Kiểm soát sốt xuất huyết dengue. Tìm hiểu sốt xuất huyết dengue là gì ?

Tác giả: Nguyễn Lê Thanh Phương Đăng ngày: 14/01/2022 Lần cập nhập cuối: 14/01/2022

Sốt xuất huyết Dengue đang là mối quan tâm lớn vì hằng năm cứ vào mùa mưa, dịch sốt xuất huyết sẽ bùng phát và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho con người, đặc biệt đây được xem là mối lo ngại lớn của các bậc cha mẹ khi nhà có con trẻ là đối tượng dễ mắc bệnh sốt xuất huyết dengue. Do triệu chứng ban đầu của sốt xuất huyết khá giống như những loại sốt virus khác như sốt siêu vi, sốt phát ban nên nhiều người lầm tưởng và không phân biệt được, nhưng nếu để lâu và không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng. Bài viết sẽ chia sẻ cho quý độc giả những thông tin về bệnh sốt xuất huyết dengue này.

Tìm hiểu sốt xuất huyết dengue là gì?

Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là một bệnh truyền nhiễm khá phổ biến ở nước ta, bệnh xuất hiện và dễ bùng phát vào độ tháng 7 đến tháng 11 trong năm, khi thời tiết giao mùa từ mùa nắng sang mùa mưa. Tại Việt Nam, sốt xuất huyết dengue thường được gọi chung là sốt xuất huyết.

Bệnh bắt nguồn từ một loại virus gọi là Dengue, loại virus này lây lan cho người, vật trung gian truyền bệnh là do muỗi (muỗi vằn, muỗi hổ) mang virus Dengue. Theo cơ chế muỗi khi đốt người, virus sẽ từ nước bọt của muỗi truyền vào máu, từ đó truyền virus vào trong cơ thể người bệnh. Virus Dengue gây bệnh có tổng cộng 4 loại huyết thanh (DEN-1 , DEN-2 , DEN-3 và  cuối cùng là DEN-4). Người nhiễm một trong các loại trên có thể miễn dịch với loại huyết thanh đó, tuy nhiên về sau có thể nhiễm những loại huyết thanh còn lại.

Kiểm soát sốt xuất huyết dengue

Bệnh sốt xuất huyết dengue đã xuất hiện từ rất nhiều thế kỉ trước. Quay trở lại lịch sử vào những năm 1778 đến 1780 ở Bắc Mỹ, Châu Phi, Châu Á đã ghi nhận vô số trận dịch đầu tiên. Dịch bệnh phân bố rộng rãi và tốc độ lây lan nhanh đến chóng mặt. Thời gian đầu vì sự chủ quan chỉ xem đây là bệnh nhẹ và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nên dịch sốt xuất huyết không thật sự được quan tâm cao, tuy nhiên sau đó đã bùng nổ một vụ đại dịch sốt xuất huyết tại khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ II và sau đó dịch bệnh lan nhanh trên phạm vi toàn cầu. Năm 1950 – 1970 tại Philippines, đại dịch sốt xuất huyết cũng là một nguyên nhân khiến nhiều trẻ em trong nước nhập viện và tử vong cao, từ đó dịch bệnh sốt xuất huyết mới thực sự được quan tâm và phòng ngừa bởi biến chứng nguy hiểm của nó.

Tiêu diêt muỗi truyền sốt xuất huyết dengue như thế nào cho an toàn?

Để tiêu diệt muỗi sốt xuất huyết dengue thì cần phải nhận diện và tìm hiểu về những đặc điểm của nó.

Kiểm soát sốt xuất huyết dengue

Đầu tiên, về vị trí: Muỗi vằn đậu và trú ở các bụi rậm, bụi cây, ao hồ, vũng nước, góc tối trong nhà, trên quần, áo, chăn màn, và bất cứ các đồ dùng trong nhà. Muỗi vằn thường có tập tính đẻ trứng, sinh sản ở những nơi ẩm ướt như ao, hồ hoặc các dụng cụ đựng nước ở trong như chum, lu, giếng trời, giếng nước, bể bơi. Vào mùa mưa là lúc loài muỗi vằn này phát triển mạnh nhất.

Có rất nhiều phương pháp để tiêu diệt muỗi vằn gây bệnh:

Đầu tiên đối với trứng của muỗi cần tìm mua những loại thuốc chuyên dụng thả vào khu vực nước mà muỗi đẻ trứng để diệt trứng, lăng quăng, không để chúng phát triển thành muỗi gây bệnh.

Phun thuốc diệt muỗi thường xuyên ở các góc nhà, dưới bàn ghế, giường, tủ, những nơi mà muỗi dễ dàng cư ngụ

Sử dụng máy lọc không khí tích hợp giữa khả năng lọc không khí, bụi mịn thì còn có khả năng bắt muỗi, tiêu diệt muỗi trong nhà, vừa an toàn, tiện lợi mà còn đảm bảo bảo vệ được sức khỏe của các thành viên trong gia đình tốt nhất.

Các biến chứng từ sốt xuất huyết dengue

Sốt xuất huyết thường trải qua 4 giai đoạn, tùy vào từng thể trạng mỗi người mà có thể gặp những giai đoạn khác nhau:

Đầu tiên là giai đoạn ủ bệnh: thường bắt đầu từ 3 – 10 ngày (có người kéo dài đến 14 ngày), trong giai đoạn này người bệnh thường sẽ không có triệu chứng nào đặc biệt.

Tiếp theo là giai đoạn sốt: Người bệnh bắt đầu có những biểu hiện như sốt cao liên tục, bất thường, có thể xuất hiện từng cơn rét run, nhiều khả năng còn có các triệu chứng liên quan khác như: buồn nôn, đau đầu, đau nhức cơ thể, nhức hai hốc mắt và chán ăn. Da có dấu hiệu xung huyết, có các chấm xuất huyết đỏ, nhỏ ở dưới bề mặt da, nhiều trường hợp có thể có chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng.

Bước vào giai đoạn nguy hiểm: bắt đầu khoảng từ ngày thứ 3  đến ngày thứ 7 của bệnh sốt xuất huyết dengue. Dấu hiệu của giai đoạn nguy hiểm là các biểu hiện như: cơ thể suy nhược, mệt mỏi không thể hoạt động được, lờ đờ, mi mắt bị phù, màng phổi tràng dịch, màng bụng và gan to bất thường, có thể xuất hiện cơn đau, nguy hiểm hơn là xuất huyết ở niêm mạc và xuất huyết các tạng như xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa, sốc xuất huyết Dengue, tệ hơn thậm chí có thể gây ra tử vong. Khi cơ thể có dấu hiệu trở nặng và bước vào giai đoạn này, người thân của người bệnh cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu và chữa trị kịp thời tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra.

Cuối cùng là giai đoạn hồi phục: thường sẽ sau 24 đến 48 giờ của giai đoạn nguy hiểm trên. Cơ thể sẽ dần hồi phục, hạ thân nhiệt hết sốt, ăn ngủ khá hơn và huyết áp bắt đầu ổn định.

Cần làm gì khi mắc sốt xuất huyết dengue

Mặc dù hiện nay chưa có thuốc đặc trị, nhưng bác sĩ vẫn có thể kê đơn bằng những loại thuốc làm suy giảm biến chứng nguy hiểm của bênh. Cần theo dõi tình hình bệnh và nghe theo những chỉ dẫn của bác sĩ để cơ thể có thể hồi phục nhanh nhất.

Kiểm soát sốt xuất huyết dengue

Uống nhiều nước điện giải. Vì khi bị sốt xuất huyết cơ thể sẽ bị mất nước khá nhiều, nếu không bổ sung đủ lượng nước thì có thể khiến cơ thể mệt mỏi và suy nhược hơn, thậm chí nguy hiểm đến tình trạng sức khỏe.

Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và bổ sung nhiều rau xanh, trái cây có hàm lượng vitamin cao.

Bài viết mới