Bệnh lỵ trực khuẩn không nên chủ quan. Lỵ trực khuẩn là bệnh như thế nào?

Tác giả: Bùi Hoài Thương Đăng ngày: 14/01/2022 Lần cập nhập cuối: 14/01/2022

Bệnh lỵ trực khuẩn hay còn gọi là bệnh lỵ trực trùng là một bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa. Nguyên nhân gây ra bệnh lỵ trực khuẩn là do trực khuẩn lỵ. Diễn biến của bệnh lỵ trực khuẩn khá lành tính, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, diễn biến của bệnh sẽ rất phức tạp và đe dạo đến tính mạng người bệnh. Vậy bệnh lỵ trực khuẩn là gì? Nguyên nhân cũng như con đường lây nhiễm của bệnh lỵ trực khuẩn.

Bệnh lỵ trực khuẩn không nên chủ quan. Lỵ trực khuẩn là bệnh như thế nào?

Bệnh lỵ trực khuẩn là gì

Bệnh lỵ trực khuẩn là một bệnh nhiễm khuẩn đường ruột do vi khuẩn có tên là Shigella gây ra. Bệnh có diễn biến khá lành tính, tỉ lệ ây ra tử vong thấp nhưng bệnh có khả năng dễ bùng phát thành dịch. Số lượng trường hợp mắc bệnh lỵ trực khuẩn này từng bị Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo khi mà số lượng ca mắc tăng cao, nhất là ở những quốc gia có khí hậu nhiệt đới hay những quốc gia kém phát triển. Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 14 triệu người mắc bệnh, trong đó có khoảng 600 nghìn ca tử vong. Việt Nam là một quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh cao với những chủng như S. flexneri và S. sonnei là những chủng gây bệnh thường gặp nhất hiện nay.

Thời gian căn bệnh này dễ bùng phát và gia tăng thường và mùa hè, thời tiết nắng nóng cũng với bão lũ, những con đường lây truyền bệnh phổ biến nhất là thông qua ăn uống, môi trường và tiếp xúc. Tình tới thời điểm hiện tại, chưa có thuốc đặc trị cũng như vacxin để phòng ngừa bệnh trực khuẩn lỵ. Người dân nên có những biện pháp chủ động phòng bệnh cũng như đến ngay những cơ sở y tế gần nhất nếu không may nhiễm bệnh.

Nguyên nhân gây bênh lỵ trực khuẩn

Có 3 nguyên nhân chính gây ra bệnh lỵ trực khuẩn như sau:

  • Nguồn nước bị ô nhiễm: Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng gay gắt, khí hậu thay đổi thất thường, thường xuyên xuất hiện những cơn bão lũ, cộng thêm những tác gây gây ô nhiễm như hiện nay, nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề, trở thành môi trường lý tưởng cho trực khuẩn lỵ phát sinh. Vô số các loại sinh vật từ rác thải, đất cát và bụi bẩn xâm nhập vào nguồn nước và tràn ra khắp nơi. Hàng tỷ trực khuẩn shigalle theo dòng nước o nhiễm đó xâm nhập vào các bể bơi, nhà cửa, khu vực công cộng,…gây ra bệnh lỵ trực khuẩn cho con người.
  • Tiếp xúc một cách trực tiếp với trực khuẩn lỵ : Sau khi thay tã lót cho em bé, nếu người chăm sóc em bé không sát khuẩn tay với xà phòng, cũng có khả năng bị nhiễm bệnh lỵ trực khuẩn.
  • Sử dụng phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn: Thông qua thực phẩm bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn shigalla có thể đi vòng trong cơ thể người. Nguyên nhân khiến cho thực phẩm bị nhiễm khuẩn có thể do thực phẩm được chế biến tại khu vực gần nguồn nước bị ô nhiễm hoặc do người chế biến thực phẩm là người bị mắc bệnh, nên truyền vi khuẩn vào trong thực phẩm.

Do hệ miễn dịch chưa được khỏe mạnh cũng như chưa có ý thức về việc giữ vệ sinh, đa phần bệnh trực khuẩn lỵ xuất hiện ở trẻ em từ 2 đến 4 tuổi. Những khu vực đông người như trường học, trường mầm non hay những nơi giữ trẻ tư nhâm không đảm bảo vệ sinh là những nơi bệnh thường xảy ra nhất. Những người thân trong gia đình có trẻ bị bệnh cũng có khả năng mắc bệnh cao. Ở những quốc gia kém phát triển, những khu vực không có nguồn nước đảm bảo vệ sinh, người dân thường bị mắc bệnh trực khuẩn lỵ và rất khó chữa.

Bệnh lỵ trực khuẩn không nên chủ quan. Lỵ trực khuẩn là bệnh như thế nào?

Con đường lây truyền bệnh lỵ trực khuẩn

 – Bệnh lỵ trực khuẩn có thể lây truyền bằng con đường trực tiếp từ ngày này sang người khác thông qua con đường ăn uống: Theo như các nghiên cứu, nguồn lây bệnh chính là những người mang vi khuẩn như người có bệnh lỵ mạn tính, người có bệnh lỵ cấp tính và người lành mang khuẩn. Nguồn lây nguy hiểm nhất là những người có bệnh lỵ cấp tính vì họ thải ra một lượng lớn những vi khuẩn qua phân trong thời gian bị bệnh. Người lành mang khuẩn là những người có chứa vi khuẩn những chưa phát triển thành bệnh, có thể do họ tiếp xúc với người bị bệnh và bàn tay bị nhiễm khuẩn. Những người đó cũng có thể là nguồn lây lan bệnh trong cộng đồng.

 – Bệnh lỵ trực khuẩn có thể lây truyền gián tiếp thông qua con đường tiêu hóa: Giống như bệnh thương hàn, bệnh lỵ trực khuẩn cũng có thể lây truyền thông qua con đường tiêu hóa. Người bình thường sử dụng phải những thực phẩm có chứa vi khuẩn lỵ trực khuẩn. Ngoài ra những côn trùng là động vật trung gian làm lây nhiễm bệnh như ruồi, nhặng, kiến, gián, thạch sùng,… Do sự tiếp xúc trực tiếp hay không trực tiếp giữa miệng và hậu môn nên quan hệ tính dục cũng có thể làm lây nhiễm bệnh.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh lỵ trực khuẩn

  • Đảm bảo việc ăn uống hợp vệ sinh, tốt nhất nên ăn chín, uống sôi, tìm hiểu rõ nguồn gốc của thực phẩm trước khi sử dụng,
  • Uống nước điện giải mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng cũng như bổ sung điện giải và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân, sát khuẩn tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Sử dụng nguồn nước đảm bảo vệ sinh, giữ vệ sinh nguồn nước công cộng. Sử dụng nước từ máy lọc nước để đảm bảo nguồn nước được sạch sẽ khỏi vi khuẩn cũng như các tạp chất mắt thường không nhìn thấy được.
  • Không phóng uế bừa bãi, xử lí phân, không được sử dụng phân tươi để bón rau, dùng nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn.
  • Khi phát hiện bản thân nhiễm bệnh, nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để nhận được sự hỗ trợ kịp thời của bác sĩ.

Bệnh lỵ trực khuẩn là một bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh và có khả năng bùng phát thành dịch bệnh rất lớn, tỉ lệ gây tử vong ở trẻ em cũng rất cao, nên mọi người cần có ý thức chủ động trong việc phòng tránh bệnh cũng như không tự ý sử dụng thuốc để điều trị tại nhà.

Bài viết mới