Bệnh ung thư phổi nguy hiểm nhưng chưa bao giờ là dấu chấm hết
Một trong những bệnh ung thư phổ biến, khó phát hiện trong những giai đoạn đầu của bệnh và gây tỷ lệ tử vong cao chính là bệnh ung thư phổi. Tại nước ta, ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm đứng thứ hai ở cả nam và nữ , sau ung thư gan. Vậy ung thư phổi là gì? Sự nguy hiểm của căn bệnh ung thư phổi cao đến đâu? Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin liên quan đến vấn đề này.
Bệnh ung thư phổi có chữa được không?
Ung thư phổi là một trong những căn bệnh ung thư rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến sức khỏe và tính mạng người bệnh bất cứ lúc nào. Có thể chữa được căn bệnh này hay không còn phụ thuộc vào thời điểm phát hiện ra bệnh trạng cũng như tổng qua sức khỏe của người bệnh.
Theo các chuyên gia y tế cho biết, Nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu của bệnh bởi những lí do như khích thước khối u còn nhỏ, khối u chưa di căn hay xâm lấn đến các mô lân cận, tỷ lệ người bệnh điều trị thành công sẽ lớn hơn. Khi điều trị ở giai đoạn này, chi phí điều trị sẽ đỡ tốn kém, thời gian điều trị sẽ ngắn hơn, khả năng điều trị thành công cao hơn và cơ hội sống sót cũng sẽ lơn hơn.
Do đó, việc điều trị ung thư phổi sớm rất quan trọng. Nếu thấy những dấu hiệu nghi ngờ bản thân bị mắc ung thư phổi, hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín trong thời gian sớm nhất để được hỗ trợ điều trị và can thiệp kịp thời. Tránh để thời gian lâu, bệnh tình chuyển biến nặng, điều trị sẽ phức tạp và khó khăn hơn.
Tại sao câu hỏi: Bệnh ung thư phổi có chữa được không ? lại được nhiều người thắc mắc. Nó nguy hiểm như thế nào ?
Ung thư phổi là một căn bệnh nguy hiểm và rất khó điều trị, nhất là khi không phát hiện kịp thời và bệnh trạng đã trở nên nặng. Ở Việt Nam, cứ một triệu người được đưa tới bệnh viện vì ung thư phổi thì có tới 62% ca bệnh không còn khả năng căn thiệp bằng phương pháp phẫu thuật. Đa số mọi ngươi mắc bệnh không phát hiện ra sớm do trong những giai đoạn đầu của bệnh, thường không có triệu chứng rõ ràng, có nhiều triệu chứng khá phổ biến dễ khiến chúng ta lầm tưởng sang các bệnh lý về đường hô hấp thông thường khác.
Và bạn biết không ? Càng phát hiện ra bệnh ở những giai đoạn sau thì cơ hội chữa bệnh càng trở nên khó khăn hơn, nhất là vào giai đoạn cuối của bệnh khi mà các tế bào ung thư đã di căn sang các mô lân cận hay thậm chí là những cơ quan ở xa.
Ở những giai đoạn này, các tế bào ung thư xâm lấn đến những cơ qua khác trong cơ thể và gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe của người bệnh. Những cơn đau hay những rối loạn trầm trọng của cơ thể như : ho ra máu, sốt cao, đau tức ngực,…có thể hành hạ người bệnh bất cứ thời điểm nào. Do vậy, khi mà người bệnh đã bước sáng những giai đoạn này, mục đích điều trị cho người bệnh chỉ là kéo dài thời gian sống, giảm những triệu chứng mà người bệnh gặp phải.
Tuy nhiên, khi bước sang những giai đoạn này, người bệnh không nên từ bỏ việc điều trị. Các cụ xưa đã dạy ” còn nước còn tát”, “chỉ cần còn núi xanh, lo gì không có củi đốt”, dù chỉ có một tia hy vọng nhỏ, các bạn cũng không nên từ bỏ cơ hội được sống, ay cố gắng chiến đấu hết mình với căn bệnh quái ác này.
Các biện pháp tăng hiệu quả điều trị bệnh ung thư phổi
Ăn uống lành mạnh
Bệnh nhân ung thư phải đối mặt với rất nhiều vấn đề nghiêm trọn về sức khỏe, khiến cho cơ thể ngày càng suy yếu, chính vì thế, chế độ dinh dưỡng đối với bệnh nhân ung thư vô cùng quan trọng. Một thức đơn dinh dưỡng hoàn chỉnh sẽ góp phần tăng cường sức đề kháng cũng như hiệu qua trong quá trình điều trị.
Để có thể bảo vệ cũng như nâng cao sức khỏe cho bản tân mình, người bệnh cần tuân theo một chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học. Các thực phẩm bổ sung vào trong cơ thể cần phải đầy đủ các nhóm chất: đạm – bột – đường – chất béo – vitamin – khoáng chất. Xây dựng một chế độ ăn uống nhiều cá, rau, ít thịt, uống nhiều nước, vận động, tập thể dục thể thao hợp lý,…. giúp cơ thể nâng cao sức khỏe để chiến đấu với bệnh ung thư chứ không phải “dinh dưỡng làm khối u phát triển” như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Phần lớn bệnh nhân ung thư đều có cảm giác chán ăn, mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn, nguyên nhân không chỉ do những triệu chứng của căn bệnh này hành hạ cơ thể người bệnh mà còn do những ảnh hưởng của các phương pháp điều trị khiến cơ thể trở nên mệt mỏi. Để giảm những điều trên, người bệnh nên :
- Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Chia các bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để tránh người bệnh có cảm giác quá no.
- Uống nhiều nước
- Hạn chế đồ ăn quá cay hoặc quá lạnh, đồ ăn cứng.
- Tránh ăn nhiều thức ăn dầu mỡ.
- Sử dụng nước điện giải để bổ sung khoáng chất cho cơ thể cũng như nâng cao khả năng tự miễn dịch của bản thân.
Nên mua máy lọc không khí
Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, nâng cao chất lượng môi trường sống cũng là một trong những biện pháp hiệu quả trong việc tăng hiệu quả của quá trình điều trị bệnh.
Khi bị các bệnh lý về phổi, đặc biệt là ung thư phổi, khiến cho phổi đã chịu những áp lực và tổn thương nặng nề, ảnh hưởng đến nhiệm vụ trao đối không khí của phổi. Làm trong sạch bầu không khí cũng là một việc góp phần vào bảo vệ lá phổi yếu ớt của những người bệnh. Máy lọc không khí không chỉ có thể tiêu diệt hết vi khuẩn mà còn có thể loại bỏ các loại bụi cũng như mùi hôi khó chịu trong khí. Nên đầu tư một chiếc máy lọc không khí để nâng cao chất lượng không gian sống của người bệnh.