Các mẹ không nên chủ quan: Viêm phế quản ở trẻ em

Tác giả: Trương Thị Ánh Tuyết Đăng ngày: 29/12/2021 Lần cập nhập cuối: 30/12/2021

Viêm phế quản ở trẻ em là một căn bệnh rất thường gặp và khá phổ biến. Theo thống kê, mỗi năm có rất nhiều trẻ em mắc phải căn bệnh này, đặc biệt là khi tiết trời trở lạnh. Các mẹ không nên chủ quan: Viêm phế quản ở trẻ em.

Các mẹ không nên chủ quan : viêm phế quản ở trẻ em
Các mẹ không nên chủ quan: Viêm phế quản ở trẻ em

1. Bệnh viêm phế quản ở trẻ em là gì?

Viêm phế quản ở trẻ em là bệnh khi trẻ bị viêm nhiễm ở đường thở dưới, hay thường gọi là sưng cuống phổi, nhu mô phổi chưa bị tấn công vào. Trẻ sẽ có triệu chứng ho nhiều do cuống phổi bị kích thích khi chúng bị viêm. Nếu không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến viêm phổi khi bệnh lan xuống nhu mô phổi.

Viêm phế quản ở trẻ em thường rất phổ biến, đặc biệt là ở lứa trẻ dưới một tuổi. Trẻ đã bị nhiễm một loại vi khuẩn thường gặp như cúm, sởi, ho gà… sẽ rất dễ bị viêm phế quản. Trẻ sinh non, bị còi xương hay suy dinh dưỡng cũng rất dễ mắc và thường sẽ tiến triển thành viêm phổi. Viêm phế quản là bệnh có tỷ lệ mắc phải và tỷ lệ tử vong ở trẻ em rất cao, chỉ đứng sau bệnh tiêu chảy. Các tác nhân gây ra bệnh thường là virus, sau đó có thể phát triển thành bội nhiễm vi khuẩn. Các vi khuẩn này thường có ở mũi họng, khi sức đề kháng của trẻ bị suy giảm, chúng trở nên mạnh hơn với tính độc tính cao và khả năng gây bệnh tăng lên. Thời tiết chuyển mùa đột ngột từ nóng sang lạnh hay môi trường bị ô nhiễm là một trong những yếu tố thuận lợi cho sự xuất hiện của bệnh.

2. Nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ em

Ở giai đoạn đầu các virus tấn công là nguyên nhân chính gây nên bệnh. Trẻ khi mắc các bệnh như viêm hô hấp trên, ho, cảm lạnh, sổ mũi,… sẽ thường dễ mắc phải căn bệnh này. Nếu chủ quan không điều trị bệnh và sức đề kháng yếu thì virus hoàn toàn có thể lây lan tới hai cuống phổi, gây ra sưng phồng khí quản, tấy đỏ, tiết dịch nhầy trong phổi, làm cho trẻ ho nhiều và khó thở do đường thở bị sưng viêm và tiết dịch nhầy.

Nếu trẻ có các dấu hiệu này kèm theo sốt kéo dài trong vòng từ 2 đến 3 tuần, trẻ có thể đã mắc phải bệnh viêm phế quản. Các diễn biến bệnh tiếp theo là trẻ bắt đầu ho nhiều hơn, cổ họng bị đau rát, có đờm đục màu hoặc màu vàng hay xanh. Ngoài ra trẻ có thể bị chán ăn, nôn ói,…

Các nguyên nhân chính gây ra bệnh có thể là do hít phải bụi bẩn, khói thuốc lá hay hơi độc. Những đứa trẻ thường xuyên hít phải khói thuốc lá có nguy cơ rất cao mắc phải căn bệnh này. Vì vậy, cần cho trẻ môi trường sống lành mạnh, sạch sẽ, tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.

3. Biểu hiện bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Các mẹ không nên chủ quan : viêm phế quản ở trẻ em
Biểu hiện bệnh

Trẻ em rất hay mắc phải viêm phế quản, đặc biệt là viêm phế quản phổi. Bệnh không có các dấu hiện rõ rệt để nhận biết. Vì vậy, khi phát hiện trẻ bỏ bú, khó thở, chán ăn, nôn ói,…Đặc biệt kèm theo triệu chứng sốt và ho nhiều thì có thể trẻ đã mắc bệnh này. Trẻ dễ bị đau rát vùng cổ họng, ho kèm đờm (có màu xám, xanh hoặc hơi vàng) kéo dài từ 2 đến khoảng 3 tuần. Các triệu chứng như mệt mỏi, đau ngực hay sốt nhẹ cũng thường xuất hiện kèm theo.

4. Viêm phế quản ở trẻ em bao lâu thì khỏi

Ở trẻ nhỏ, nếu được thăm khám và điều trị kịp thời thì sau một vài ngày sẽ hết sốt, hết tím tái, triệu chứng khó thở cũng giảm dần,… Khi trẻ ốm không nên ép ăn mà chỉ cho trẻ uống nhiều nước và cho trẻ ăn thức ăn lỏng dễ tiêu như súp, cháo, cần chú ý giữ ấm cơ thể, tránh rét và ưu tiên bồi dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho trẻ để tránh tái phát bệnh.

Bệnh viêm phế quản ở trẻ hoàn toàn có thể nhanh chóng khỏi được thăm khám và điều trị kịp thời. Cần tuyệt đối không nên chủ quan trong các trường hợp trẻ mắc bệnh bởi dễ gây các biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời.

5. Cách phòng tránh viêm phế quản ở trẻ em

Các cách phòng tránh bệnh hiệu quả như:

  • Khi thời tiết chuyển mùa, hãy tránh trường hợp để trẻ bị nhiễm lạnh, lưu ý việc giữ ấm cho trẻ thường xuyên.
  • Khi bé mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, ho, viêm amidan,… cần phải điều trị khỏi bệnh, không nên chủ quan.
  • Có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ, nâng cao sức đề kháng. Trường hợp bé đã bị bệnh thì có thể giúp quá trình khỏi bệnh nhanh hơn. Các loại thực phẩm nên dùng như các loại rau xanh, trái cây, các loại thực phẩm lên men tốt cho sức khỏe như sữa chua,…
  • Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, hạn chế tình trạng mất nước, có thể bổ sung nước điện giải phù hợp theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Sử dụng máy lọc nước trong nhà có thể giúp đảm bảo lượng nước an toàn khi nạp vào cơ thể.
  • Để cải thiện môi trường sống trong nhà, bạn cũng có thể sử dụng các loại máy lọc không khí.

6. Bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh ở nhiều không?

Trẻ sơ sinh rất dễ mắc phải căn bệnh này. Đặc biệt là trẻ đẻ non và những đứa trẻ dưới 2 tháng tuổi, bệnh rất dễ tiến triển nặng, các triệu chứng lâm sàng thường không rõ ràng. Do đó, khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu như bú kém hay bỏ bú, dễ bị rối loạn tiêu hóa, khó thở, cơ thể tím tái, sùi bọt mép,… Hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị ngay.

Nhiều trường hợp khi trẻ sơ sinh mắc viêm phế quản có thể nguy hiểm nếu không được thăm khám và chữa trị đúng cách. Hậu quả có thể dẫn đến là trẻ dễ bị viêm phổi, về lâu dài các vấn đề về phổi cũng rất đáng lo ngại.

Bài viết mới