Giải đáp: Ăn nhiều đường có tốt không?
Trong mỗi bữa ăn hàng ngày của, dù ít hay nhiều chúng ta đều dung nạp một lượng đường nhất định vào cơ thể. Tuy nhiên, lượng đường hấp thu nếu quá nhiều sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu cho cơ thể của chúng ta. Vậy, với bài biết này, Nước uống điện giải sẽ đề cập đến việc ăn nhiều đường có tốt không để các bạn có thể nắm bắt.
Sự ảnh hưởng của đường đối với sức khỏe
Ăn nhiều đường có tốt không? Bạn hãy xem những ảnh hưởng của đường đối với cơ thể chúng ta để trả lời được câu hỏi này nhé!
Có hại cho não
Ăn nhiều đường có tốt không? Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học California, Khoa Y Los Angeles (Mỹ), cơ thể tiêu thụ nhiều đường fructose thực sự có thể ảnh hưởng và làm chậm hoạt động của não bộ, từ đó cản trở trí nhớ. Ngoài ra, lượng đường fructose cao có thể gây kháng insulin, từ đó điều chỉnh chức năng thần kinh trong não. Nếu các tế bào não phát triển khả năng kháng insulin, khả năng suy nghĩ rõ ràng cũng như xử lý và kiểm soát suy nghĩ và cảm xúc sẽ bị ảnh hưởng.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng axit béo (omega-3) có thể chống lại tác dụng này. Các axit béo có trong cá hồi và quả óc chó có thể bù đắp lại một phần những tác động tiêu cực của đường lên não. Khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết của người ăn nhiều đường sẽ thấp, đặc biệt là vitamin A, C, B12, canxi, photpho, magie, sắt… Sự hấp thu kém các chất trên gây ảnh hưởng xấu đến chức năng của cơ thể. Chức năng của hệ thống miễn dịch suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì và tiểu đường có thể gây ung thư.
Thúc đẩy quá trình lão hóa
Ăn nhiều đường bị bệnh gì? Một phần đường hấp thụ sau khi vào máu cũng sẽ trở thành protein. Các phân tử protein mới này có thể khiến các mô mất tính đàn hồi, dẫn đến lão hóa da và các cơ quan khác. Lượng đường lưu thông trong máu càng nhiều thì quá trình lão hóa càng nhanh.
Làm tăng cân
Ăn nhiều đường có tốt không? Nhiều thực phẩm chứa nhiều đường cũng cung cấp nhiều calo. Đồng thời, nguyên nhân chính dẫn đến tăng cân và béo phì là do nạp quá nhiều calo. Ngoài ra, việc ăn nhiều đường sẽ không có nhiều chất dinh dưỡng mà chỉ nạp thêm calo vào cơ thể. Thực phẩm nhiều đường, đặc biệt là thực phẩm thiếu chất xơ, có thể dẫn đến cảm giác thèm ăn tinh bột hoặc đường, có xu hướng khiến bạn béo lên.
Dẫn đến tiểu đường loại 2
Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo nên hạn chế tiêu thụ đường và lựa chọn chất làm ngọt nhân tạo để thỏa mãn cơn thèm đồ ngọt và điều chỉnh lượng đường trong máu. Ngoài ra, nên kết hợp theo dõi lượng calo nạp vào cơ thể để giúp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2.
Có hại cho răng
Ăn nhiều đường có tốt không? Thực phẩm và đồ uống chứa nhiều đường có thể thúc đẩy sâu răng heo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA). Bởi vì đường giúp “nuôi” vi khuẩn sản xuất axit, có thể ăn mòn men răng của bạn, do đó làm tăng nguy cơ sâu răng và các bệnh răng miệng. Khi đường dính vào răng, khả năng gây sâu răng cao hơn tất cả các loại thực phẩm khác.
Cách sử dụng đường hợp lý
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên bổ sung 5% tổng lượng calo hoặc khoảng 25 gam đường mỗi ngày cho cơ thể. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã phát triển một biểu đồ bổ sung lượng đường hàng ngày dựa trên độ tuổi và giới tính. Trong đó, có tới 9 thìa cà phê đường cho người lớn và dưới 6 thìa cà phê cho trẻ em.
Cách để giảm lượng đường
Có nhiều cách khác nhau để làm giảm lượng đường trong cơ thể của chúng ta. Bạn có thể tham khảo một số cách mà chúng tôi gợi ý dưới đây.
Tăng tiêu thụ chất xơ
Chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate và hấp thụ đường, giúp lượng đường trong máu tăng đều đặn thay vì đột ngột. Có hai loại chất xơ, chất xơ không hòa tan và chất xơ hòa tan. Mặc dù cả hai đều quan trọng nhưng chất xơ hòa tan đã được chứng minh là có tác dụng cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Ngoài ra, bệnh tiểu đường loại 1 có thể được kiểm soát tốt hơn với chế độ ăn nhiều chất xơ. Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: rau, trái cây, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt … Lượng chất xơ khuyến nghị hàng ngày cho phụ nữ là khoảng 25 gam, và cho nam giới là 38 gam. Chế độ ăn kiêng 1.000 calo cần 14 gam chất xơ.
Uống đủ nước
Lượng đường trong máu có thể được giữ ở mức chấp nhận được nếu bạn uống nhiều nước. Ngoài việc ngăn ngừa tình trạng mất nước, uống nhiều nước còn giúp thận bài tiết lượng đường dư thừa thông qua nước tiểu. Một nghiên cứu quan sát cho thấy những người uống nhiều nước có nguy cơ tăng đường huyết thấp hơn.
Uống nước thường xuyên giúp bổ sung nước cho cơ thể, hạ đường huyết và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nước và đồ uống không chứa calo là tốt nhất. Đồ uống có đường có thể gây ra lượng đường trong máu cao, tăng cân và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Kiểm soát khẩu phần ăn
Lượng calo và cân nặng sẽ được duy trì vừa phải thì việc kiểm soát khẩu phần ăn là cần thiết. Từ đó có thể thúc đẩy lượng đường trong máu luôn ở mức khỏe mạnh, thậm chí nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 cũng có thể được giảm thiểu.
Bổ sung thêm thực phẩm chứa nhiều crom và magie
Lượng đường huyết cao và bệnh tiểu đường cũng có thể xuất phát từ vấn đề thiếu hụt vi chất dinh dưỡng. Trong đó có có thể kể đến sự thiếu hụt khoáng chất crom và magie. Crom có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa chất béo và carbs, góp phần cân chỉnh lượng đường trong máu.
Chắc hẳn khi đọc hết bài viết này, bạn đã có thể tự mình trả lời câu hỏi: ăn nhiều đường có tốt không? Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi, bạn sẽ điều chỉnh khẩu phần ăn của mình để dung nạp một lượng đường vừa đủ cho cơ thể nhé!