Hen suyễn là gì? Không chữa dứt điểm hậu quả về sau khó tưởng tượng

Tác giả: Nguyễn Lê Thanh Phương Đăng ngày: 28/12/2021 Lần cập nhập cuối: 28/12/2021

Với nhiều tác nhân gây ô nhiễm môi trường sống như hiện nay, tình trạng về bệnh hô hấp ngày càng tăng cao, trong đó bệnh hen suyễn được xem là căn bệnh mãn tính đáng quan tâm và phòng ngừa bởi mức độ ảnh hưởng, nguy hiểm của nó. Bệnh hen suyễn xuất hiện ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt phổ biến tại các quốc gia đang và kém phát triển do chất lượng môi trường còn khá hạn chế và biện pháp phòng chống bệnh hen suyễn còn chưa thật sự quan tâm. Bệnh hen suyễn tùy vào từng mức độ mà có thể gây ảnh hưởng đến đời sống con người, thậm chí gây tử vong. Vậy bệnh hen suyễn là gì? Có nguy hiểm không? thì hãy đọc bài viết sau nhé.

Hen suyễn là gì?

Hen suyễn là gì? Không chữa dứt điểm hậu quả về sau khó tưởng tượng

Hen suyễn là gì là một câu hỏi quen thuộc vì chúng ta nghe về căn bệnh này rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Hen suyễn là một bệnh lý về đường hô hấp, là bệnh mãn tính không lây nhiễm từ người sang người. Người bị mắc bệnh thường gặp khó khăn trong việc hô hấp, do ống thở của phổi bị thu hẹp hoặc tắt nghẽn, khi xuất hiện cơn hen suyễn, lớp niêm mạc của ống thở thường có triệu chứng sưng phù, nhiễm trùng, viêm, và dễ kích ứng. Hen suyễn còn có tên gọi khác là bệnh hen phế quản.

Dấu hiệu của bệnh hen suyễn là gì?

Hen suyễn là gì? Và dấu hiệu của bệnh hen suyễn sẽ được trình bày như sau:

Những dấu hiệu sau đây cảnh báo có thể bạn mắc bệnh hen suyễn cần đi khám ngay:

Ho nhiều, ho dai dẳng, uống thuốc rồi mà vẫn không hết bệnh, đặc biệt hay ho nhiều vào ban đêm

Ho nhiều khi vận động mạnh, lao động nặng nhọc.

Ho nhiều khi tiếp xúc với không khí lạnh, biến đổi thời tiết, trời chuyển mùa

Âm thanh khò khè phát ra từ mũi khi hô hấp.

Hen suyễn là gì? Không chữa dứt điểm hậu quả về sau khó tưởng tượng

Triệu chứng hen suyễn là gì?

Hen suyễn là gì? Và triệu chứng của hen suyễn sẽ được giải đáp như sau:

Triệu chứng của hen suyễn thường hay bị nhầm lẫn với các loại bệnh khác như ho do cảm cúm, lao phổi, viêm phế quản, giãn phế quản…Tuy nhiên bệnh vẫn có những triệu chứng đặc trưng riêng như:

Thở khò khè: đây là dạng âm thanh phổ biến và dễ chẩn đoán nhất của người bị bệnh hen suyễn, nghe như tiếng rít phát ra từ mũi. Do ảnh hưởng trực tiếp đến đường thở, khiến cho luồng không khí đi qua ống thở bị viêm nhiễm, phù nề sẽ khó khăn hơn bình thường, từ đó tạo nên âm thành khò khè khi thở.

Thường thở nhanh, thở dốc, thở khó khăn, nặng nề hơn bình thường: người bị hen suyễn thường khó điều khiển được nhịp thở nên nhịp thở sẽ trở nên gấp gáp và khó khăn hơn. Đặc biệt đối với người tập luyện thể thao thì tình trạng điều khiển nhịp thở còn gặp nhiều trở ngại hơn

Ho nhiều, dai dẳng, tăng dần vào ban đêm: Ban đêm là khoảng thời gian nhiệt độ giảm xuống thấp, không khí lạnh sẽ khiến cho bệnh hen suyễn tái phát và người bệnh xuất hiện những cơn ho kéo dài

Khó thở, tức ngực

Thường xuất hiện nhiều cơn đau thắt ngực.

Ngáy to vào ban đêm.

Nguyên nhân bị hen suyễn là gì?

Tiếp xúc với các dị nguyên như:

Không khí độc, ô nhiễm, khói bụi từ các phương tiện giao thông, phương tiện sản xuất

Phấn hoa

Khói thuốc lá

Khói do đốt, um lá cây, rác thải

Mạt bụi: là một loại bọ kí sinh khắp nơi trên bề mặt đồ vật, chúng có kích thước nhỏ li ti như hạt bụi, có khả năng gây suy hô hấp nếu chúng ta hít phải hoặc kích ứng da

Lông chó, mèo, vật nuôi.

Các loại côn trùng, kí sinh, virus, các loại nấm mốc.

Không khí lạnh, khô, thất thường

Ngoài ra, bệnh hen suyễn còn xuất phát từ những nguyên nhân khác, mang tính nội tại trong cơ thể con người như: yếu tố di truyền từ nhiều thế hệ, trạng thái căng thẳng, stress quá độ, tập thể dục quá sức.

Hen suyễn có nguy hiểm không?

Sau khi đã trả lời cho câu hỏi hen suyễn là gì thì chúng ta cần tìm hiểu bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Hen suyễn có nhiều mức độ bệnh khác nhau, đối với tình trạng nhẹ sẽ xuất hiện các triệu chứng ho, ho có đờm, nặng hơn sẽ gây khó thở, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

Không chữa dứt điểm gây ra hậu quả nghiêm trọng

Việc chữa trị hen suyễn là điều vô cùng cần thiết. Bất kể độ tuổi nào cũng cần phải nhận thức sự nguy hiểm của căn bệnh mãn tính này và đưa ra những phương chữa trị kịp thời và hiệu quả. Việc để lâu có thể khiến cho tình trạng hen suyễn thêm trầm trọng, nhiễm trùng ống thanh quản, ống thở, tổn thương phổi. Và khi cơn hen xuất hiện, nếu không can thiệp bởi các biện pháp chữa trị tạm thời như thuốc uống, thuốc xịt sẽ khiến người bệnh bị ngạt thở dẫn đến tử vong, vô cùng nguy hiểm và cần cảnh giác bởi người bệnh và các thành viên trong gia đình khi có người bệnh hen suyễn. Đã có rất nhiều trường hợp tử vong do bệnh hen suyễn, nguyên nhân là lượng không khí không thể lưu thông vào trong ống thở do sự tắt nghẽn do suyễn

Cách chữa trị

Hen suyễn là gì và cách chữa trị sẽ được giải đáp như sau:

Hen suyễn là gì? Không chữa dứt điểm hậu quả về sau khó tưởng tượng

Hen suyễn là một căn bệnh mãn tính, nên không có phương pháp điều trị dứt điểm được bệnh. Nhưng vẫn có biện pháp ngăn chặn tính nguy hiểm của hen suyễn gây ra cho tính mạng con người nên hiện nay có rất nhiều cách ổn định bệnh, giảm triệu chứng khi xuất hiện cơn hen cấp tính, duy trì trạng thái hô hấp cho người bệnh và sự hồi phục bình thường của phổi. Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc uống, thuốc xịt ngắt cơn hen tạm thời, thuốc xông ngăn ngừa hen suyển để điều trị.

Ngoài ra, việc hạn chế tiếp xúc với những chất độc hại, tác nhân xấu từ môi trường cũng là một phương pháp điều trị đối với người bị bệnh hen suyễn:

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, loại bỏ những bụi bẩn, bụi mịn, lông chó, mèo, vật nuôi ra khỏi không gian sống của người bệnh

Trồng nhiều cây xanh có chức năng thanh lọc không khí, tạo ra nhiều oxi thuận lợi cho việc hô hấp

Trang bị những thiết bị hỗ trợ cho việc hô hấp như: máy lọc không khí với chức năng ngăn ngừa vi khuẩn, loại bỏ những chất độc hại có trong không khí, đem đến một môi trường sống thoáng đãng, lý tưởng và đảm bảo sức khỏe

Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, cắt giảm lượng đường bột, chất béo gây hại. Tránh các loại thức ăn gây dị ứng, hoặc chứa nhiều gia vị, chất tạo ngọt nhân tạo, chất phụ gia, chất bảo quản

Uống nhiều nước, nước điện giải cho cơ thể mỗi ngày.

Bài viết mới