Độ PH nồng độ quan trọng trong nước mà ai cũng phải biết
PH hay nồng độ PH là hai từ ngữ mà rất nhiều người đã nghe qua hoặc nhìn thấy trên hầu hết tất cả các loại bao bì của sản phẩm. Tuy nhiên trong đời sống hàng ngày không phải ai cũng biết được tầm quan trọng của nồng độ PH – một yếu tố đóng vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Mỗi loại nước, thực phẩm hay dung dịch đều có chỉ số PH nhất định, vậy nếu bạn là người quan tâm sức khỏe, bạn đang tìm hiểu và muốn biết độ PH là gì? Nồng độ PH trong nước hoặc trong cơ thể đạt bao nhiêu thì tốt? Tại sao nên sử dụng nước ion kiềm? Tại sao phải quan tâm đến chỉ số PH có trong nước? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết dưới đây.
Độ PH là gì?
Bạn có biết Độ PH là từ ngữ rất quen thuộc trong hóa học, các ion hyđro (H+) chính là thành phần thể hiện các chỉ số để xác định tính axit hay bazơ có trong nước hoặc một dung dịch. Xét bảng thành phần hóa học, nếu nhận thấy lượng ion H+ chứa trong dung dịch nhiều, hoạt động mạnh thì dung dịch đó mang tính axit, nếu lượng ion H+ thấp thì dung dịch đó có tính bazơ. Riêng trường hợp nếu nhận thấy lượng ion H+ mà cân bằng với lượng ion OH- thì dung dịch đó là trung tính.
Thang do nồng độ ion H+ chạy trong khoảng từ 0 – 14 với chỉ số như sau:
- Nồng độ PH nước < 7 => dung dịch mang tính axit.
- Nồng độ PH nước > 7 => dung dịch mang tính bazơ.
- Nồng độ PH = 7 => dung dịch trung tính.
Nồng độ PH ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe?
Nồng độ PH trong cơ thể
Với mỗi môi trường sẽ thể hiện một nồng độ PH nhất định, trong cơ thể con người cũng vậy, tuy nhiên do cơ thể là thống phức tạp, mỗi cơ quan đều có mức độ pH riêng và đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng hệ thần kinh, hệ tuần hoàn cũng như tỷ lệ trao đổi chất. Mà nồng độ PH thì có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của cơ thể, nếu tính axit trong nước tăng thì các ion kim loại từ vật chứa nước có thể làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, để tạo đảm bảo điều kiện tốt nhất cho các trong cơ thể hoạt động bình thường và dựa theo các nghiên cứu trước đó, khuyến khích nồng độ PH trong cơ thể người duy trì trong khoảng 7.3 – 7.4.
Nồng độ PH trong nguồn nước
Bên cạnh việc xác định được nguồn nước có độ PH cao nếu sử dụng lâu ngày dễ bị bệnh sỏi thận. Người ta còn tính toán kỹ lưỡng độ PH có trong nguồn nước để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ bằng cách đo độ pH có trong nguồn nước để đánh giá khả năng ăn mòn kim loại và nguy cơ các kim loại có thể hoà tan vào nguồn nước như chì, đồng, sắt, cadmium, kẽm… có trong các vật chứa nước, trong đường ống. Đồng thời nhằm dự đoán những tác động tới độ chính xác khi sử dụng các biện pháp xử lý nguồn nước. Các quy trình xử lý, thiết bị xử lý này thường được thiết kế dựa trên độ PH giả định nằm ở mức trung tính.
Độ PH trong nước là bao nhiêu thì tốt cho sức khỏe?
Độ PH ít nhiều cũng đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe cơ thể, đó có thể là các loại nước uống, nước khoáng, nước dùng trong sinh hoạt hằng ngày. Đối với nước uống, đây là nguồn nước khi đưa vào cơ thể sẽ di chuyển khắp nơi như máu, não bộ, phổi, xương khớp…giúp duy trì tốt nhất các hoạt động của các bộ phận trong cơ thể.
Để giúp cơ thể khỏe mạnh, các chuyên gia đánh giá cho rằng nước dùng để ăn uống nên có độ pH là 6.5 – 8.5 hoặc hơn và với nước tinh khiết nên có độ pH là 7 sẽ phù hợp nhất với hầu hết mọi người. Còn đối với nước sinh hoạt, nồng độ PH nên ở mức độ trung tính. Ngoài ra để hạn chế tình trạng mất cân bằng PH trong cơ thể, hoàn toàn có thể tham khảo thêm các loại sản phẩm máy lọc nước uống điện giải có khả năng tạo ra nguồn nước ion kiềm giúp hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe.
Độ PH của một số loại nước
Mỗi loại nước mang đều mang một chỉ số PH cụ thể như:
- Nước máy: là loại nước xuất phát từ nhiều khác nhau như nước ngầm, nước mưa, nước ao hồ sau đó được xử lý qua hệ thống lọc nước nên có độ PH là 7.5.
- Nước ro: đây là loại nước được tạo ra bằng công nghệ lọc thẩm thấu để loại bỏ ion và các phân từ có hại ra khỏi nước có độ PH trong khoảng từ 5 đến 7.
- Nước đóng chai: có nguồn gốc từ nước máy và trải qua nhiều hệ thống lọc nên đạt độ tinh khiết an toàn hơn nước máy khi với độ PH từ 6.5 đến 7.5.
Tại sao bạn nên sử dụng nước ion kiềm?
Nước kiềm hay còn gọi nước ion kiềm, nước điện giải đang là loại nước được ưa chuộng trong thời gian gần đây. Nếu bạn là người mới và chưa biết nước điện giải là gì thì đây chính là loại nước này được tạo ra nhờ công nghệ điện giải tách nước thành các ion H+ và OH-, có tính kiềm tự nhiên với nồng độ pH lớn hơn 7.0, trong nước chứa nhiều khoáng chất và chất chống oxy hóa mạnh.
Theo đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng dùng nước ion kiềm cũng là cách để kiềm hóa cơ thể, tác dụng của nước điện giải ion kiềm giúp trung hòa lượng axit dư thừa trong cơ thể, loại bỏ các gốc tự do có hại nên có thể ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh nguy hiểm như ung thư, cao huyết áp, tiểu đường,…có khả năng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh hiệu quả nên được nhiều lựa chọn sử dụng.
Tại sao phải quan tâm đến chỉ số PH của nước?
Như đã nêu trên, mỗi một nguồn nước, môi trường sẽ có chỉ số PH nhất định. Với môi trường nước về cơ bản chỉ số này không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của con người. Tuy nhiên sử dụng về lâu dài thì nó lại là yếu tố gây nên các bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe. Giả sử nếu bạn thường xuyên sử dụng nước uống có độ axit thấp mà bạn không biết thì sẽ khiến hệ men tiêu hóa bị ảnh hưởng, có thể xuất hiện các hiện tượng như ợ chua, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa thậm chí là gây bệnh ung thư. Còn nếu chỉ số pH cao mang tính bazo thường có mùi lạ như xà bông, nếu sử dụng để nấu ăn hàng ngày thì hợp chất hữu cơ trong thức ăn có thể sẽ bị giảm xuống có khả năng gây bệnh sỏi thận.
Như vậy, để trách các trường hợp xấu nhất có thể. Bạn nên tìm hiểu và quan tâm đến chỉ số Ph trong nước vì chúng ta luôn sử dụng hằng ngày. Việc biết được chỉ số pH của nước không những giúp chúng ta biết được nguồn nước đó có phù hợp với sự phát triển của động thực vật không mà còn có thể biết và tránh được sự ảnh hưởng xấu của nó đến sức khỏe của con người. Đồng thời còn giúp chúng ta biết được nguồn nước đó có làm ăn mòn đường ống, kim loại hay khả năng hòa tan đồng, sắt trong nước như thế nào.