Bệnh lý hen suyễn và các mẹo thanh lọc không khí ngăn hen suyễn

Tác giả: Nguyễn Lê Thanh Phương Đăng ngày: 28/12/2021 Lần cập nhập cuối: 28/12/2021

Hen suyễn (bệnh hen phế quản) là căn bệnh mãn tính không lây phổ biến tại Việt Nam và các quốc gia đang và kém phát triển. Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi, trong đó trẻ em là lứa tuổi thường gặp nhất. Hen suyễn khiến cho việc hô hấp của con người trở nên khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày, nghiêm trọng hơn có thể gây ra tình trạng tử vong ở người hoặc những biến chứng khác ảnh hưởng đến sức khỏe. Sau đây, bài viết xin chia sẻ thông tin gây ra bệnh lý hen suyễn, cũng như các biện pháp thanh lọc không khí ngăn tình trạng bệnh hen suyễn hình thành hoặc tái phát.

Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh hen suyễn?

Bệnh lý hen suyễn và các mẹo thanh lọc không khí ngăn hen suyễn

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta tiếp xúc với rất nhiều tác nhân gây hại cho đường hô hấp. Những chất gây hại này tồn tại trong không khí, nước, môi trường dung môi khác mà chúng ta hít vào hay dung nạp vào cơ thể. Hiện nay, chưa có câu trả lời chính xác về nguyên nhân chính gây ra bệnh hen suyễn ở người, tuy nhiên, do là một bệnh lý hô hấp mãn tính nên các chuyên gia có thể đưa ra một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh hen phế quản như sau:

Tiếp xúc với các dị nguyên như:

Không khí độc, ô nhiễm, khói bụi từ các phương tiện giao thông, phương tiện sản xuất

Phấn hoa

Khói thuốc lá

Bệnh lý hen suyễn và các mẹo thanh lọc không khí ngăn hen suyễn

Khói do đốt, um lá cây, rác thải

Mạt bụi: là một loại bọ kí sinh khắp nơi trên bề mặt đồ vật, chúng có kích thước nhỏ li ti như hạt bụi, có khả năng gây suy hô hấp nếu chúng ta hít phải hoặc kích ứng da

Lông chó, mèo, vật nuôi.

Các loại côn trùng, kí sinh, virus, các loại nấm mốc.

Không khí lạnh, khô, thất thường

Ngoài ra, bệnh hen suyễn còn xuất phát từ những nguyên nhân khác, mang tính nội tại trong cơ thể con người như: yếu tố di truyền từ nhiều thế hệ, trạng thái căng thẳng, stress quá độ, tập thể dục quá sức.

Ô nhiễm môi trường không khí trong nhà tác động đến bệnh hen suyễn?

Đối với bệnh nhân mắc bệnh hen phế quản, cần đảm bảo bầu không khí trong sạch trong nhà để bệnh không tái phát. Do bệnh hen suyễn là bệnh về đường hô hấp nên không khí chứa nhiều tạp chất, chất gây ô nhiễm sẽ gây tắt nghẽn đường hô hấp của bệnh nhân, làm cho lớp niêm mạc của ống phế quản sẽ sưng lên, viêm nhiễm và dễ bị kích ứng nhiễm trùng. Tiếp xúc với bầu không khí ô nhiễm trong nhà lâu ngày sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn như viêm phế quản, ung thư phổi.

Các biện pháp thanh lọc không khí cho bệnh hen suyễn

Có nhiều biện pháp thanh lọc không khí cho bệnh nhân hen suyễn, sau đây bài viết xin gợi ý những biện pháp dễ thực hiện ngay chính căn nhà của bạn:

Vệ sinh nhà ở thường xuyên: Thói quen vệ sinh không gian sống giúp loại bỏ đi lượng bụi mịn, bụi gây hại trong không khí, hạn chế tình trạng ẩm mốc, sản sinh vi khuẩn gây bệnh.

Hạn chế nuôi chó, mèo: đối với bệnh nhân bị bệnh hen phế quản cần hạn chế tiếp xúc với các loại lông mèo, chó, động vật nuôi. Nếu có nuôi thì cần hút bụi 2 ngày/lần để lấy đi lượng lông rơi vãi trên sàn nhà, bề mặt giường ngủ, sofa…

Thay thế các sản phẩm có mùi hương hóa học bằng các sản phẩm mang hương thơm tự nhiên như: nước rửa chén, lau sàn có thành phần thảo mộc chanh sả, dầu gội, sữa tắm chiết xuất từ thiên nhiên.

Trồng nhiều cây xanh, cây xanh giúp thanh lọc không khí trong nhà vô cùng hiệu quả, tạo mỹ quan và bầu không khí trong lành.

Xông tinh dầu khử khuẩn để đem đến bầu không khí trong lành, tươi mát, thư giãn. Tuy nhiên, đối với người bị hen suyễn quá nhạy cảm với mùi hương, hoa cỏ thì nên cân nhắc cách làm này.

Đầu tư máy lọc không khí. Hiện nay, với kỹ thuật tiên tiến, hiện đại máy lọc không là một trợ thủ đắc lực giúp mọi nhà lọc sạch không khí, diệt các loại vi khuẩn gây bệnh, đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình đặc biệt là con trẻ, những đối tượng dễ bị hen suyễn.

Một số câu hỏi về bệnh hen suyễn:

Hen suyễn kiêng gì, hen suyễn uống thuốc gì?

Là một bệnh lý, bệnh nhân hen suyễn cũng cần xây dựng một chế đọ ăn uống, sinh hoạt phù hợp, đảm bảo nâng cao sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Đồng thời, một số loại đồ ăn và hoạt động nhất định người bị hen suyễn cần phải kiêng như:

  • Thực phẩm chứa nhiều calo như: thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, bánh kẹo có đường, nước có gas… Những loại thực phẩm này khiến cho tình trạng lên cơn hen dễ tái phát, đặc biệt, những người bị hen suyễn không được để cơ thể thừa cân, béo phì càng khiến khả năng hô hấp bị hạn chế, bệnh hen thêm nặng. Cắt bỏ các loại nước có nhiều đường và gas mà thay vào đó là nước điện giải, giúp cung cấp đầy đủ các loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Bổ sung một lượng trái cây tươi hoặc nước ép trái cây vừa đủ một ngày giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, tránh cho cơ thể bị cảm cúm, bệnh về hô hấp. Một số loại nước ép có lợi cho người hen suyễn như: nước ép cà rốt, nước ép táo, nước cam, chanh, mật ong. Giúp cải thiện chức năng phổi hoạt động tốt hơn, thanh lọc cơ thể, sát khuẩn cổ họng, tiêu đờm.
  • Chất kích thích như thuốc lá, rượu bia. Thuốc lá có thành phần Nicotin, khí CO, các chất độc hại gây ung thư, những loại chất này có khả năng kích thích thần kinh, ngoài ra còn khiến phế quản co thắt, tăng tiết dịch nhầy, tạo nên cơn hen suyễn cấp tính.
  • Thực phẩm dễ gây dị ứng: Tùy từng cơ địa sẽ có những loại thực phẩm không phù hợp gây dị ứng. Tình trạng dị ứng biểu hiện rất khác nhau, nghiêm trọng nhất là suy hô hấp, thở khó khăn. Chính vì vậy, người bị bệnh hen suyễn khi bị dị ứng thì tình trạng suy hô hấp, tắt nghẽn hô hấp còn nghiêm trọng hơn rất nhiều lần so với người khỏe mạnh bình thường, nếu không dùng thuốc hay đưa đến cơ sở y tế kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
  • Kiêng một số loại gia vị, chất tạo ngọt nhân tạo, chất bảo gia, phụ gia thực phẩm như: bột nêm, bột ngọt. Là những nguyên nhân âm thầm khiến cơn hen thêm nghiêm trọng và dễ tái phát hơn.
  • Hạn chế ở trong môi trường quá lạnh và hanh khô: Có thể nói không khí lạnh được xem là “kẻ thù không đội trời chung” với bệnh nhân bị hen phế quản cũng như các bệnh lý về hô hấp khác. Chính vì vậy, cần phải giữ ẩm cơ thể đặc biệt là phần cổ họng các bạn nhé.
  • Kiêng tiếp xúc với lông chó, mèo, thú nuôi hoặc các loại vật dụng sử dụng lông nhân tạo
  • Hạn chế vận động mạnh, quá sức: Việc vận động quá sức khiến cho nhịp tim đập nhanh, có thể gây khó thở đối với người bị bệnh. Hãy tìm những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp để rèn luyện sức khỏe cũng như hạn chế cơn hen tái phát

Bệnh lý hen suyễn và các mẹo thanh lọc không khí ngăn hen suyễn

Để ổn định tình trạng bệnh, cũng như hạn chế tình trạng cơn hen tái phát hiện nay bệnh nhân bị hen suyễn có thể sử dụng thuốc uống, thuốc xịt tạm thời theo kê đơn từ bác sĩ. Chính vì vậy, khi có dấu hiệu xuất hiện bệnh hen suyễn, chúng ta không nên tự ý dùng thuốc chữa trị mà cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, kiểm tra tình trạng hô hấp của mình.

Hen suyễn có lây không?

Hen suyễn là bệnh mãn tính không lây như các loại bệnh lây nhiễm về đường hô hấp như: cảm cúm, cảm lạnh. Tuy nhiên, bệnh này có thể di truyền, nếu trong gia đình có người thân bị bệnh thì có thể con cháu cũng có thể bị hen suyễn.

Hen suyễn có chữa được không?

Hen suyễn là một căn bệnh mãn tính, nên không có phương pháp điều trị dứt điểm được bệnh. Nhưng vẫn có biện pháp ngăn chặn tính nguy hiểm của hen suyễn gây ra cho tính mạng con người nên hiện nay có rất nhiều cách ổn định bệnh, giảm triệu chứng khi xuất hiện cơn hen cấp tính, duy trì trạng thái hô hấp cho người bệnh và sự hồi phục bình thường của phổi. Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc uống, thuốc xịt ngắt cơn hen tạm thời, thuốc xông ngăn ngừa hen suyển để điều trị.

Bài viết mới