Ngăn ngừa tim bẩm sinh từ khi còn ở trong bào thai

Tác giả: Trương Thị Ánh Tuyết Đăng ngày: 29/12/2021 Lần cập nhập cuối: 30/12/2021

Tim bẩm sinh hay còn được gọi là khuyết tật tim bẩm sinh đây là một bất thường về tim khi em bé được sinh ra.Tim bẩm sinh có thể đi kèm các triệu chứng hết sức phức tạp làm đe dọa đến tính mạng của đứa trẻ.

 ngăn ngừa tim bẩm sinh từ khi còn ở trong bào thai
Ngăn ngừa tim bẩm sinh từ khi còn ở trong bào thai

1 Tim bẩm sinh là gì?

Bệnh tim bẩm sinh hay còn được gọi là dị tật tim bẩm sinh (tiếng Anh là Congenital Heart Disease) là một khuyết tật về cơ tim, van tim và buồng tim xảy ra ở trong thai nhi và tồn tại sau khi sinh. Lúc này, một số cấu trúc của tim sẽ xuất hiện những khiếm khuyết khiến hoạt động và chức năng của tim bị ảnh hưởng. Bệnh tim bẩm sinh là dị tật phổ biến nhất và là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tử vong do dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Ở các nước phát triển, tỷ lệ mắc ở trẻ em khoảng 0,8-1% các trường hợp trẻ được sinh ra còn sống.

2 Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh

 ngăn ngừa tim bẩm sinh từ khi còn ở trong bào thai
Dị tật tim bẩm sinh ở trẻ nhỏ

Ở trẻ sơ sinh, các biểu hiện của bệnh này bao gồm khó thở, thở gấp, ít bú, bú ngắt quãng, bú mẹ quá lâu. Trẻ được vài tháng tuổi sẽ có những biểu hiện rõ ràng hơn như thường xuyên bị ho, thở khò khè và có triệu chứng viêm phổi. Ngoài ra, trẻ có thể bị chậm phát triển về thể chất, da xanh xao, vã mồ hôi, tay chân lạnh. Một số trẻ mắc bệnh có thể dễ dàng thấy môi, đầu ngón tay, bàn chân tím tái, khi quấy khóc sẽ nặng hơn,…

Bệnh thường kèm theo các bệnh liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể. Có thể kể đến như hội chứng Down, khuyết hoặc thừa ngón chân, sứt môi… Vì vậy, những trường hợp này, trẻ cần được theo dõi cẩn thận, chặt chẽ để phát hiện sớm các dị tật bất kì.

3 Khi bị tim bẩm sinh có thể sống được bao lâu?

Bác sĩ Vũ Năng Phúc cho biết “Bệnh tim bẩm sinh nếu được phát hiện sớm và thực hiện các biện pháp can thiệp chính xác, kịp thời có thể giúp trẻ tăng trưởng, phát triển và có cuộc sống gần hoặc như một đứa trẻ bình thường. Vì vậy, ngay khi phát hiện trẻ có những biểu hiện bất thường trên, xuất hiện các triệu chứng thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác và điều trị hợp lý, kịp thời mang lại hiệu quả điều trị cao nhất “

4 Có thể ngăn ngừa tim bẩm sinh từ khi còn ở trong bào thai không?

Khi mang thai hãy chủ động phòng ngừa bệnh tim bẩm sinh cho trẻ, cần ghi nhớ tất cả những điều nên tránh như: Trong 03 tháng đầu thai kỳ không nên uống rượu, hút thuốc hay sử dụng bất cứ loại thuốc nào mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Có thể dùng các loại thuốc được chỉ định ở trước giai đoạn mang thai và sử dụng liên tục để có thể phòng ngừa bệnh ở trẻ sơ sinh.

Trẻ bị bệnh vẫn có thể được tiêm hầu hết các loại vắc xin để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp dựa trên sức khỏe của bé và diễn biến bệnh tim của trẻ.

Phụ nữ đang mang thai hoặc dự định có thai có thể áp dụng nhiều biện pháp phòng ngừa khác nhau để giảm nguy cơ sinh con mắc bệnh:

  • Khi dự định có thai, vui lòng thảo luận với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn nào bạn đang dùng.
  • Nếu bạn bị tiểu đường, hãy đảm bảo rằng lượng đường trong máu của bạn được kiểm soát trước khi bạn mang thai.
  • Tiêm vắc xin cần thiết trước khi mang thai
  • Nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh tim bẩm sinh, vui lòng tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được sàng lọc di truyền nhằm loại bỏ các gen gây bệnh.
  • Tránh uống rượu và thuốc không kê đơn khi mang thai.

Thêm vào đó, phụ nữ có thai nên đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại dinh dưỡng cần thiết trong giai đoạn thai kỳ, sử dụng nước điện giải để bổ sung lượng nước và các loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng các loại máy lọc không khí để làm sạch không khí xung quanh, môi trường sống tốt hơn. Sử dụng các loại máy lọc nước để đảm bảo lượng nước sạch được nạp vào cơ thể.

5 Giải đáp thắc mắc

5.1 Tim bẩm sinh có chữa được không?

“Bệnh tim bẩm sinh có thể chữa khỏi không?” Đây là một trong những câu hỏi được rất nhiều bậc cha mẹ có con mắc loại bệnh này quan tâm. Bác sĩ Vũ Năng Phúc cho biết, trẻ bị “tim bẩm sinh” vẫn có thể phát triển khỏe mạnh bình thường như các bạn cùng trang lứa nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ có những lời khuyên và phác đồ điều trị cụ thể, thường có 3 phương pháp như sau: Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ; thực hiện can thiệp qua da hoặc thực hiện các cuộc phẫu thuật tim.

5.2 Tim bẩm sinh có nguy hiểm không?

Bệnh này là một căn bệnh khá nguy hiểm ở trẻ sơ sinh. Sự bất thường trong hoạt động của hệ tim mạch ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác và sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm còn tùy thuộc vào dạng tật của trẻ? Nhưng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hiện nay người ta có thể can thiệp được nhiều dạng dị tật tim bẩm sinh giúp trẻ có sức khỏe tốt hơn và có thể hòa nhập với cộng đồng.

Hầu hết các khuyết tật về tim đều khá đơn giản hoặc có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên, có những dị tật bẩm sinh nghiêm trọng có thể khiến trẻ tử vong ngay sau khi chào đời hoặc thai chết lưu trong bụng mẹ nếu không được can thiệp kịp thời.

5.3 Tim bẩm sinh thông liên thất có nguy hiểm không?

Thông liên thất là một dạng của bệnh lý về tim bẩm sinh. Nó là sự hình thành một lỗ nằm giữa hai buồng của tâm thất.

Các dấu hiệu cũng như các triệu chứng của bệnh thông liên thất nặng thường xuất hiện ngay từ những tháng đầu đời của trẻ hoặc thậm chí trong những ngày đầu sau khi sinh ra. Biểu hiện thường gặp của thông thất ở trẻ là khó thở hoặc thở nhanh, nhịp tim nhanh, trẻ bỏ ăn, kém ăn, trẻ nhanh mệt hoặc bị viêm phổi nhiều lần. Tuy nhiên, nhiều trẻ không có bất kỳ triệu chứng nào. Có những triệu chứng được phát hiện tình cờ khi đi khám, những trường hợp khác mãi đến tuổi trưởng thành mới phát hiện ra.

Các trường hợp thông liên thất lỗ nhỏ rất thường gặp, ở người lớn các triệu chứng này có thể tự động đóng lại. Tỷ lệ tự đóng của dị tật thông liên thất lỗ nhỏ ở trẻ em có thể lên tới 75%.

5.4 Mổ tim bẩm sinh hết bao nhiêu tiền?

Chi phí cho một ca mổ bệnh này là một số tiền không hề nhỏ. Theo các quy định hiện hành, chi phí có thể như sau:

Theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 13/2019/TT-BYT của Bộ Y tế quy định chi phí phẫu thuật tim bẩm sinh thuộc đối tượng có Bảo hiểm y tế (BHYT) như sau:

Mã dịch vụ 04C1.2.6.45: Thực hiện chụp và có can thiệp tim mạch (tim bẩm sinh, van tim, động mạch vành) theo DSA giá 6.816.000 đồng. Đây là mức giá chỉ bao gồm chi phí trực tiếp thăm khám và tiền lương. Không bao gồm thiết bị chuyên dụng để can thiệp: các loại bóng nong, stent, vật liệu nút mạch,…

Chi phí mổ tim cho trẻ em là bao nhiêu? Đối với trẻ em dưới 6 tuổi có Bảo hiểm y tế, bảo hiểm sẽ chi trả toàn bộ chi phí phẫu thuật bệnh. Nếu không có bảo hiểm y tế, chi phí trung bình từ 50 đến 70 triệu đồng hoặc có thể lên tới 100 triệu đồng cho một ca, tùy theo tình trạng bệnh của trẻ.

 

Bài viết mới