Bệnh thương hàn ở gà có gì nguy hiểm? Bệnh thương hàn ở gà là bệnh gì?
Bệnh Salmonellosis trên gà ( hay còn gọi là bệnh thương hàn ở gà hoặc bệnh bạch lỵ) là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính. Vi khuẩn mang tên Salmonella gallinarum pullorum là nguyên nhân gây lên bệnh thương hàn ở gà . Tốc độ lây lan của căn bệnh này rất nhanh chóng khiễn cho người chăn nuôi chịu những thiệt hại nặng nề. Vậy bệnh thương hàn ở gà là gì ? Đâu là những nguyên nhân gây ra bệnh thương hàn ở gà ?
Bệnh thương hàn ở gà là gì?
Vi khuẩn salmonella có rất nhiều chúng loại, nhưng trong đó có 3 chủng loại chính gây ra bệnh thương hàn ở gà :
- Chủng loại vi khuẩn gây bệnh thương hàn trên gà lớn và gà con là Salmonella gallinarum.
- Chủng loại vi khuẩn gây bệnh phó thương hàn trên gà con và gà lớn là Salmonella typhimurium.
- Chủng loại vi khuẩn gây bệnh bạch lỵ trên gà con 3 tuần tuổi là Salmonella pullorum.
Trong những căn bệnh nêu trên, bệnh thương hàn ở gà thuộc loại bệnh nguy hiểm. Tốc độ gây thiệt hại của bệnh rất nhanh, lây lan nhanh. Vì những lí do trên, người chăn nuôi cần hiểu về bệnh và có phương án phòng bệnh sớm, hiệu quả.
Bệnh thương hàn ở gà (trên gà lớn và gà con) là một bệnh nhiễm trùng toàn thân cấp tính. Mầm bệnh có thể xâm nhập vào cả trứng và có tốc độ lây lan rất nhanh. Đặc trưng cơ bản nhất của bệnh thương hàn ở gà là tiêu chảy phân trắng và có tỷ lệ tử vong cao. Sau khi gà nở khoảng 7-10 ngày, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong tăng cao.
Những biểu hiện dễ nhận thấy sau khi gà con mắc bệnh như ủ rũ, gật gù, chậm lớn và đặc biệt là dính phân bết lại ở vùng lông xung quanh hậu môn.
Trong điều kiện môi trường khí hậu ôn hòa, Salmonella có sức đề kháng khá cao và thời giancó thể tồn tại lên tới nhiều tháng liền. Tuy vậy, những chất sát trùng như formaldehyde trong lò ấp có thể tiêu diệt được loại vi khuẩn Salmonella.
Xuất hiện các điểm hoại tử đốm trắng trên các cơ quan nội tạng như:mề, phổi, gan, tim ruột và phúc mạc là bệnh tích điển hình của bệnh do Salmonella gây ra.
Nguyên nhân gây bệnh thương hàn ở gà
Nguyên nhân chính gây ra bệnh thương hàn ở gà là vi khuẩn Samonella. Có hai phương thức lây truyền bệnh do Samonella :
- Phương thức truyền dọc (từ mẹ sang con): Từ buồng trứng vi khuẩn Samonella xâm nhập vào phôi hoặc từ lỗ huyệt vi khuẩn Samonella lây lan qua vỏ trứng, rồi lây truyền vi khuẩn cho gà con sau khi vào trong máy ấp trứng.
- Phương thức truyền ngang (giữa các con gà trong đàn): Gà con ấp cùng máy bị lây truyền từ gà con mới nở trong máy ấp bị nhiễm bệnh; hoặc vật mang trùng là gà bệnh hay gà sống sót sau khi bị bệnh làm lây lan cho những con khác. Quá trình lây truyền ngang có thể xảy ra thông qua hai phương thức : phương thức tiếp xúc trực tiếp với cá thể bệnh hoặc phương thức gián tiếp thông qua tiếp xúc với nước uống, thức ăn, chất thải (phân) hay dụng cụ chăn nuôi mang mầm bệnh. Trong đó, lây nhiễm qua phân chứa mầm bệnh là quan trọng nhất.
Cách phòng tránh bệnh thương hàn ở gàMột số biện pháp phòng tránh bệnh thương hàn ở gà :
- Đối với môi trường, làm sạch và hạn chế tối đa mầm bệnh.
- Đối với vật nuôi: tăng cường sức để kháng cho vật nuôi để vật nuôi có thể chống chọi với bệnh tật.
- Sử dụng thuốc và vacxin(nếu có) để chủ động phòng bệnh.
- Giữ vệ sinh chuồng trại chăn nuôi hằng ngày: Rửa dọng chuồng trại và dụng cụ thường xuyên, không để tích tụ các chất thải của vật nuôi.
- Tùy vào điều kiện dịch tễ cũng như khu vực chăn nuôi ở từng vùng, phun khử trùng từ 1 đến 2 lần/ tuần.
- Đảm bảo môi trường cũng như khí hậu đáp ứng được những điều kiện sau: Khí hậu không được quá nóng hoặc quá lạnh, môi trường không được quá ẩm thấp, chuồng trại không được quá bẩn, nguồn nước phải được cung cấp đầy đủ và đảm bảo vệ sinh,…
- Tùy vào từng giai đoạn phát triển cũng như chủng loại gà khác nhau mà có những có chế chăn nuôi hợp lý.
- Ngoài ra, các chủ hộ chăn nuôi nên trộn thêm thuốc kháng sinh vào thức ăn hoặc nước uống của vật nuôi do Việt Nam là một đất nước có khá nhiều nguồn bệnh tiềm ẩn. Lựa chọn những loại kháng sinh phù hợp với từng điều kiện của khu vực, từng giai đoạn phát triển của vật nuôi cũng như từng chủng loại của vật nuôi.
- Cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có loại vacxin nào phù hợp để điều trị hiệu quả bệnh thương hàn ở gà.
- Khi phát hiện trong đàn vật nuôi của mình có một con gà bị nhiễm bệnh, phải nhanh chóng cách ly những con gà đó tại một khu riêng, cách ly khỏi những con gà khỏe mạnh trong đàn. Sau khi cách ly gà bị bệnh, chủ hộ chăn nuôi cần phải khử trùng chuồng trại và những khu vực có liên quan đến mầm bệnh thương hàn phát sinh. Bổ sung vitamin tổng hợp, vitamin K, men tiêu hóa trong thức ăn để hỗ trợ quá trình tiêu hóa của gà cũng như tăng sức đề kháng cho vật nuôi.
Chủ hộ chăn nuôi cũng như người tiêu dùng cũng có khả năng bị ngộ độc hoặc nhiễm bệnh thương hàn nếu như dùng nguồn nước chứa vi khuẩn bị lây từ khi chăn nuôi hay sử dụng trúng những thực phẩm làm từ con vật có chứa mầm bệnh. Cần nâng cao sức đề kháng của bản thân để có thể hỗ trợ việc chiến đấu với những căn bệnh như vậy. Tìm hiểu rõ nguồn gốc của thực phẩm trước khi sử dụng. Xây dựng lối sống, cách ăn uống sinh hoạt khỏe mạnh, khoa học. Sử dụng nước điện giải hằng ngày để nâng cao sức đề kháng cũng như bổ sung cho cơ thể các khoáng chất cần thiết. Dùng nguồn nước từ máy lọc nước để đảm bảo tính vệ sinh của nguồn nước.