Bệnh tả có thực sự nguy hiểm không? Nguyên nhân khiến bạn mắc phải bệnh tả?

Tác giả: Phan Thị Linh Chi Đăng ngày: 15/01/2022 Lần cập nhập cuối: 15/01/2022

Bệnh tả là một bệnh truyền nhiễm cấp tính bởi phẩy khuẩn tả gây nên, dễ bùng phát thành dịch bệnh, bệnh này gây nên tiêu chảy và mất nước. Nếu bạn đang quan tâm về bệnh tả hay theo dõi bài viết dưới đây.

 Bệnh tả

Bệnh tả là gì?

Bệnh tả là bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn Vibrio Cholerae gây nên. Bệnh tả chủ yếu có biểu hiện như nôn mửa, mất nước và tiêu chảy, khi điện giải không được điều trị đúng lúc thì sẽ gây nên tử vong do trụy tim mạch và kiệt sức.

Đặc điểm của bệnh tả

 Bệnh tả

Những biểu hiện thường gặp của bệnh tả

Phần lớn, mọi người thường sẽ không biết là mình bị bệnh hay không người nhiễm bệnh khi tiếp xúc với vi khuẩn. Nhưng vi khuẩn tả sẽ còn trong phân 7 đến 14 ngày nên chúng ta vẫn có thể lây nhiễm sang người khác thông qua nước bẩn. Với những trường hợp nhẹ và trung bình thì bệnh tả phần lớn khó có thể phân biệt với các bệnh cũng gây nên tiêu chảy.

Có khoảng 1 trong số 10 người bị nhiễm vi khuẩn xuất hiện những biểu hiện và triệu chứng của bệnh dịch tả điển hình, thường trong vòng một vài ngày sau nhiễm.

Những biểu hiện của nhiễm trùng bệnh tả gồm:

  • Tiêu chảy
  • Ói mửa và buồn nôn
  • Mất nước
  • Người mất cân bằng điện giải: Điển hình là chuột rút. Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời thì việc sốc do mất nước có thể gây nên tử vong đột ngột.
  • Thay đổi tri giác
  • Động kinh
  • Hôn mê

Bạn có thể sẽ gặp các biểu hiện khác khác. Nhưng nếu bạn có bất kỳ thắc mắc về các biểu hiện bệnh hãy tham khảo ý kín y bác sĩ.

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Đối với các nước phát triển thì nguy cơ mắc bệnh tả là không cao ngay cả nếu bạn đang nằm trong vùng dịch đi chăng nữa thì bạn chỉ cần làm theo các khuyến nghị an toàn thực phẩm, khả năng nhiễm bệnh cũng sẽ không cao. Trường hợp bạn bị tiêu chảy nghiêm trọng sau khi đi đến khu vực có dịch tả bùng phát hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Trong trường hợp bạn bị tiêu chảy thì đặc biệt là tiêu chảy nặng hay bạn nghĩ rằng mình tiếp xúc với bệnh tả, bạn nên đi khám ngay lập tức bởi tình trạng mất nước nặng có thể dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân gây nên bệnh tả

Nguyên nhân gây nên bệnh tả

Các nguyên nhân nào gây nên bệnh tả?

DO vi khuẩn tả Vibrio cholerae chính là nguyên nhân gây nên bệnh tả. Nhưng, độc tố vi khuẩn này do vi khuẩn tả sản sinh ở trong ruột non chính là nguyên nhân chính nhất gây nên bệnh. Độc tố này liên kết với thành ruột và cản trở dòng chảy bình thường cua clorua và natri làm cho cơ thể tiết ra một lượng lớn nước khổng lồ dẫn đến bị tiêu chảy và nhanh chóng mất một lượng lớn điện giải và nước.

Bên cạnh đó, nguồn nước ô nhiễm cũng chính là nguồn bệnh của bệnh tả. Ngoài ra còn trái cây tươi sống, rau ccur quả và những loại thực phẩm khác cũng có chứa nhiều vi khuẩn cholerae.

Những ai có nguy cơ mắc phải bệnh tả

Những người mắc bệnh tả cực kỳ phổ biến ở nhiều nơi có điều kiện vệ sinh không được cao, đông đúc, nạn đói và chiến tranh. Bệnh dịch tả thường được xuất hiện nhiều hơn ở trẻ nhỏ. Bạn nên đề phòng bệnh bằng nhiều cách giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Hay tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết thêm thông tin.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ gây nên bệnh tả?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây nên bệnh tả ví dụ như:

  • Điều kiện vệ sinh kém
  • Sống ở những nơi khu vực trại tị nạn các nước nghèo và khu vực bị tàn phá bởi nạn đói, thiên tai hay chiến tranh
  • Giảm hay không có axit dạ dày
  • Người có nhóm máu O

Bệnh tả lây qua đường nào

 Bệnh tả

Bệnh tả lây qua con đường chủ yếu là qua nguồn thức ăn hay nguồn nước bị nhiễm khuẩn. Với các nước phát triển hải sản có thể coi là nguyên nhân chính, với các nước đang phát triển con đường truyền bệnh chủ yếu từ nguồn nước. Bên cạnh đó con người bệnh tả chỉ được tìm thấy ở trên hai nhóm động vật khác là: phiêu sinh và động vật có vỏ cứng.

Điều trị bệnh hiệu quả

Các thông tin được cung cấp không thể nào thay thế được cho lời khuyên của các chuyên gia y tế cho nên để tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các y bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để chẩn đoán bệnh tả?

Cách duy nhất dùng đẻ chẩn đoán bệnh là xác định vi khuẩn tả trong mẫu phân. Bên cạnh đó các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh nhanh nếu như bạn đang ở trong vùng dịch tả và có các biểu hiện tiêu chảy nặng.

Người bệnh có thể sử dụng que kiểm tra vi khuẩn tả để có kết quả nhanh chóng và tiện lợi, giúp bác sĩ ở vùng sâu vùng xa và chẩn đoán sớm bệnh tả. Khi xác định được bệnh nhanh hơn cũng sẽ giúp bạn giảm tỷ lệ tử vong dịch tả bắt đầu và giúp cho y tế can thiệp điều trị bệnh kịp thời.

Các phương pháp nào dùng điều trị bệnh tả?

Bạn nên điều trị bệnh tả ngay lập tức bởi vì bệnh có thể gây nên tử vong trong vòng 1-2 giờ. Các phương pháp điều trị bệnh gồm:

  • Bù ước: Bạn có thể sử dụng nước điện giải để thay thế cho nước và những chất điện giải bằng các loại dịch qua đường uống. Những loại dung dịch này có thể ở dạng bột và có thể được hòa tan với nước sôi hay nước đóng chai rồi sử dụng. Nếu bạn không bù đủ nước thì nguy cơ tử vong là khá cao. Nếu được điều trị bệnh kịp thời thì số người chết giảm xuống dưới 1%.
  • Dịch truyền tĩnh mạch: Phần lớn biểu hiện sẽ giảm nếu như được bù nước bằng đường uống nhưng nếu người bệnh mất nước nghiêm trọng thì các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân truyền tĩnh mạch.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh: Sẽ không cần thiết cho việc điều trị bệnh tả những với một số loại thuốc sau thì có thể làm giảm thời gian và số lượng của bệnh tiêu chảy.
  • Bổ sung kẽm: Nghiên cứu chỉ ra rằng kẽm có khả năng làm giảm và rút ngắn thời gian tiêu chảy ở trẻ mắc bệnh tả.
  • Chế độ sinh hoạt hợp lí
  • Các thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế được bệnh tả?

Bạn có thể kiểm soát bệnh khi áp dụng những biện pháp sau đây:

  • Hãy rửa tay bằng xà phòng và nước thường xuyên, đặc biệt là sau khi chế biến thức ăn và đi vệ sinh. Thoa xà phòng ít nhất 15s trước khi xả nước. Trong trường hợp xà phòng và nước không có sẵn bạn có thể sử dụng các chất khử trùng tay có cồn.
  • Hãy chỉ nên sử dụng nước uống đóng chai và nước đun sôi hay khử trùng. Nên dùng nước đóng chai để đánh răng. Phần lớn đồ uống đóng chai an toàn, nhưng bạn cần rauwr kỹ bên ngoài trước khi sử dụng chúng.
  • Nên các thực phẩm còn nóng và được nấu chín, nếu bạn có thể hãy tránh các thực phẩm bán hàng rong. Nếu phải mua thức ăn từ ngoài bạn hãy quan sát xem thức ăn có được nấu chín hoàn toàn hay không và khi ăn chúng còn nóng không.
  • Hạn chế ăn sushi và các món chưa được chế biến kĩ.
  • Hãy gọt vỏ trái cây và rau quả trước khi ăn.
  • Hãy cảnh giác với các thực phẩm từ sữa gồm cả sữa chua tiệt trùng và kem.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy đến bệnh viện để được thăm khám ý kiến của các y bác sĩ tư vấn và hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Cách đề phòng bệnh tả việc quan trọng nhất là chúng ta cần chăm sóc sức khỏe nên giữ sạch sẽ vệ sinh môi trường sống. Đặc biệt hơn là môi trường nước. Hãy luôn dùng nước sạch khuẩn để đun nấu và uống. Tránh uống nước trực tiếp nếu chưa được xử lý. Nên đun nước sôi trường khi uống. Cho nên máy lọc nước chính là sự lựa chọn vô cùng cần thiết cho mỗi gia đình. Hiện nay với công nghệ hiện đại và nhiều tính năng vượt trội thì khả năng xử lý nước. Không những loại bỏ được cặn bẩn, vi sinh vật và kim loại nặng ở trong nước. Máy lọc nước còn giúp loại bỏ được hoàn toàn vi khuẩn trong nước. Giúp đưa lại một nguồn nước sạch sẽ và an toàn sức khỏe của tất cả mọi người trong gia đình.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích về bệnh tả đến bạn.

Bài viết mới