Cảnh báo viêm cơ tim gây tử vong nhanh
Viêm cơ tim là một trong những căn bệnh hết sức nguy hiểm, thường có nhiều biến chứng và tốc độ tiến triển bệnh nhanh. Theo nghiên cứu, nguyên nhân chính gây viêm cơ tim thường là do sự nhiễm trùng. Do đó, chúng ta không nên chủ quan, nếu có các triệu chứng bất thường, hãy đến bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán kịp thời.
1 Viêm cơ tim là gì?
Viêm cơ tim là tình trạng lớp cơ dày của thành tim bị viêm khiến cho cơ tim bị tổn thương và gây hoại tử, làm chức năng co bóp của cơ tim bị ảnh hưởng tới. Có thể viêm toàn bộ hoặc chỉ một phần của khối cơ tim. Trong nhiều trường hợp nếu không được phát hiện và thực hiện việc điều trị sớm bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng hết sức nguy hiểm, dễ dẫn đến suy tim nhanh chóng và gây tử vong nhanh.
Thông thường, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng được chỉ ra là gặp nhiều hơn ở những người trẻ tuổi (độ tuổi từ 20 – 40 tuổi), thường gặp ở nam nhiều hơn ở nữ. Các triệu chứng diễn ra có thể từ nhẹ đến nặng, nguy cơ tử vong rất cao (khoảng 70%) nếu không được tích cực điều trị kịp thời. Những người có hệ miễn dịch bị suy giảm, trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh thường có nguy cơ cao hơn.
2 Triệu chứng viêm cơ tim
Các triệu chứng viêm cơ tim thường rất đa dạng, có thể chia thành 3 nhóm bệnh chính sau đây:
- Nhóm bệnh không có triệu chứng: không có các biểu hiện rõ ràng hoặc không có biểu hiện gì. Người bệnh không phát hiện những thay đổi trong cơ thể của mình. Bệnh diễn biến âm thầm, cho đến khi phát hiện ra thì bệnh đã trở nên nghiêm trọng hơn, gây khó khăn trong quá trình chữa trị.
- Nhóm bệnh có các triệu chứng điển hình: Một số bệnh nhân có những thay đổi bất thường và rất điển hình. Trạng thái khởi phát như sốt cao, chảy nước mắt, nước mũi, đau đầu, tiêu chảy, khó thở, mỏi cơ và ăn uống kém. Biểu hiện khó thở có thể tăng lên sau 1, 2 ngày, có thể kèm theo đó là hiện tượng đánh trống ngực, đau ngực và đau tức vùng gan.
- Nhóm bệnh có triệu chứng nghiêm trọng: Bệnh nhân có tình trạng huyết áp tụt hoặc không đo được, mạch đập nhanh, hiện tượng sốc tim, da người bệnh tái. Các triệu chứng nặng dần, nếu bệnh nhân không cấp cứu, chữa trị kịp thời dễ dẫn đến tử vong.
3 Viêm cơ tim ở trẻ em có phải do di truyền?
Theo nhận định của chuyên gia, bệnh viêm cơ tim không di truyền (không có gen liên quan).
Trong thực tế, nhiều trường hợp, có thể có nhiều thành viên trong cùng một gia đình cùng bị bệnh này. Nguyên nhân được xác định thường là do có cùng môi trường sống, nên cùng bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh. Ví dụ, khi nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng nếu mức thủy ngân cao và nồng độ selen trong máu thấp có thể làm tình trạng bệnh do virus nặng thêm.
4 Chẩn đoán viêm cơ tim
Khi chẩn đoán viêm cơ tim, ngoài xác định những triệu chứng lâm sàng, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm để có thể đưa ra kết luận chính xác nhất:
- Xét nghiệp điện tâm đồ;
- Làm siêu âm tim;
- Thực hiện chụp Xquang tim phổi;
- Thực hiện xét nghiệm nồng độ men tim và các kháng thể kháng virus;
- Làm thực nghiệm sinh thiết cơ tim…
5 Điều trị viêm cơ tim như thế nào?
Tùy thuộc vào thể trạng người bệnh và nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị khác nhau. Hiện nay phương pháp điều trị bệnh phổ biến nhất vẫn là điều trị các triệu chứng bệnh. Một số cách điều trị chủ yếu là chống sốc và chống loạn nhịp tim, tăng cường co bóp cơ tim,…
Kết hợp điều trị bằng thuốc: Bệnh nhân được khuyến cáo chỉ nên sử dụng thuốc theo các chỉ định của bác sĩ.
Trong trường hợp diễn biến bệnh ở mức độ nặng, có thể dùng thiết bị màng trao đổi oxy ở bên ngoài cơ thể người bệnh (ECMO) hoặc thực hiện ghép tim nếu chưa thể cải thiện chức năng tim.
5.1 Viêm cơ tim có chữa khỏi không?
- Trường hợp mắc bệnh nhẹ ở người lớn thường có thể chữa khỏi và hoàn toàn hồi phục. Người bệnh nên nghỉ ngơi khoa học, sử dụng kết hợp với các loại thuốc kháng sinh và kháng viêm (nếu nguyên nhân của bệnh là do nhiễm khuẩn) theo sự chỉ định của bác sĩ.
- Trường hợp bị viêm cơ tim nặng, nhằm chống rối loạn nhịp tim và làm giảm các triệu chứng suy tim, người bệnh có thể được chỉ định thêm các thuốc điều trị khác.
- Trường hợp không đáp ứng với thuốc điều trị, người bệnh sẽ được can thiệp bằng phẫu thuật hoặc thực hiện cấy ghép các thiết bị nhằm hỗ trợ cho tim.
Thông thường, khi bị viêm cơ tim nặng tỷ lệ điều trị thành công thường không cao. Diễn biến của loại bệnh này rất phức tạp và ở mỗi bệnh nhân là khác nhau, có tiền sử bệnh tim, tim bẩm sinh hay các loại bệnh khác hay không,.. Vì vậy rất khó để tiên lượng bệnh. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân cụ thể mà các bác sĩ có câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi này.
5.2. Viêm cơ tim có thể gây tử vong nhanh bất cứ lúc nào
Trong trường hợp bị viêm cơ tim nghiêm trọng, nhịp tim tăng nhanh sẽ khiến cho tim có thể ngừng đập một cách đột ngột và nguy cơ dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời. Theo thống kê, viêm cơ tim ở người trẻ chiếm tỉ lệ 20% trong số những nguyên nhân gây đột tử cao.
Do đó, tốt hơn hết bạn nên thường xuyên chú ý các vấn đề sức khỏe của mình để phát hiện và được chữa trị kịp thời. Cải thiện môi trường sống bằng cách sử dụng máy lọc không khí, các loại máy lọc nước,…để môi trường sống tốt hơn. Hãy bổ sung cho cơ thể đủ lượng nước và các khoáng chất cần thiết bằng cách sử dụng các loại nước điện giải giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể.