người Nghệ An sẽ gọi bánh bột lọc là bánh bèo; người Phan Thiết, Bình Định sẽ gọi là bánh tai vạc hay quai vạc.
Miền Nam: Ở Sài Gòn, phiên bản bánh lọc thường chỉ có nhân tôm, không thêm thịt và nước chấm bánh cũng được chế biến khá giống với ở miền Bắc nhưng có phần ngọt và cay hơn. Cũng có hai loại bánh bột lọc như ở miền trung là bánh bột lọc trần và bánh bột lọc gói lá. Thực khách thường thưởng thức món bánh này như là món khai vị để ăn tiếp món khác.
Vỏ bánh dai dai, mềm mềm cắn vào một miếng đậm đà vị tôm thịt béo ngậy. Ăn kèm với nước chấm chua ngọt the the đầu lưỡi, ngon tuyệt. Đó là sự kết hợp hoàn hảo để đánh thức vị giác cho từng thực khách. Từ Nam ra Bắc dù bất cứ nơi đâu, hương vị của chiếc bánh này lại thay đổi để phù hợp mà vẫn giữ được nét hấp dẫn của mình..
Qua trên là cách chế biến bánh bột lọc chiên giòn đơn giản nhưng lại hấp dẫn. Là sự kết hợp hoàn hảo giữa bánh bột lọc truyền thống và bánh bột lọc chiên. Hãy vào bếp là làm món bánh này để thưởng thức hương vị của chúng nhé.