Căn bệnh nấm da thường gặp và cách phòng tránh hiệu quả nhất bạn nên biết

Tác giả: Lê Thị Ngọc Đăng ngày: 15/01/2022 Lần cập nhập cuối: 15/01/2022

Bệnh nấm da là một căn bệnh thường thấy ở nước ta với tỷ lệ mắc bệnh đáng kể (khoảng 30%) do khí hậu nước ta là nhiệt đới, thời tiết nóng ẩm – do đó là điều kiện thích hợp và thuận lợi cho các loại vi nấm phát triển và sinh sôi. Những loại nấm này sống ký sinh vào các vật chủ như động vật, thực vật, con người. Bệnh nấm da có nhiều con đường lây truyền thường là bị nhiễm từ bào tử nấm ở trong không khí và ở môi trường xung quanh, con người bị lây từ súc vật bị bệnh, lây từ người bệnh qua người lành… Nếu gia đình bạn có người bị nhiễm nấm thì khả năng cao các thành viên cũng bị nhiễm bởi dùng chung các đồ dùng cá nhân hay nằm chung giường.

1. Bệnh nấm da là gì?

1.1 Khái niệm

Bệnh nấm da hay còn gọi là bệnh hắc lào hay lác đồng tiền là một căn bệnh do loại vi nấm thuộc nhóm có tên dermatophytes gây ra, loại thường gặp nhất là microsporum, trychophyton, epidermophyton.

Bệnh nấm da - Loại bệnh thường gặp
Bệnh nấm da có thể xuất hiện ở các vị trí trên cơ thể chúng ta

1.2 Dấu hiệu, triệu chứng của nấm da

Bệnh có dấu hiệu tiêu biểu nhất đó là ngứa, nổi những nốt mẩn đỏ, mụn nước, vị trí bị nấm thường có hình dạng tròn như đồng tiền hoặc có hình bầu dục.

Người bệnh sẽ có cảm giác rất ngứa ngáy, khó chịu ở những vùng da bị tổn thương đó, có thể cả vào ban ngày lẫn ban đêm, đặc biệt là ngứa nhiều vào ban đêm hoặc khi thời tiết nóng bức, đổ nhiều mồ hôi…

Tình trạng nổi mẩn đỏ một vùng có ranh giới rõ, ở trên bề mặt xuất hiện những mụn nước li ti, thường tập trung ở xung quanh rìa của vùng nổi mận. Bệnh này có thể gặp ở các vị trí trên cơ thể và được gọi tên theo các vị trí bị bệnh đó như bệnh nấm da đầu, nấm chân, nấm tay, nấm móng…

Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời thì rất có khả năng lây sang các vị trí khác trên cơ thể, làm tăng mức độ tổn thương ở trên da, chàm hóa hoặc có thể dễ dàng lây bệnh sang cho mọi người xung quanh do tiếp xúc trực tiếp, lây qua quần áo. Đặc biệt, nếu để lâu bệnh sẽ trở thành mạn tính, nếu có khỏi cũng dễ tái phát lại, khó điều trị dứt điểm được.

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh nấm da

Bệnh nhiễm nấm trên da là do vi nấm gây nên và có khả năng lây nhiễm qua các con đường:

– Từ người bị bệnh lây cho người không bệnh

– Động vậy chứa vi nấm lây qua người

– Tiếp xúc trực tiếp với các vi nấm

– Đồ vật nhiễm nấm lây qua người

Những nguyên nhân có thể gây ra bệnh nấm đó là:

2.1 Do vệ sinh cá nhân không sạch sẽ

Các trường hợp sẽ mắc bệnh nếu không vệ sinh cá nhân cẩn thận, sạch sẽ như:

– Không chịu khó tắm rửa hàng ngày

– Không thường xuyên gội đầu

– Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ

– Tay chân bị bẩn sau khi ăn uống, đi vệ sinh mà không rửa

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể mắc nấm da do đổ mồ hôi hoặc da ẩm ướt như:

– Để đầu, tóc ướt đi ngủ

– Mặc quần áo, đồ lót quá chật, bó sát

– Không tắm rửa, thay quần áo khác sau khi vừa tập thể dục

– Đi chân đất ở những nơi có nhiều hóa chất độc hại, chất tẩy rửa

– Sử dụng hồ bơi, phòng tắm, nhà vệ sinh công cộng ẩm ướt, không vệ sinh

– Mặc quần áo ẩm ướt, chưa được phơi khô ráo

2.2 Do da thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất

Những đối tượng bị nhiễm nấm thường là người có hệ miễn dịch yếu. Nếu phải thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại, chất tẩy rửa có trong nước rửa chén, dầu gội, thuốc nhuộm, nước giặt, nước tẩy rửa… mà không rửa sạch lại, lau khô và dưỡng ẩm da tay sau khi sử dụng. Đó là những điều kiện lý tưởng để vi nấm sinh trường.

Ngoài ra, nếu đang bị nhiễm nấm mà thường xuyên tiếp xúc với những sản phẩm đó cũng khiến tình trạng bệnh nặng hơn và lâu khỏi hơn.

2.3 Do dùng chung với đồ dùng và vật dụng với người đang mắc bệnh

Vi khuẩn nấm có khả năng bám trên các đồ dùng cá nhân, vật dụng và lây sang người khác. Do vậy cần dùng riêng những vật dụng và nên tránh xa mọi người đến khi khỏi hẳn bệnh.

2.4 Do tiếp xúc với thú cưng, vật nuôi trong nhà

Vi nấm cũng có thể sống ký sinh trên cơ thể vật nuôi trong nhà bạn như chó, mèo… Vì vậy, nếu chúng bị nhiễm bệnh mà bạn tiếp xúc hàng ngày thì khả năng rất cao bạn sẽ bị nhiễm bệnh từ chúng.

2.5 Do tiếp xúc với vị trí nhiễm nấm của người bệnh

Nếu bạn sống tập thể, dùng chung chăn, gối, màn… với người bệnh nấm da hay tiếp xúc với người bệnh qua hoạt động chơi thể thao, sinh hoạt hàng ngày thì cũng khả năng cao sẽ bị nhiễm bệnh.

2.6 Do sống ở trong môi trường nhiệt đới, nóng ẩm

Môi trường khí hậu nhiệt đới nước ta là khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm nên dễ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm sinh sôi và phát triển.

2.7 Do suy giảm miễn dịch

Những người có hệ miễn dịch yếu hay người bị suy giảm miễn dịch dễ có khả năng mắc các bệnh về da do các chức năng bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và các mối đe dọa khác bị suy giảm. Vì vậy, đây cũng là đối tượng có khả năng cao mắc bệnh nhiễm nấm.

3. Bệnh nấm da ở trẻ em

Trẻ nhỏ là một trong những đối tượng dễ mắc nấm da, có thể là do dùng chung với vật dụng của trẻ mang bệnh, uống thuốc kháng sinh. Đặc biệt trẻ em là đối tượng có hệ miễn dịch yếu, hay bị rối loạn nên có nguy cơ mắc bệnh cao. Ở trẻ cũng có nhiều bệnh nấm ở các vị trí trên cơ thể, thường gặp là những bệnh sau:

– Bệnh nấm da chân: có các triệu chứng da khô nứt, đỏ và ngứa ở giữa các ngón chân.

– Ngứa bẹn, đùi trên

– Hắc lào: triệu chứng là nổi mẩn đỏ, ngứa, xung quanh có mụn nước li ti,…

Bệnh nấm da - Loại bệnh thường gặp
Cần vệ sinh cho trẻ sạch sẽ và lau khô để tránh bị nhiễm nấm da

4. Cách phòng tránh bệnh nấm da

Nguyên nhân chủ yếu bị bệnh nấm da là do sống trong môi trường vệ sinh không đảm bảo, nhiệt độ nóng bức, người đổ ra nhiều mồ hôi; ít vệ sinh, tắm giặt. Do vậy, việc phòng bệnh đầu tiên là phải bắt đầu lối sống sạch sẽ, tắm gội, vệ sinh chăn màn, giặt giũ quần áo thường xuyên

Bên cạnh đó cũng cần giữ gìn sức khỏe thật tốt, tăng cường hệ miễn dịch để tránh bị nhiễm bệnh:

– Thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học: nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, vitamin E, vitamin C như các loại rau, củ, quả, các loại hạt ngũ cốc, nguyên cám; thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn như sữa chua; nấm, tỏi…; bổ sung nhiều khoáng chất bằng việc uống nước điện giải, nước ép trái cây… Ngoài ra bẹn cũng cần hạn chế các loại đồ uống có cồn như rượu, bia; tránh hút thuốc lá, các chất kích thích.

– Kiểm soát những căng thẳng và tập thói quen ngủ sớm: Cần cân bằng cuộc sống, công việc để tránh những stress và nên đi ngủ sớm để da khỏe mạnh, bảo vệ sức khỏe.

– Tập thể dục: nên dành ít nhất 30 phút để giảm stress và tăng cường sức khỏe, năng lượng để cơ thể có sức đề kháng tốt, chống lại bệnh tật.

Đối với những người đang bị bệnh cần điều trị:

– Cần tuân thủ cách điều trị bệnh nấm da theo chỉ định của bác sĩ điều trị

Khi bị bệnh, cần dùng đúng loại thuốc theo đúng chỉ định về loại thuốc cũng như liệu trình của bác sĩ.Các bác sĩ có thể chỉ định dùng các loại thuốc bôi ngoài da dạng kem, thuốc mỡ bôi da, bột trị nấm tùy trường hợp bệnh.

Đối với những trường hợp nặng hơn, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc uống cho người bệnh và kết hợp dùng kem bôi ngoài da để thoa.

Khi được chỉ định dùng thuốc thì nên thực hiện đúng để bệnh nhanh được chữa khỏi và không tái phát lại.

– Kiểm soát tình trạng bệnh qua lối sống hàng ngày

Một lối sống lành mạnh và quá trình chăm sóc cá nhân cẩn thận đóng vai trò rất quan trong trong việc điều trị bệnh.

Điều này còn giúp bệnh không tái phát sau này. Cần lưu ý:

+ Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ để không nhiễm nấm da: Nên tắm rửa hàng ngày, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, khô ráo sau khi ăn uống và đi vệ sinh, để cơ thể luôn được thoáng mát, tránh môi trường ẩm ướt. Nếu có hoạt động thể thao thì cần thay quần áo, đồ tập và giặt đồ cẩn thận, phơi dưới nắng trực tiếp cũng giúp hạn chế nấm phát triển.

+ Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thực vật: Nên hạn chế sử dụng những sản phẩm có chứa hóa chất, chất tẩy rửa mạnh, mùi hương độc hại.

+ Không dùng đồ chung với mọi người: nên sử dụng đồ dùng cá nhân mình và không dùng chung, chia sẻ đồ dùng với người khác để tránh tình trạng lây lan bệnh.

+ Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ: nên giữ nhà cửa khô thoáng, sạch sẽ đặc biệt là phòng tắm, phòng ngủ để ngăn cho các loại vi nấm phát triển.

Bài viết mới