Hắc lào ở trẻ em nguy hiểm như thế nào? Cách ngừa bệnh hắc lào ở trẻ em

Tác giả: Nguyễn Lê Thanh Phương Đăng ngày: 14/01/2022 Lần cập nhập cuối: 15/01/2022

Bệnh hắc lào có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi lứa tuổi: từ trẻ em đến người trưởng thành đến người già. Nhưng đặc biệt nhóm trẻ em từ 02 đến 10 tuổi sẽ dễ mắc nhất do một vài lý do đặc biệt về thể chất như: sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch kém không đủ chống chọi với các loại vi khuẩn, nấm gây bệnh; làn da của trẻ nhỏ vô cùng mỏng và yếu chính vì vậy là nguyên nhân để các loại nấm hắc lào tấn công và gây bệnh dễ dàng hơn. Để bảo vệ trẻ em khỏi căn bệnh về da nguy hiểm này, sau đây chúng tôi xin cung cấp đến quý bạn đọc các thông tin về hắc lào ở trẻ em.

Các triệu chứng của bệnh hắc lào ở trẻ em thường gặp

Trên cơ thể trẻ sơ sinh bị bệnh hắc lào sẽ xuất hiện những biểu như: một hoặc nhiều mảng, trong các mảng thường xuất hiện các đốm đỏ hình tròn hoặc bầu dục, đường kính khoảng 1 cm. Các mảng có thể xuất hiện khắp các bộ phận cơ thể, đặc biệt vùng mặt, tay chân, bụng.

Hắc lào ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Con đường phổ biến lây bệnh hắc lào ở trẻ em

Bệnh hắc lào ở trẻ em thường lây qua các đường sau đây:

Tiếp xúc da kề da giữa trẻ em với người hoặc động vật bị bệnh (phổ biến nhất là lông của chó con và mèo con); thói quen của các bậc cha mẹ là để con mình tiếp xúc thân mật da kề da với người khác cũng là nguyên nhân dẫn đến nấm hắc lào ở trẻ em.
Thói quen dùng chung vật dụng hằng ngày với người trong gia đình hoặc vật nuôi bị nhiễm bệnh (chẳng hạn như khăn mặt, khăn tắm, mền, bao gối, bàn chải, lược, bàn chải, quần áo);
Tiếp xúc với bề mặt bị ô nhiễm, nhiễm khuẩn (chẳng hạn như sàn nhà trong khu vực hồ bơi công cộng, đồ chơi,…)

Cách chữa bệnh hắc lào ở trẻ em đơn giản ngay tại nhà

Để chẩn đoán bệnh hắc lào ở trẻ em, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu lông tóc (giảm thiểu cảm giác đau) hoặc biểu bì da và thực nghiệm trực tiếp dưới kính hiển vi hoặc gửi mẫu thử đến phòng thí nghiệm chuyên về nuôi cấy.

Ngoài ra, đối với bệnh hắc lào ở trẻ em, bác sĩ thường kê các loại kem sứt có khả năng chống nấm và diệt nấm hắc lào trên cơ thể. Bôi theo đúng chỉ định của bác sĩ kê đơn vào vùng nhiễm nấm hắc lào và tránh lan vết thương ra những vùng da khác. Thường phải mất tầm 3 đến 4 tuần để trẻ sơ sinh bị bệnh hắc lào khỏi bệnh. Phải kiên trì thoa kem liên tục cho đến khi vết mẩn đỏ hết hẳn để điều trị dứt điểm hắc lào ở trẻ em

Hắc lào ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Tuy nhiên, ở một số trẻ thường mẫn cảm với các loại kem sứt chống nấm, vậy nên  ban đầu khi sử dụng hãy thử dùng một chút kem lên vùng nhỏ  da tay để xem phản ứng của trẻ. Nếu không phù hợp hãy tham khảo và xin ý kiến của ​​bác sĩ về những phương pháp điều trị bệnh thay thế khác nếu tình trạng không cải thiện mà còn trầm trọng hơn ban đầu. Nếu triệu chứng bệnh hắc lào ở trẻ em nghiêm trọng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc mạnh hơn là chỉ bôi kem thông thường, như các loại thuốc kháng sinh, chống viêm.

Đặc biệt , bệnh hắc lào ở trẻ em xuất hiện trên da đầu có thể khó điều trị hơn những vùng da khác và phải mất từ 06 đến 08 tuần để khỏi bệnh hẳn. Kết hợp với phương pháp bôi, bác sĩ sẽ kê thêm những dầu gội chuyên dụng phù hợp với trẻ để điều trị bệnh hắc lào.

Không được tự ý mua các loại thuốc bôi không rõ nguồn gốc hoặc không theo chỉ định của bác sĩ để tự điều trị vùng da bị nhiễm hắc lào ở trẻ em.

Bệnh hắc lào ở trẻ có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng do những nguyên nhân như: trầy xước da, vì vậy cha mẹ nên chú ý để móng tay ngắn và theo dõi trẻ chặt chẽ khỏi những đồ vật sắt nhọn.

Theo dân gian còn có một số biện pháp chữa hắc lào vô cùng đơn giản tại nhà là sử dụng dầu dừa, dầu cây tràm trà, giấm táo, nước tỏi xay nhuyễn bôi lên vết nấm.

Tuy nhiên, những phương pháp chữa trị tại nhà này tuy đơn giản nhưng có thể ảnh hưởng tới thuốc bôi chữa nấm. Vậy nên, bạn cần tránh các cách chữa trị tại nhà này nếu con đang chữa trị bằng thuốc hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý thường xuyên đến con trẻ và tránh cho các con tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây bệnh để quá trình chữa trị bệnh nhanh chóng và hữu hiệu hơn.

Cách phòng ngừa bệnh hắc lào đặc biệt ở trẻ em

Việc phòng ngừa bệnh hắc lào ở trẻ em không quá khó và vô cùng cần thiết. Sau đây là một số cách các cha mẹ có thể tham khảo:

Thói quen giữ gìn vệ sinh kỹ càng cho con:

Hắc lào ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị hắc lào thường do cách vệ sinh cá nhân chưa đảm bảo. Cơ thể không vệ sinh thường xuyên là môi trường thuận lợi cho các loại nấm gây bệnh về da cho trẻ. Chính vì vậy hãy giúp bé tắm rửa thường xuyên, mỗi ngày với xà phòng chuyên dụng. Đặc biệt nên thay quần áo thường xuyên và chăn gối thường xuyên cho bé.

Dạy con không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác như:

Các vật dụng hằng ngày của bé, khăn tắm, khăn lau mặt, quần áo mặc, bàn chải đánh răng…

Hạn chế tiếp xúc với vết thương nhiễm hắc lào của người khác:

Bạn cần nhắc nhở bé không chạm vào vết thương lạ trên cơ thể người khác. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các em bé đã đến tuổi đi nhà trẻ và đi học xa cha mẹ.

Cho bé tránh tiếp xúc với các thú cưng đang bị nhiễm bệnh về da:

Các loại nấm hắc lào nguồn gốc thường từ các loại thú cưng, thú gặm nhấm, gia súc, gia cầm lây truyền sang người.

Đảm bảo không gian sống trong sạch, và thoáng mát:

Trang bị máy lọc không khí, lọc nước để tiêu diệt các loại nấm gây bệnh và cung cấp một nguồn nước điện giải sạch, cần thiết cho cơ thể trẻ.

Hắc lào ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Bé có thể mắc bệnh hắc lào nhiều lần vì bản chất cơ thể bé không phát triển bất cứ kháng thể nào có khả năng tự chống lại nấm. Tuy nhiên, bạn có thể giúp bé phòng bệnh bằng những cách kể trên ngay tại chính ngôi nhà của mình

Do bản tính các bé thường hiếu động, tò mò nên sẽ dễ mắc các bệnh về da nói chung và bệnh hắc lào nói riêng nên việc phòng bệnh hắc lào cho bé cần được ba mẹ đặc biệt quan tâm để bảo vệ sức khỏe của con một cách toàn diện nhất.

Bài viết mới