Bị đau mắt đỏ có lây không? Nên làm gì để không lây sang người xung quanh

Tác giả: Bùi Hoài Thương Đăng ngày: 24/01/2022 Lần cập nhập cuối: 24/01/2022

Bệnh đau mắt đỏ không còn là căn bệnh xa lạ với mỗi người trong chúng ta, nó đã trở thành một căn bệnh rất phổ biến khi từng trở thành một đại dịch trên diện rộng ở nước ta. Đau mắt đỏ là một bệnh lý truyền nhiễm có nguyên nhân từ vi khuẩn và virus nên có tốc độ lây lan từ người này sang người khác rất nhanh. Vậy bệnh đau mắt đỏ lây qua những đường nào? Lây như thế nào? Phải làm sao để đau mắt đỏ không lây sang người xung quanh?

Bị đau mắt đỏ có lây không? Nên làm gì để không lây sang người xung quanh

Đau mắt đỏ lây qua đường nào? Lây như thế nào?

Tùy thuộc vào tác nhân gây ra đau mắt đỏ( hay chính là bệnh viêm kết mạc) mà bệnh sẽ có tính lây lan cũng như con đường lây lan khác nhau. Bệnh viêm kết mạc có 4 nguyên nhân gây ra bệnh là nhiễm bệnh do virus, nhiễm bệnh do vi khuẩn, nhiễm bệnh do các chất gây dị ứng và nhiễm bệnh do các chất kích thích. Bệnh đau mắt đỏ thuộc thể loại nhiễm bệnh do vi khuẩn thường có những biểu hiện đặc trưng như đỏ mắt và chất tiết ở mắt chảy ra có màu trắng đục hoặc vàng. Còn nếu bệnh đau mắt đỏ thuộc loại nhiễm bệnh do vi rút, đôi khi ngoài biểu hiện đôi mắt bị đỏ,  bạn sẽ gặp phải tình trạng cảm lạnh, trước tai có xuất hiện hạch, mắt có hột hoặc bị tiêu chảy.

Hai con đường dễ lây lan các loại vi khuẩn và vi rút này phổ biến nhất chính là con đường thông qua hô hấp hoặc các chất bài tiết của cơ thể. Do đó thông qua việc tiếp xúc gần với người bệnh hoặc các chất bài tiết của cơ thể người bệnh, bệnh đau mắt đỏ có thể lây nhiễm từ người này sang người khác:

– Lây nhiễm trong giao tiếp hằng ngày, sau quá trình giao tiếp, người bệnh có những triệu chứng như ho, hắt hơi, sổ mũi,… sẽ khiến các tia bắn có thể dính đến người đối diện trong một khoảng cách gần.

– Sử dụng chung những đồ vật có liên quan đến cơ thể với người bị bệnh như khăn mặt, khăn tắm,…

– Có những cử chỉ, hành động tiếp xúc thân thể với người bệnh như ôm, hôn hay bắt tay.

Đặc biệt, trong quá trình bị bệnh,nếu sau khi dụi mắt, bạn không sát khuẩn tay sạch sẽ, vi khuẩn và vi rút sẽ lây lan trực tiếp sang các vật dụng mà bạn cầm nắm và khi người xung quanh sử dụng những vật dụng đó, họ cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn và virut trên vật dụng một cách trực tiếp và lây bệnh một cách gián tiếp.

Ngoài hai nguyên nhân nhiễm bệnh do vi khuẩn và virus, nguyên nhân thứ ba gây ra bệnh đau mắt đỏ chính là dị ứng. Tác nhân gây dị ứng thông thường rất đa dạng, dị ứng có thể đến từ mọi thứ xung quanh bạn như từ gió, từ nắng, từ khói, từ thời tiết cho đến các loại hóa chất bẹn tiếp xúc hằng ngày đều có thể khiến mắt bạn bị kích ứng, khó chịu, gây ngứa. Ví dụ, sau khi tiếp xúc trực tiếp với lông động vật hoặc sử dụng hồ bơi có được khử trùng bằng Clo cũng có thể khiến cho mắt bạn bị dị ứng. Nhưng bệnh đau mắt đỏ bắt nguồn từ nguyên nhân dị ứng thì lại không phải là một căn bệnh có thể lây nhiễm cho người khác.

Từ trước đến nay, có nhiều người có suy nghĩ rằng sẽ bị lây bệnh nếu nhìn vào mắt của người bị đỏ mắt. Bạn có lẽ cũng đã nhận ra suy nghĩ này là không chính xác khi đọc đến đây phải không? Trên thực tế, việc bạn bị lây bệnh đau mắt đỏ từ một người khác là do bạn đã giao tiếp với người đó trong một khoảng cách gần hoặc vô tình tiếp xúc với người đó mà không hay biết.

Bị đau mắt đỏ có lây không? Nên làm gì để không lây sang người xung quanh

Nên làm gì để không lây đau mắt đỏ cho người khác?

Bên cạnh vấn đề bị đau mắt đỏ lây nhiễm như thế nào được rất nhiều người quan tâm thì có một vấn đề nữa cũng được quan tâm nhiều không kém đó là ” làm sao để đau mắt đỏ không lây cho người khác? Làm sao để đau mắt đỏ không bùng phát thành dịch?”. Không chỉ những người bình thường tìm cách để tránh bản thân bị lây nhiễm mà ngay chính những người bệnh cũng nên tìm cách đẩy nhanh quá trình điều trị sao cho nhanh khỏi bệnh và chủ động phòng tránh lây nhiễm bệnh cho người xung quanh.

Khi mắc bệnh, người bệnh tuyệt đối không được sử dụng những vật dụng chung với người khác vì đây là con đường lây lan rất nhanh. Người bệnh nên chủ động cách lý bản thân mình với mọi người, hạn chế giao tiếp với người khác trực tiếp, thông qua khoảng cách gần vì đây là một trong hai con đường lây lan bệnh chính.

Khi phát hiện bản thân gặp phải tình trạng đau mắt đỏ, nên đến cơ sở y tế uy tín trong thời gian ngắn nhất để được bác sĩ có chuyên môn hỗ trợ. Tuân theo đúng những gì ghi trong chỉ định của bác sĩ, uống thuốc đúng giờ, nhỏ thuốc đúng cách.

Khi bị bệnh nên nghỉ ngơi ở nhà, không nên đi học, đi làm và đặc biệt là không nên ra những nơi công cộng, những nơi đông người để tránh làm lây lan bệnh trên diện rộng.

Tuyệt đối không được sử dụng lại đơn thuốc cũ từng dùng hay sử dụng thuốc theo đơn thuốc của người khác vì tình trạng bệnh và nguyên nhân gây ra bệnh của mỗi người là không giống nhau, phải đúng thuốc đúng bệnh thì điều trị mới có hiệu quả.

Trong quá trình điều trị bệnh, cơ thể có thể xuất hiện tình trạng mệt mỏi, mất nước. Bổ sung thêm nước uống, đặc biệt là nước điện giải để nâng cao thể lực về sức đề kháng, hạn chế tình trạng mất nước của cơ thể.

Trong không gian sống nên đầu tư thêm máy lọc nước và máy lọc không khí để cho không gian sống được thoáng đãng, sạch khuẩn, sạch các chất gây dị ứng, sạch các loại bụi bặm, tạp chất trong không khí và nguồn nước.

Bài viết mới